Khái niệm về chế độ cho thuê lại lao động? Nguyên tắc của việc cho thuê lại lao động? Quy định pháp luật về hợp đồng cho thuê lại lao động? Quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể trong quan hệ thuê lại lao động? Thời hạn cho thuê lại lao động tối đa là bao nhiêu lâu?
Thuê lại lao động là một trong những hình thức được thực hiện khi các bên công ty ,doanh nghiệp sản xuất tiến hành hợp nhất, sát nhập hoặc giải thể công ty, doanh nghiệp. Tuy nhiên việc cho thuê lại lao động hiện nay diễn ra chưa đúng với quy định pháp luật khiến cho người lao động trong đối được được thuê lại gặp rất nhiều khó khăn và mất đi quyền lợi của mình. Bài viết dưới đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc nói chung hay những lao động trong trường hợp thuê lại nói riêng hiểu rõ hơn về thời hạn thuê lại lao động trong hợp đồng thuê lại lao động.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm về chế độ cho thuê lại lao động
Tại Mục 5
1. Cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết
2. Hoạt động cho thuê lại lao động là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và áp dụng đối với một số công việc nhất định.
Như vậy, ta có thể thấy việc cho thuê lại lao động được tiến hành thực hiện dựa trên sự thỏa thuận giữa bên cho thuê và bên nhận thuê lại lao động. Việc thuê lại lao động tránh được việc mất quyền lợi cho người lao động ở chỗ, người lao động sẽ không bị chấm dứt hợp đồng lao động, không bị ngắt quãng thời gian đóng bảo hiểm xã hội và không cần phải tìm kiếm việc làm mà vẫn đảm bảo được công việc đối với một lượng lao động khá lớn
2. Nguyên tắc của việc cho thuê lại lao động
Theo quy định tại Điều 53
1. Thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là 12 tháng.
2. Bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
a) Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định;
b) Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân;
c) Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
3. Bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
a) Để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;
b) Không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;
c) Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.
4. Bên thuê lại lao động không được chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác; không được sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
Nội dung thứ nhất cần đảm bảo theo nguyên tắc đó là việc thuê lại lao động cần được kí kết và làm lại hợp đồng. Đối với nội dung về hợp đồng thì công việc khi thay đổi nơi làm việc từ bên cũ sang bên mới cần đảm bảo công việc không được quá khác biệt với công việc cũ và một yếu tố quan trọng đó là thời gian cho việc thuê lại không được quá 12 tháng.
Việc thuê lại lao động được chuyển giao từ bên cho thuê sang bên nhận thuê lại cần phải đáp ứng được yêu cầu về lý do chuyển giao lượng lao động.Thông thường những lý do được chấp thuận theo quy định pháp luật thường là bên nhận thuê lại lao động đột ngột tăng lượng công việc nên cần thuê những lao động đã có kinh nghiệm và thuê trong một khoảng thời gian ngắn dưới 12 tháng. Hoặc bên nhận lại lao động có lượng lao động nghỉ việc, nghỉ chế độ ốm đau, thai sản nhiều cần lượng nhân sự bù đắp lại trong khoảng thời gian thiếu lao động.
3. Quy định pháp luật về hợp đồng cho thuê lại lao động
Điều 55 của Bộ luật lao động 2019 số 45/2019/QH14 có đưa ra quy định về các nội dung trong hợp đồng lao động đối với đối tượng lao động là người lao động được thuê lại như sau:
1. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động phải ký kết hợp đồng cho thuê lại lao động bằng văn bản và được làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
2. Hợp đồng cho thuê lại lao động gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Địa điểm làm việc, vị trí việc làm cần sử dụng lao động thuê lại, nội dung cụ thể của công việc, yêu cầu cụ thể đối với người lao động thuê lại;
b) Thời hạn thuê lại lao động; thời gian bắt đầu làm việc của người lao động thuê lại;
c) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
d) Trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
đ) Nghĩa vụ của mỗi bên đối với người lao động.
3. Hợp đồng cho thuê lại lao động không được có những thỏa thuận về quyền, lợi ích của người lao động thấp hơn so với hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã ký với người lao động.
Qua nội dung quy định tại Điều 55 ta có thể thấy, hợp đồng thuê lại lao động chủ yếu là những nội dung đưa ra để bảo vệ đối tượng là lao động được thuê lại.Bởi lẽ việc thay đổi công việc với người lao động ít nhiều cũng gây ra những bất lợi cho họ trong trường hợp này. Do đó pháp luật lao động đã có những quy định rất chi tiết và cụ thể về các nội dung trong hợp đồng để bảo vệ họ một cách tối đa nhất. Cụ thể những vấn đề về địa điểm làm việc mới, tính chất công việc mới, thời hạn thuê lại lao động và thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cũng như tất cả những trách nhiệm liên quan trong nội dung về trả lương, an toàn lao động, bảo hiểm xã hội cũng được quy định rất rõ ràng.
4. Quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể trong quan hệ thuê lại lao động
Trong nội dung về thuê lại lao động có ba chủ thể chính đó là người lao động được thuê lại, bên cho thuê lao động và bên nhận lại lao động cho thuê. Tại
+ Đối với người lao động được thuê lại
1. Thực hiện công việc theo hợp đồng lao động đã ký với doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động;
2. Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát hợp pháp của bên thuê lại lao động;
3. Được trả lương không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau;
4. Khiếu nại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động trong trường hợp bị bên thuê lại lao động vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê lại lao động;
5. Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động để giao kết hợp đồng lao động với bên thuê lại lao động.
Bên cạnh những quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động thì người lao động trong trường hợp được thuê lại phải hiểu rõ những quyền và nghĩa vụ nêu trên để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ sao cho đúng và đòi hỏi quyền lợi khi bị thiệt hại.
Một vấn đề phát sinh khi người lao động được thuê lại đó là sau khi chuyển nơi làm việc từ bên cho thuê lại lao động sang bên nhận thuê lại lao động thì người lao động được thuê lại phải được trả lương bằng với mức lương của những người có cùng trình độ làm việc, cùng mức độ công việc như những người lao động tại bên nhận thuê lại lao động.
5. Thời hạn cho thuê lại lao động tối đa là bao nhiêu lâu?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào Luật sư Luật Dương Gia, tôi có một vấn đề đàn thắc mắc rất cần Luật sư Luật Dương gia hỗ trợ và tư vấn như sau: Luật sư cho tôi hỏi, tôi muốn cho thuê lại lao động cho một doanh nghiệp khác. Vậy việc cho thuê lại như vậy có hạn chế về thời gian không? Tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ từ Luật sư Luật Dương gia
Luật sư tư vấn:
Luật sư
Cho thuê lại lao động theo quy định của pháp luật được ghi nhận cụ thể tại Điều 53 của Bộ luật lao động 2019 số 45/2019/QH14 mới nhất đang áp dụng năm 2021“Cho thuê lại lao động là việc người lao động đã được tuyển dụng bởi doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động khác, chịu sự điều hành của người sử dụng lao động sau và vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động”.
Và tại Khoản 2, Điều 55 của Bộ luật lao động 2019 số 45/2019/QH14 mới nhất đang áp dụng năm 2021 ghi nhận về thời hạn cho thuê lại lao động tối đa không quá 12 tháng. Như vậy, khi hết thời hạn cho thuê, doanh nghiệp không được phép cho thuê lại chính lao động vừa hết hợp đồng đó.Quy định này nhằm đáp ứng tạm thời sự gia tăng nhân lực trong khoảng thời gian nhất định; thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; đi nghĩa vụ công dân hoặc giảm bớt thời giờ làm việc.Ngoài ra, cho thuê lại lao động còn đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cần sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.
Trên đây là nội dung mà Luật Dương gia hỗ trợ cho bạn đọc nói chung và người lao động được thuê lại nói riêng về thời hạn cho thuê lại lao động theo quy định của Bộ luật lao động 2019 số 45/2019/QH14 mới nhất đang áp dụng năm 2021 . Hi vọng bài viết này sẽ giúp cho bạn đọc giải đáp được những vấn đề đang thắc mắc