Công ty chưa kịp xây dựng cho gia đình em và do quản lý không tốt hiện nay bọn đầu gấu đã lấn chiếm để sử dụng. Mong trung tâm giúp e đưa ra phương án giải quyết.
Tóm tắt câu hỏi:
Mong trung tâm tư vấn giúp em về vấn đề này . Gia đình em có 3 lô đất ở dự án Cầu Bươu nhưng do làm ăn thô lỗ công ty chưa kịp xây dựng cho gia đình em và do quản lý không tốt hiện nay bọn đầu gấu đã lấn chiếm để sử dụng. Mong trung tâm giúp e đưa ra phương án giải quyết để có thể đòi lại được quyền lợi ( có thể có sự liên kết giữa ban bảo vệ và chính quyền vì đất tuy là cướp không của gia đình em nhưng trong tương lai vẫn có thể nhận được sổ đỏ )
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Bạn không trình bày cụ thể là 3 lô đất ở dự án Cầu Bươu của gia đình bạn có giấy tờ gì để chứng minh quyền sở hữu hay không nên rất khó có thể xác định được trách nhiệm của mỗi bên.
Trường hợp 1: Nếu gia đình bạn có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu thì việc lấn chiếm để sử dụng này được coi là bất hợp pháp, gia đình bạn hoàn toàn có thể thu thập chứng cứ để trình báo với phía địa chính để yêu cầu giúp đỡ giải quyết hoặc nếu chiếm giữ không trả thì bạn có thể làm đơn tố cáo ra cơ quan công an về hành vi chiếm giữ tài sản trái phép của người khác hoặc sử dụng trái phép tài sản của người khác theo quy định tại Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009
Mục lục bài viết
Điều 141. Tội chiếm giữ trái phép tài sản
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên hoặc cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hoá có giá trị đặc biệt, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
Điều 142. Tội sử dụng trái phép tài sản
1. Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Gây hậu qủa rất nghiêm trọng;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu qủa đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Trường hợp 2: Nếu gia đình bạn không có giấy tờ xác minh quyền sở hữu thì việc cáo buộc tài sản này chưa thể xác định được ai đúng, ai sai và không có căn cứ để xác định quyền tài sản và tài sản sẽ thuộc về ai.
Như vậy, cần xác định vấn đề giấy tờ của bạn có đầy đủ và hợp pháp hay không, có thế mới biết được ai đúng hay sai, và việc chiếm hữu tài sản đó có đúng không.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.