Thông thường khi thực hiện việc đăng ký hộ tịch như đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, thay đổi người giám hộ,... tại UBND, người dân sẽ phải đóng khoản lệ phí hộ tịch. Mức lệ phí hộ tịch tuỳ thuộc vào đối tượng và địa phương có quy định khác nhau. Vậy lệ phí hộ tịch là gì? Quy định về lệ phí hộ tịch và đăng ký cư trú?
Mục lục bài viết
1. Lệ phí hộ tịch là gì?
Lệ phí hộ tịch là khoản tiền phải nộp vào Ngân sách Nhà nước theo đối với người yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các công việc về hộ tịch theo quy định của pháp luật. Lệ phí hộ tịch được thu theo Biểu phí quy định tại
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi lệ phí hộ tịch, đăng ký cư trú hiện nay phí được quy định ở mức như thế nào? rất nhiều cơ quan thu không đúng mức phí vậy luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề này. Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 5
Thứ nhất: Theo quy định của pháp luật, lệ phí hộ tịch là khoản thu đối với người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các công việc về hộ tịch, không bao gồm việc cấp bản sao trích lục hộ tịch (thu phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch theo quy định tại Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
– Lệ phí hộ tịch đối với việc đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, gồm:
+ Khai sinh (bao gồm: đăng ký khai sinh không đúng hạn, đăng ký lại khai sinh, đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân);
+ Khai tử (bao gồm: đăng ký khai tử không đúng hạn, đăng ký lại khai tử);
+ Kết hôn (đăng ký lại kết hôn); nhận cha, mẹ, con;
+ Thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi cư trú ở trong nước;
+ Bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước;
+ Cấp
+ Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác;
+ Đăng ký hộ tịch khác.
– Lệ phí hộ tịch đối với việc đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm:
+ Khai sinh (bao gồm: đăng ký khai sinh, đăng ký lại khai sinh, đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân);
+ Khai tử (bao gồm: đăng ký khai tử, đăng ký lại khai tử);
+ Kết hôn (bao gồm: đăng ký kết hôn mới, đăng ký lại kết hôn);
+ Giám hộ, chấm dứt giám hộ; nhận cha, mẹ, con;
+ Thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước;
+ Xác định lại dân tộc;
+ Thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch có yếu tố nước ngoài;
+ Ghi vào sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài;
+ Đăng ký hộ tịch khác.
– Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương để quy định mức thu lệ phí phù hợp.
Thứ hai: Lệ phí đăng ký cư trú là khoản thu đối với người được cơ quan đăng ký cư trú giải quyết việc đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật. Lệ phí đăng ký cư trú đối với việc đăng ký và quản lý cư trú gồm:
+ Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người, gia hạn tạm trú, tách hộ, điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, xác nhận thông tin về cư trú.
+ Lệ phí đăng ký được tính với từng cá nhân như đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú cho một người đối với việc đăng ký tạm trú theo danh sách, gia hạn tạm trú theo danh sách.
– Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương để quy định mức thu lệ phí phù hợp, đảm bảo nguyên tắc sau: Mức thu lệ phí đối với việc đăng ký cư trú tại cơ quan đăng ký cư trú thuộc thành phố trực thuộc Trung ương cao hơn mức thu đối với các khu vực khác
2. Trường hợp miễn lệ phí khi đăng ký hộ tịch:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi nghe nói có các trường hợp được miễn lệ phí khi làm thủ tục đăng ký hộ tịch. Vậy các trường hợp đó là trường hợp nào? Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư.
Nhà nước có chính sách, biện pháp đồng bộ, tạo điều kiện để cá nhân thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch, bảo đảm ngân sách, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, đầu tư phát triển công nghệ thông tin cho hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch.
Khoản 1 Điều 11 Luật Hộ tịch 2014 quy định về miễn lệ phí đăng ký hộ tịch trong những trường hợp sau:
a) Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật;
b) Đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
Theo đó, những cá nhân thuộc các trường hợp được viện dẫn ở trên khi đăng ký hộ tịch sẽ được miễn lệ phí đăng ký.
Những cá nhân yêu cầu đăng ký sự kiện hộ tịch khác không thuộc các trường hợp được miễn lệ phí ở trên, khi yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch phải nộp lệ phí.
Bộ Tài chính quy định chi tiết thẩm quyền thu, mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch sao cho phù hợp với mỗi sự kiện hộ tịch.
3. Căn cứ miễn, giảm lệ phí hộ tịch:
Theo quy định tại Điều 6
– Căn cứ quy định tại các luật chuyên ngành và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật có liên quan về miễn, giảm phí, lệ phí.
– Căn cứ dựa trên chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ về các chính sách có liên quan đến miễn, giảm phí, lệ phí.
– Căn cứ trên điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương nơi phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí, lệ phí.
Theo đó, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể đối tượng được miễn, giảm; mức giảm đối với các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền đảm bảo các đối tượng thuộc diện miễn, giảm phí, lệ phí bao gồm trẻ em, hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và một số đối tượng đặc biệt theo quy định của pháp luật.
4. Thẩm quyền đăng ký hộ tịch theo quy định của Luật hộ tịch:
Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư.
Cơ quan đăng ký hộ tịch theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật hộ tịch 2014 là các cơ quan sau:
“- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (ủy ban nhân dân xã);
– Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (ủy ban nhân dân huyện);
– Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (cơ quan đại diện ngoại giao).”
Sự kiện hộ tịch là các sự kiện quy định tại khoản 1 Điều 3
+ Sự kiện xác nhận vào Sổ hộ tịch các nội dung: Khai sinh; Kết hôn; Giám hộ; Nhận cha, mẹ, con; Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; Khai tử.
+ Sự kiện ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Thay đổi quốc tịch; Xác định cha, mẹ, con; Xác định lại giới tính; Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi; Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn; Công nhận giám hộ; Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
+ Sự kiện ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; hủy việc kết hôn; ly hôn; giám hộ; xác định cha, mẹ, con; nhận cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
+ Các sự kiện hộ tịch khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào Điều 7
Thứ nhất, Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau:
“- Đăng ký ‘ác việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật
– Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam; kết hôn, nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam; khai tử cho người nước ngoài cư trú ổn định lâu dài tại khu vực biên giới của Việt Nam.”
Thứ hai, Ủy ban nhân dân cấp huyện đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau (trừ trường hợp đăng ký hộ tịch cho các cá nhân ở khu vực biên giới):
– Đăng ký sự kiện hộ tịch khai sinh, kết hôn, giám hộ, nhận cha mẹ con, khai tử có yếu tố nước ngoài;
– Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc;
– Thực hiện các việc hộ tịch: Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
Thứ ba, Cơ quan đại diện đăng ký các việc hộ tịch quy định tại Điều 3 của Luật hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
–