Khái quát về mức lương tối thiểu? Quy định về mức lương tối thiểu?
Tiền lương tối thiểu là một nội dung cơ bản và quan trọng của chính sách tiền lương trong kinh tế thị trường. Tiền lương tối thiểu tham gia vào quá trình phân phối, điều tiết vĩ mô về tiền lương và thu nhập trên phạm vi toàn xã hội; đồng thời là yếu tố tham gia vào hình thành chi phí đầu vào của doanh nghiệp và phân phối theo kết quả đầu ra của sản xuất kinh doanh. Trong kinh tế thị trường, tiền lương tối thiểu có vị trí quan trọng, là sàn thấp nhất mà không một người sử dụng lao động có quyền trả thấp hơn mức đó và là lưới an toàn cho người làm công ăn lương trong xã hội. Tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định là một trong những công cụ quan trọng quản lý vĩ mô về tiền lương, giảm bất bình đẳng về tiền lương, thu nhập, chống nghèo đói, bóc lột lao động quá sức, là căn cứ pháp lý để người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận các mức tiền công cao hơn trên thị trường lao động.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
1. Khái quát về mức lương tối thiểu?
Quan điểm về tiền lương tối thiếu ở Việt Nam xuất hiện từ năm 1993, lúc đó, khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương, mức lương tối thiểu được quan niệm là căn cứ xây dựng hệ thống trả công lao động cho các khu vực, ngành nghề; tính mức lương cho các loại lao động khác nhau; tạo ra lưới an toàn xã hội cho lao động trong cơ chế thị trường; thiết lập mối quan hệ ràng buộc kinh tế giữa người sử dụng lao động và người lao động trong thoả thuận ký kết
Từ
Tiền lương tối thiểu thể hiện một số các vai trò sau:
– Tiền lương tối thiểu là lưới an toàn đối với người lao động. Người sử dụng lao động không được trả công thấp hơn mức lương tối thiểu. Điều này cũng đã được minh chứng thông qua quy định tại Khoản 2, Điều 90 Bộ luật lao động: “Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.“, nên loại trừ sự bóc lột thậm tệ có thể xảy ra đối với những người làm công, ăn lương trước sức ép mức cung quá lớn của thị trường sức lao động.
– Bảo đảm sức mua cho các mức tiền lương khác trước sự gia tăng của lạm phát và các yếu tố kinh tế xã hội khác thông qua việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu.
– Giảm bớt sự đói nghèo. Vì vậy việc xác định tiền lương tối thiểu được coi là một trong những biện pháp quan trọng để tiến công trực tiếp vào đói nghèo của một quốc gia.
– Loại bỏ sự cạnh tranh không công bằng, chống lại xu hướng giảm chi phí các yếu tố sản xuất tới mức không thoả đáng trong đó có tiền lương. Luật tiền lương tối thiểu buộc các chủ doanh nghiệp phải tìm mọi cách khác để giảm chi phí và tăng hiệu quả của sản xuất kinh doanh.
– Phòng ngừa sự xung đột giữa giới chủ và giới thợ làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, vì tiền lương tối thiểu là công cụ của nhà nước trong việc điều tiết thu nhập giữa giới chủ và người lao động.
2. Quy định về mức lương tối thiểu?
Quy định về mức lương tối thiếu là nội dung cực kỳ quan trọng, là cơ sở pháp lý để điều chỉnh hành vi chủ yếu của người sử dụng lao động và cũng là căn cứ để người lao động chủ động thỏa thuận lương, bảo vệ quyền lợi của mình. Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) cũng đã đưa ra rất nhiều các quan điểm, phân tích về cách nhận diện, vai trò của tiền lương tối thiểu, các quốc gia trên thế giới cũng có các quy định về mức lương tối thiểu như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,…
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 91 Bộ luật lao động: “Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.“, cụ thể hóa cho quy định này, tại Điều 3,
“1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:
a) Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
b) Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
c) Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
d) Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.“
Việc xác định các địa bàn thuộc vùng I, II, III, IV được thực hiện theo phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP.
Việc quy định mức lương tối thiểu theo vùng không chỉ đảm bảo sức mua của mức tiền lương tối thiểu chung tại các vùng với các yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị đặc biệt hơn để đảm bảo cuộc sống tối thiểu của người lao động mà còn góp phần điều tiết cung- cầu lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, tạo ra dòng di chuyển lao động và dân cư hợp lý giữa các vùng, góp phần điều chỉnh tỷ lệ thất nghiệp giữa các vùng. Đồng thời nó còn tiến tới hoàn
thiện hệ thống trả công lao động, loại bỏ một số phụ cấp trong tiền lương như phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút lao động.
Mức lương tối thiểu vùng chỉ áp dụng đối với khu vực doanh nghiệp (người làm việc theo hợp đồng lao động) mà không áp dụng đối với các đơn vị, cơ quan nhà nước.
Việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng được diễn ra khá thường xuyên và hầu như năm nào cũng có sự điều chỉnh, bởi: “Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.” (Khoản 3, Điều 91 Bộ luật lao động năm 2019). Phân tích rõ hơn về các yếu tố tác động tới khả năng điều chỉnh:
– Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ: Mức sống tối thiểu là mức độ thoả mãn những nhu cầu tối thiểu của người lao động cũng như gia đình họ, bao gồm cơ cấu chủng loại các tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động giản đơn và đảm bảo được khả năng duy trì sự sống và phát triển bình thường. Mức sống tối thiểu của người lao động có liên quan chặt chẽ tới tiền lương tối thiểu, và nó được đảm bảo thông qua tiền lương tối thiểu và các phúc lợi công cộng. Mức sống tối thiểu phải được đặt trong sự so sánh tại vùng nơi mà người lao động và gia đình họ sinh sống.
– Tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường: Việc đánh giá về tiêu chí này khá phức tạp bởi nó là mối quan hệ hai chiều tác động lẫn nhau, mối tương quan này chỉ có thể được xác định dựa trên các yếu tố khác cộng hưởng để làm rõ được vấn đề.
– Chỉ số giá tiêu dùng: Khi xác định mức lương tối thiểu cần xem xét đến yếu tố biến động của giá cả các mặt hàng, dịch vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người lao động. Khi nền kinh tế quốc dân vẫn còn trong giai đoạn chuyển đổi và mức lương chung còn thấp, việc xem xét các nhu cầu cơ bản của con người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tiền công trong những công việc khác nhau tăng lên và hạ xuống qua thời gian phần lớn là do những thay đổi về giá cả của những hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ đó.
– Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Tăng lương hợp lý có thể coi là biện pháp kích cầu lành mạnh để thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào tăng trưởng chung thúc đẩy nền kinh tế. Ngược lại nền kinh tế có tăng trưởng thì tiền lương mới tăng. Khi xảy ra khủng hoảng tài chính và suy thoái, diễn biến xấu của kinh tế do khủng hoảng và những yếu kém nội tại của nền kinh tế, điều đó dẫn đến khó khăn cho việc huy động các nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương, tiền lương của người lao động bị tác động và ảnh hưởng lớn.
– Quan hệ cung cầu lao động: Tình hình cung cầu lao động có tác động không nhỏ đến mức tiền lương tối thiểu. Khi cung về lao động lớn hơn cầu về lao động thì tiền lương có xu hướng giảm, khi cung về lao động nhỏ hơn cầu về lao động thì tiền lương có xu hướng tăng, còn khi cung về lao động bằng với cầu lao động thì thị trường lao động đạt tới sự cân bằng. Tiền lương lúc này là tiền lương cân bằng, mức tiền lương này bị phá vỡ khi các nhân tố ảnh hưởng tới cung cầu về lao động thay đổi như (năng suất biên của lao động, giá cả của hàng hoá, dịch vụ …). Tuy nhiên, tiền lương hiện nay chưa thực sự gắn với mối quan hệ cung cầu lao động trên thị trường, tốc độ tăng tiền lương chậm trong khi nhu cầu nhân lực là lớn.