Thông tư bổ sung bệnh nhiễm độc Cadimi nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân, nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm.
THÔNG TƯ
Bổ sung bệnh nhiễm độc Cadimi nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân, nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn tiêu chuẩn chẩn đoán, giám định
Căn cứ
Căn cứ Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 và Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế và Nghị định số 22/2010/NĐ-CP ngày 09/3/2010 của Chính phủ sửa đổi bổ sung Điều 3 Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007;
Sau khi có ý kiến thỏa thuận của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tại
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế,
Điều 1. Bổ sung Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm
Bổ sung 03 bệnh nghề nghiệp sau vào Danh mục các bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm:
1. Bệnh nhiễm độc Cadimi nghề nghiệp (Tiêu chuẩn chẩn đoán và tiêu chuẩn giám định quy định tại Phụ lục số 1 của Thông tư này);
2. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân (Tiêu chuẩn chẩn đoán và tiêu chuẩn giám định quy định tại Phụ lục số 2 của Thông tư này);
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (Tiêu chuẩn chẩn đoán và tiêu chuẩn giám định quy định tại Phụ lục số 3 của Thông tư này).
Điều 2. Chế độ đối với người mắc bệnh nghề nghiệp
Người lao động đã được giám định là mắc các bệnh quy định tại Điều 1 của Thông tư này được hưởng các chế độ bảo hiểm quy định tại Bộ luật Lao động và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
Các ông Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế và thủ trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc cơ quan Bộ Y tế, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thủ trưởng y tế ngành và thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2012.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị báo cáo về Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) để xem xét, giải quyết./.