Công ty cho phép người khác sử dụng tài sản của nhà nước thì có vi phạm pháp luật hay không?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi, tôi đang là giám đốc doanh nghiệp chuyên về xây dựng chung cư, biệt thự. Tháng 5 vừa qua tôi có nhận một dự án thuộc nhà nước, cụ thể là xây dựng nhà ở cho quân nhân quốc phòng, ngân sách nhà nước đổ vào cho dự án là 1,5 tỷ. Tuy nhiên trường hợp này tôi dùng danh nghĩa của công ty đã cho cháu tôi mượn ô tô (là tài sản của nhà nước để phục vụ việc vận chuyển nguyên vật liệu) để kinh doanh (có hợp đồng), như vậy tôi có vi phạm pháp luật không và bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Điều 9 Thông tư 07/2014/TT-BTC hướng dẫn Điều 8 Nghị định 192/2013/NĐ-CP như sau:
“Việc xử phạt hành vi cho mượn tài sản nhà nước không đúng quy định được thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 192/2013/NĐ-CP.
Hành vi cho mượn tài sản nhà nước không đúng quy định là hành vi cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng tài sản nhà nước không phân biệt có hợp đồng cho mượn hay không có hợp đồng cho mượn, không phân biệt thời hạn cho mượn.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Theo quy định này, khi bạn cho cháu bạn mượn xe ô tô – là tài sản thuộc sở hữu nhà nước , mặc dù có giao kết hợp đồng vay tiền tuy nhiên hợp đồng này là không đúng với quy định của pháp luật bởi đây là tài sản của nhà nước, nên bạn đã vi phạm pháp luật về việc cho người khác mượn tài sản nhà nước không đúng quy định.
Về mức phạt tiền đối với hành vì này, bạn tham khảo ở Điều 8 Nghị định 192/2013/NĐ-CP:
“1. Phạt tiền đối với tổ chức có hành vi cho mượn tài sản nhà nước không đúng quy định theo các mức phạt sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp cho mượn tài sản có giá trị dưới 100.000.000 đồng;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp cho mượn tài sản là xe ô tô; tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp cho mượn tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Buộc hoàn trả lại tài sản cho mượn. Trường hợp tài sản đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra thì phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản; trường hợp không khôi phục lại được tình trạng ban đầu của tài sản thì phải trả lại bằng tiền hoặc tài sản có công năng sử dụng tương đương với tài sản ban đầu;
b) Buộc phải nộp vào ngân sách nhà nước số tiền tương ứng với số tiền thuê tài sản trong thời gian cho mượn.”
Như vậy công ty bạn sẽ có thể bị phạt trong khung từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng vì hành vi cho người khác mượn xe ô tô. Ngoài ra, công ty còn có hể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 2 Điều 8 nêu trên.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.