Các loại bảo hiểm tài sản? Những quyền lợi trong bảo hiểm tài sản? Căn cứ bồi thường bảo hiểm tài sản? Phạm vi bảo hiểm tài sản?
Hiện nay, có rất nhiều người không chỉ chú trọng bảo hiểm cho bản thân mà còn quan tâm tới việc bảo hiểm cho những tài sản vật chất có giá trị thuộc sở hữu của mình. Điều này giúp các cá nhân, tổ chức giảm thiểu tổn thất về tài chính khi gặp phải những thiệt hại hay rủi ro bất ngờ xảy ra. Bảo hiểm tài sản được hiểu là sản phẩm bảo hiểm mà theo đó doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường cho bên được bảo hiểm khi có tổn thất xảy ra đối với tài sản được bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm với điều kiện bên mua bảo hiểm phải thực hiện đóng phí bảo hiểm đầy đủ. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về bảo hiểm tài sản bao gồm những loại bảo hiểm nào? và những quyền lợi mình được hưởng trong bảo hiểm tài sản là những gì? Hiểu được điều đó, trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ tới bạn đọc thông tin về các loại bảo hiểm tài sản và những quyền lợi trong bảo hiểm tài sản?
Luật sư
Căn cứ pháp lý:
1. Các loại bảo hiểm tài sản?
Hiện nay bảo hiểm tài sản được chia thành nhiều loại bảo hiểm khác nhau theo tính chất của tài sản, mỗi loại bảo hiểm tài sản lại có nhiều gói sản phẩm tùy theo nhu cầu của người sử dụng. Sau đây là một số loại bảo hiểm tài sản phổ biến hiện nay, bao gồm:
1.1. Bảo hiểm nhà xưởng
Bảo hiểm tài sản nhà xưởng có thể được hiểu là sự bồi thường cho những rủi ro xảy ra trong nhà xưởng theo đúng giá trị của nhà xưởng mà công ty bảo hiểm có trách nhiệm thực hiện bồi thường bằng hình thức sửa chữa, xây dựng lại nhà xưởng như hiện trạng ban đầu hoặc bồi thường bằng tiền cho chủ sở hữu nhà xưởng.
1.2. Bảo hiểm hàng hóa
Bảo hiểm hàng hóa được hiểu là một cam kết bồi thường của công ty bảo hiểm, trong đó công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bị tổn thất hay hư hỏng do rủi ro gây ra (những rủi ro này được quy định trong hợp đồng bảo hiểm). Để được bảo hiểm hàng hóa thì phải trả một khoản phí gọi là phí bảo hiểm.
Không ai có thể đoán được trước những rủi ro bất ngờ có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển hàng hóa, chính vì vậy bảo hiểm hàng hóa sẽ giúp bảo vệ và giảm thiểu những thiệt hại do rủi ro mang lại như hàng hóa bị hư hỏng, cháy nổ, bão lụt, gió lốc, hàng hóa bị đâm vào vật thể khác… Mua bảo hiểm hàng hóa sẽ giúp người được bảo hiểm giảm thiểu các tổn thất ở mức thấp nhất khi có sự cố xảy ra.
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển thường được chia thành 2 loại bao gồm:
– Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa: Đây là loại bảo hiểm hàng hóa dành cho việc vận chuyển hàng hóa trong nước. Việc mua bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa thường dành cho các chặng đường vận chuyển dài và hàng hóa có giá trị lớn.
– Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu: Đây là loại bảo hiểm hàng hóa dành cho hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường sắt trên phạm vi toàn thế giới. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu được xem là một điều kiện cần thiết trong các hợp đồng kinh doanh quốc tế về hoạt động vận chuyển hàng hóa.
Ngoài ra, bên cạnh việc bảo hiểm cho hàng hóa vận chuyển thì còn có sản phẩm bảo hiểm hàng hóa lưu kho. Bởi quá trình lưu trữ hàng hóa trong kho cũng có thể xảy ra những rủi ro gây thiệt hại về hàng hóa bất cứ lúc nào.
1.3. Bảo hiểm tài sản kỹ thuật
Bảo hiểm tài sản kỹ thuật doanh nghiệp được hiểu là loại bảo hiểm giúp bảo vệ tài sản cho doanh nghiệp và giảm thiểu thiệt hại khi có sự cố xảy ra. Hiện nay, có 2 loại hình bảo hiểm tài sản kỹ thuật là bắt buộc và tự nguyện, cụ thể:
– Bảo hiểm tài sản bắt buộc: đây là loại hình bảo hiểm cháy nổ bắt buộc do nhà nước quy định bắt buộc đối với một số ngành nghề, đơn vị kinh doanh được quy định cụ thể theo pháp luật bảo hiểm.
– Bảo hiểm tài sản tự nguyện: đây là loại hình bảo hiểm mà doanh nghiệp được lựa chọn theo yêu cầu của mình để đáp ứng nhu cầu bảo vệ tài sản của doanh nghiệp một cách toàn diện nhất.
1.4. Bảo hiểm cháy nổ
Bảo hiểm cháy nổ có thể được hiểu là một loại bảo hiểm tài sản, bảo hiểm thiệt hại hoặc tổn thất đối với tài sản có nguyên nhân là cháy nổ gây ra. Loại bảo hiểm cháy nổ này không chỉ bảo hiểm người là chủ sở hữu nhà, bảo hiểm tài sản trong nhà mà còn bảo hiểm chi phí thay thế, sửa chữa và tái xây dựng tài sản được liệt kê trong hợp đồng bảo hiểm với điều kiện người được bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm đầy đủ.
2. Những quyền lợi trong bảo hiểm tài sản?
Bảo hiểm tài sản chính là một sản phẩm được ký kết giữa công ty bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. Trong đó công ty bảo hiểm cam kết bồi thường cho bên mua bảo hiểm khi có tổn thất xảy ra đối với tài sản được bảo hiểm với điều kiện bên mua đã thực hiện đóng phí đầy đủ.
Như vậy quyền lợi trong bảo hiểm tài sản là người mua bảo hiểm sẽ được công ty bảo hiểm đền bù cho rủi ro tổn thất đối với tài sản được bảo hiểm theo các trường hợp trong phạm vi bảo hiểm được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm tài sản. Khi tham gia bảo hiểm tài sản không những người mua bảo hiểm được hưởng những quyền lợi nhất định mà bảo hiểm tài sản còn đem lại cho họ nhiều vai trò thiết thực trong đời sống.
2.1. Quyền giám định tổn thất và thanh toán chi phí giám định
Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, công ty bảo hiểm hoặc người được công ty bảo hiểm uỷ quyền thực hiện việc giám định tổn thất của tài sản nhằm xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất để có thể thực hiện nghĩa vụ đối với người mua bảo hiểm tài sản. Chi phí giám định này sẽ do công ty bảo hiểm chịu.
Tuy nhiên, nếu các bên không đồng ý với kết luận giám định về nguyên nhân và mức độ tổn thất của tài sản thì có thể trưng cầu giám định viên độc lập, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
Kết quả mà bên giám định độc lập đưa ra nếu không được người mua bảo hiểm và công ty bảo hiểm thống nhất thì sẽ trình lên
2.2. Tài sản của người mua bảo hiểm được bảo vệ trước mọi rủi ro
Công ty bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường bằng tiền mặt cho tất cả các thiệt hại vật chất đối với tài sản được bảo hiểm bao gồm: nhà, trang thiết bị văn phòng và vật dụng cố định bên trong của người mua bảo hiểm.
Ngoài ra, phải cung cấp thêm các bảo hiểm bổ trợ miễn phí, bao gồm:
– Chi phí kiến trúc, giám định viên và chuyên gia tư vấn về tài sản
– Tự động tăng vốn tài sản
– Chi phí dọn dẹp hiện trường khi có tổn thất xảy ra
– Thiết bị điện đối với tái sản là nhà ở
– Lỗi, sai sót của người được bảo hiểm
– Chi phí xác định nguyên nhân tốn thất của tài sản
– Chi phí cứu hỏa đối với bảo hiểm cháy nổ
– Khai báo sai của người được bảo hiểm
– Chi phí khôi phục tài sản bị phá hủy theo luật
– Di chuyển tạm thời tài sản
– Tất cả các tài sản khác theo quy định trong hợp đồng bảo hiểm.
2.3. Bên thứ 3 liên quan đến hoạt động kinh doanh cũng được bảo vệ
Công ty bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại gây ra đối với bên thứ 3 liên quan đến hoạt động kinh doanh (người thuê) bao gồm chết do tai nạn, chấn thương, bệnh tật, hư tổn và mất mát đối với tài sản thuê do tai nạn gây ra trong phạm vi giới hạn khi hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực.
Ngoài ra, phải miễn phí thêm các bảo hiểm bổ sung cho các trường hợp sau:
– Ngộ độc thức ăn, đồ uống
– Đèn neon, bảng hiệu quảng cáo bị tổn thất
– Xe trong khu vực đậu xe của người được bảo hiểm bị tổn thất, hư hỏng,..
– Hoạt động chất, dỡ hàng hóa
2.4. Chủ doanh nghiệp được bảo vệ bằng sản phẩm Bảo Hiểm Tai Nạn
Chủ doanh nghiệp được nhận bồi thường bằng tiền mặt trong trường hợp tai nạn dẫn đến tử vong hay thương tật vĩnh viễn. Ngpiaf ra, công ty bảo hiểm phải hỗ trợ chi phí y tế trong vòng 104 tuần, tối đa 10% số tiền bảo hiểm và miễn phí thêm các bảo hiểm bổ sung, bao gồm:
– Mất tích sau tai nạn (sau 1 năm)
– Tai nạn do giết người, hành hung
– tai nạn do cướp máy bay, tàu, phương tiện chuyên chở
– Tai nạn khi sử dụng môtô
– Ngạt thở do khói, hơi độc, gas hay chết đuối
3. Căn cứ bồi thường bảo hiểm tài sản
Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, căn cứ vào kết luận nguyên nhân và mức độ tổn thất của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc kết luận của giám định viên, từ đó xác định sự kiện bảo hiểm có nằm trong các điều khoản được bảo hiểm hay không. Và nếu sự kiện bảo hiểm được đền bù thì giá trị đền bù là bao nhiêu dựa vào phần căn cứ bồi thường trong luật kinh doanh bảo hiểm năm.
Theo quy định tại Điều 46
– Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm tài sản được xác định trên cơ sở giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm xảy ra tổn thất, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Chi phí để xác định giá thị trường và mức độ thiệt hại tài sản do doanh nghiệp bảo hiểm chịu.
– Số tiền bồi thường về tổn thất tài sản mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
– Ngoài số tiền bồi thường về tổn thất bảo hiểm phải trả, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải trả cho người được bảo hiểm những chi phí cần thiết, hợp lý để đề phòng ngừa, hạn chế tổn thất về tài sản và những chi phí phát sinh mà người được bảo hiểm phải chịu để thực hiện chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.
Bảo hiểm tài sản cung cấp sự đền bù về mặt tài chính cho chủ sở hữu tài sản khi có sự cố bất ngờ xảy ra với tài sản bảo hiểm. Bên tham gia bảo hiểm tài sản cần hiểu rõ quyền lợi của mình trong bảo hiểm tài sản để tránh những rủi ro không cần thiết khi tham gia bảo hiểm tài sản.
4. Phạm vi bảo hiểm tài sản
Người mua bảo hiểm tài sản cần phải tham khảo kỹ các rủi ro được bảo hiểm và cũng không được bảo hiểm, tránh dẫn tới những tranh chấp không đáng có với công ty bảo hiểm.
Những tổn thất của tài sản do hao mòn tự nhiên hoặc là do bản chất vốn có của tài sản thì không được bồi thường. Điều 45 trong