Những quy định về hợp đồng làm công việc giúp việc gia đình? Người lao động là giúp việc gia đình có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hay không?
Hiện nay ở các thành phố lớn chúng ta không khó để thấy thông tin đăng tuyền người lao động làm công việc giúp việc gia đình. công việc này chủ yếu là làm những công việc sinh hoạt hằng ngày trong gia đình và không cụ thể số công việc phải làm mà chỉ mang tính chất mô tả tương đối. Khi người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận với nhau về công việc này xong thì cần kí kết với nhau hợp đồng làm công việc giúp việc gia đình để có thể đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ cho nhau. Vậy Những quy định về hợp đồng làm công việc giúp việc gia đình được pháp luật quy định như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để giúp ích cho việc soạn thảo
Cơ sở pháp lý:
Nghị định Số: 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
1. Những quy định về hợp đồng làm công việc giúp việc gia đình
Lao động là người giúp việc gia đình là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình. Các công việc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại. Người làm các công việc giúp việc gia đình theo hình thức khoán việc thì không thuộc đối tượng áp dụng của
Căn cứ tại Điều 162.
1. Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.
2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình do hai bên thỏa thuận. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày.
3. Hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở.
Về chủ thể ký kết hợp đồng lao động: Gồm 2 bên, bên phía người sử dụng lao động và bên phía người lao động.
Về nội dung của hợp đồng lao động:
Khoản 1 Điều 21 Bộ luật lao động quy định về các nội dung chủ yếu của hợp đồng bao gồm:
– Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
– Công việc và địa điểm làm việc;
– Thời hạn của hợp đồng lao động;
– Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
– Chế độ nâng bậc, nâng lương;
– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
– Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
– Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
– Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
Về hình thức của hợp đồng lao đồng lao động được quy định tại Nghị định Số: 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động. Theo đó hợp đồng lao động đối với người lao động là giúp việc gia đình phải lập thành văn bản. Hợp đồng lao động được lập ít nhất thành hai bản, người lao động giữ một bản. Khi ký kết hợp đồng lao động với người lao động không biết chữ, người sử dụng lao động đọc toàn bộ nội dung hợp đồng lao động để người lao động nghe và thống nhất nội dung trước khi ký hợp đồng lao động; trường hợp cần thiết người lao động yêu cầu người sử dụng lao động mời người thứ ba không phải là thành viên của hộ gia đình làm chứng trước khi ký hợp đồng lao động. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ khi ký hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người lao động làm việc về việc sử dụng lao động là người giúp việc gia đình.
2. Người lao động là giúp việc gia đình có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hay không?
Căn cứ tại khoản d,d1,d2,d Nghị định Số: 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động quy định:
d) Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, mỗi bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần lý do nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày, trừ các trường hợp sau thì không phải báo trước:
d1) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì các lý do: Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật Lao động; không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật Lao động; bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động; bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc; lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật Lao động; đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật Lao động trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật Lao động làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động;
d2) Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì các lý do: Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật Lao động; người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại điểm d khoản này. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì người lao động có nghĩa vụ thực hiện quy định tại Điều 40, người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện quy định tại Điều 41 của Bộ luật Lao động. Trường hợp người sử dụng lao động vi phạm thời hạn báo trước theo điểm d khoản này thì phải trả cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước;
Như vậy, đầu tiên chúng ta sẽ thấy pháp luật quy định về quyền lợi của người lao động làm công việc giúp việc gia đình có quyền được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, và phía người sủ dụng lao động cũng vậy, quy định này rất hợp lý bởi lẽ hợp đồng lao động là sự thỏa thuận và để cả hai bên có thể tự mình quyết định việc có làm việc hay không, hay người sử dụng lao động thì có thuê tiếp hay không có thể tự mình quyết định đon phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu cẩm thấy không phù hợp, Lưu ý đó là khi chấm dứt hợp đồng lao động thì các bên phải thông báo cho bên còn lại biết về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bên kia, để các bên có thể chuẩn bị trước các phương án cho mình và thời gian theo bộ luật lao động 2019 quy định đó là ít nhất 15 ngày. Tuy nhiên vẫn có các trường hợp không phải báo trước theo như quy định mà pháp luật đề ra.
Theo đó tại điểm d1.d2 có nêu rất chi tiết về trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước, có thể thấy đây đều là những trường hợp đa số đều vi phạm, xâm phạm đến quyền của người lao động nên người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hay những trường hợp cần thiết như mang thai, nghỉ khi mang thai, pháp luật đã đề ra quy định này để bảo vệ tối đa cho người lao động tránh những rủi ro và đảm bảo thực hiện quyền cho người lao động một cách tốt nhất. Bên cạnh đó phía người lao động cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không báo trước như vắng mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định hay người lao động tự ý bỏ việc, vấn đề này ảnh hưởng tới người sử dụng lao động nên họa hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Đối với người sử dung lao động và người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nên lưu ý thực hiện đúng quy định để không trái với các quy định của pháp luật đề ra và trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì nếu gây tổn thất cho bên còn lại thì phải thực hiện bồi thường và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật đề ra cụ thể được quy định tại điều 40,41 bộ luật lao động 2019 quy định.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Những quy định về hợp đồng làm công việc giúp việc gia đình” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.