Khái quát về sở và Giám đốc sở? Chế độ làm việc của sở và trách nhiệm của Giám đốc sở?
Đối với một quốc gia phát triển kinh tế về mọi mặt thì đồng thời sẽ cần phải có các cơ quan chuyên trách thực hiện hoạt động quản lý một ngành nghề nhất định của một quốc gia thì nền kinh tế của ngành đó mới được phát triển. Hiện nay Nhà nước ta quy định và chia ra thành các cơ quan quản lý từng ngành theo các cấp hành chính mà pháp luật Việt Nam quy định cao nhất là Bộ sau đó là sở và gần nhất với địa phương và dân nhất là phòng. Đồng thời thì theo như quy định của pháp luật hiện hành thì đối với mỗi cơ quan khác nhau thì sẽ phải được quy định với chế độ việc làm và trách nhiệm của giám đốc cũng được quy định khác nhau.
Bởi vì đây là cơ quan hoạt động theo quy định và do Nhà nước quản lý nên người dân ít được tiếp xúc với cơ chế hoạt động và trách nhiệm nên không phải là ai cũng hiểu hết về chế độ làm việc của sở và trách nhiệm của Giám đốc sở. Vậy theo như quy định của pháp luật hiện hành thì chế độ làm việc của sở và trách nhiệm của Giám đốc sở có nội dung như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi đến quý bạn đọc nội dung liên quan đến vấn đề này như sau:
Luật sư
Cơ sở pháp lý: Nghị định 24/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Khái quát về sở và Giám đốc sở
Trong nội dung bài viết này thì trước khi đi vào tìm kiếm các nội dung liên quan đến chế độ làm việc của sở và trách nhiệm của Giám đốc sở thì chúng ta cần phải tìm hiểu về pháp luật đã định nghĩa về khái niệm sở là gì? và khái niệm về giám đốc sở là gì? Do đó, trong nội dung mục 1 này tác giả sẽ giải đáp nội dung liên quan đến khái niệm về sở và giám đốc sở như sau:
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì định nghĩa về khía niệm Sở dưới góc độ pháp lý được xác định là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương theo ngành hoặc lĩnh vực công tác và đảm bảo sự quản lý thống nhất của nhà nước theo ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ương đến cơ sở.
Còn đối với khái niệm mà pháp luật quy định về giám đốc Sở được quy định là chức danh ở Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời còn được quy định là người đứng đầu các sở cấp tỉnh trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực quản lý chuyên ngành, lĩnh vực. Không những thế mà giám đốc sở còn được biết đến là những người nắm chức vụ này chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và các công việc được Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân công hoặc ủy quyền
Theo như quy định của các luật hiện hành đối với những vấn đề thông thường mà được xem xét và nhận định là vượt quá thẩm quyền hoặc đúng thẩm quyền nhưng không đủ khả năng và điều kiện để giải quyết thì Giám đốc sở phải chủ động làm việc với Giám đốc sở có liên quan để hoàn chỉnh hồ sơ trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định; Giám đốc Sở được quy định thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng, gây thiệt hại trong tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý. Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì giám đốc sở có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ, cơ quan ngang Bộ về tổ chức, báo cáo công tác, hoạt động trước Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi có yêu cầu
Trong đó thì theo như quy định của pháp luật Việt Nam và bộ máy Nhà nước thì bao gồm 21 sở tham gia vào quá trình quản lý và điều hành hoạt động của một đất nước theo như quy định hoạt động của một quốc gia trong quá trình phát triển đất nước bao gồm: Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Giao thông vận tải; Sở Xây dựng; Sở Công Thương; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Văn hoá – Thể thao; Sở Khoa học và Công nghệ (Tại tỉnh Bạc Liêu đã sáp nhập Sở Khoa học và Công nghệ với Sở Giáo dục và Đào tạo thành lập Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ); Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Nội vụ; Thanh tra; Văn phòng; Sở Y tế; Sở Tư pháp; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; Ban Dân tộc; Sở Ngoại vụ; Sở Quy hoạch – Kiến trúc; Sở Du lịch
2. Chế độ làm việc của sở và trách nhiệm của Giám đốc sở
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì đối với những cơ quan chức năng hoặc cá nhân hoạt động trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thì đều được quy định về chế độ làm việc và trách nhiệm làm việc của từng cá nhân khác nhau. Do đó, đối với sở và Giám đốc sở đều được quy định về chế độ làm việc của sở và trách nhiệm của Giám đốc sở được quy định tại Nghị định 24/2014/NĐ-CP như sau:
Một là, Sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm việc theo chế độ thủ trưởng và theo Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ. Theo đó thì nguyên tắc tập trung dân chủ được xác định là một trong những nguyên tắc cơ bản mà pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định của các tổ chức cộng sản và được trình bày trong điều lệ chính thức của các Đảng Cộng sản. bên cạnh đó thì theo như Lenin là người đầu tiên nhắc tới khái niệm “Tập trung dân chủ”, có nêu ra nội dung giải thích rằng tập trung dân chủ là tự do trong thảo luận nhưng thống nhất trong hành động Nguyên tắc tập trung dân chủ cũng là nguyên tắc mà Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kêu gọi thực thi mặc dù có thể có cách định nghĩa khác. Đồng thời thì nguyên tắc tập trung dân chủ mang bản chất là mối quan hệ biện chứng giữa tập trung và dân chủ và cũng là một thể thống nhất giữa tập trung và dân chủ.
Hai là, Căn cứ các quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc sở ban hành Quy chế làm việc của sở và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy định đó. Trên cơ sở quy định tại Khoản 2 Điều này thì Giám đốc sở đucợ quy định là có trách nhiệm của mình trong việc ban hành chế độ làm việc của toàn sỏ của tỉnh đó. Đồng thời thì sau khi ban hành chế độ làm việc thì cần phải thực hiện các nội dun và hoạt động liên quan đến vấn đề giám sát chế độ hoạt động làm việc mà pháp luật hiện hành quy định
Ba là, trên cơ sở quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 24/2014/NĐ-CP thì trách nhiệm của giám đốc thẩm có nội dung như sau: “Giám đốc sở chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và các công việc được Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân công hoặc ủy quyền; không chuyển công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình lên Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc đúng thẩm quyền nhưng không đủ khả năng và điều kiện để giải quyết thì Giám đốc sở phải chủ động làm việc với Giám đốc sở có liên quan để hoàn chỉnh hồ sơ trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng, gây thiệt hại trong tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của mình”.
Sở được quy định là một cơ qun quản lý nhà nước ở địa phương cho nên giám đốc cơ được quy định có cế độ làm việc và trách nhiệm của mình trong quá trình đảm nhiệm chức vụ và trạch nhiệm của mình trong quá trình hoạt động và phát triển của một địa phương và ảnh hưởng đến sự phát triển của một vùng kinh tế và một đất nước. Chính vì vậy mà trách nhiệm của Giám đốc sở là rất quan trọng trong việc làm sao đưa ra kế hoạch về chế độ làm việc của sở và đồng thời là thực hiện các hoạt động giám sát của mình một cách chặt chẽ và sát sao nhất có thế
Bốn là, trên cơ sở quy định tại Khoản 4 Điều 7 Nghị định 24/2014/NĐ-CP thì trách nhiệm của giám đốc thẩm có nội dung như sau: “Giám đốc sở có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; …; phối hợp với các Giám đốc sở khác, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội, các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ của sở”.
Năm là, Bổ nhiệm, miễn nhiệm cấp Trưởng và Phó của cấp Trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc theo quy định. Bổ nhiệm là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật và miễn nhiệm được biết đến là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm. Đây được xem là một trong những trách nhiệm của giám đốc sở được quy định theo như pháp luật Việt Nam hiện hành.