Việc xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của các Tòa án khác cấp là gì? Việc xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của các Tòa án khác cấp trong Tiếng anh là gì? Quy định về việc xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của các Tòa án khác cấp theo Bộ luật tố tụng hình sự?
Chế định về thẩm quyền xét xử của Tòa án các cấp trong Bộ luật tố tụng hình sự là chế định quan trọng, nhằm xác định trách nhiệm, chức năng chính của cơ quan tư pháp này là xét xử. Bên cạnh các quy định cụ thể về xác định thẩm quyền theo cấp, lãnh thổ, tính chất nghiêm trọng của vụ án, ở chế định này còn giải quyết tất cả những trường hợp có thể gặp phải, trong đó có “việc xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của các Tòa án khác cấp”. Dưới đây, Luật Dương Gia sẽ phân tích cụ thể quy định này và phân tích các vấn đề liên quan về quy định này.
1. Việc xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của các Tòa án khác cấp là gì?
Việc xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của các Tòa án khác cấp là quy định về trường hợp bị cáo phạm nhiều tội mà mỗi tội lại thuộc thẩm quyền của các cấp tòa án khác nhau và quy định này phải giải đáp được câu hỏi “Tòa án nào sẽ có thẩm quyền cuối cùng xét xử bị cáo?”
2. Việc xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của các Tòa án khác cấp trong Tiếng anh là gì?
Việc xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của các Tòa án khác cấp trong Tiếng anh là ” Trial against a defendant committing multiple crimes that fall within the jurisdiction of a Court at different level”
3. Quy định về việc xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của các Tòa án khác cấp theo Bộ luật tố tụng hình sự?
Điều 271
3.1. Xác định bị cáo?
Bị cáo được hiểu là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.
Trong quá trình tham gia tố tụng, bị cáo được thực hiện các quyền và buộc phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
– Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
– Tham gia phiên tòa;
– Được
– Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa;
– Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
– Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
– Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
– Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
– Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa;
– Nói lời sau cùng trước khi nghị án;
– Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa;
– Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;
– Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
– Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã;
– Chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án.
Có thể thấy rằng, trong tương quan giữa quyền và nghĩa vụ, thì quyền của bị cáo nhiều hơn nghĩa vụ của bị cáo, xuất phát từ việc đảm bảo quyền con người, khi họ bị đặt trong tình trạng bị hạn chế một số quyền khác như quyền tự do đi lại,…
3.2. Phạm nhiều tội là gì?
Bộ luật hình sự hiện hành không đưa ra bất kỳ một quy định, hướng dẫn cụ thể về trường hợp phạm nhiều tội, thực tế, khái niệm phạm nhiều tội được nghiên cứu dưới góc độ lý luận khoa học, có thể hiểu phạm nhiều tội là trường hợp hành vi hoặc các hành vi được thực hiện của người phạm tội thỏa mãn dấu hiệu của nhiều cấu thành tội phạm khác nhau và “không có cấu thành tội phạm nào trong các cấu thành tội phạm đó mà riêng nó có thể phản ánh hết tính sai phạm (tính nguy hiểm) của hành vi.
Về trường hợp phạm nhiều tội do một hành vi phạm tội: Đây là trường hợp chỉ có một hành vi phạm tội được thực hiện nhưng hành vi này lại phù hợp với dấu hiệu của nhiều cấu thành tội phạm khác nhau và mỗi cấu thành tội phạm đều không thu hút hết các tình tiết của hành vi nên cũng không phản ánh được hết tính nguy hiểm của hành vi. Ví dụ: Một hành vi phạm tội thỏa mãn nhiều cấu thành tội phạm cơ bản khác nhau như hành vi cố ý đấm chết người nhằm chiếm đoạt tài sản của họ. Hành vi này thỏa mãn cấu thành tội phạm của tội giết người (điều 123 BLHS) và cấu thành tội cướp tài sản (điều 168 Bộ luật hình sự)
Về trường hợp phạm nhiều tội do nhiều hành vi phạm tội: Đây là trường hợp có nhiều hành vi phạm tội được thực hiện phù hợp với dấu hiệu của nhiều cấu thành tội phạm và tất cả các cấu thành tội phạm này mới phản ánh được hết tính nguy hiểm cho xã hội của các hành vi phạm tội. Ví dụ, sau khi đâm nạn nhân bị thương nặng do mâu thuẫn (Điều 134 BLHS), người phạm tội đã điều khiển xe máy bỏ chạy nhưng do phóng nhanh nên đã gây tai nạn giao thông làm chết người (Điều 260 Bộ luật hình sự). Trong ví dụ này, người phạm tội có hai hành vi phạm tội khác nhau và mỗi hành vi phạm tội thỏa mãn một cấu thành tội phạm.
3.3. Thẩm quyền xét xử của Tòa án khác cấp?
Theo quy định của Luật tổ chức
– Tòa án nhân dân tối cao.
– Tòa án nhân dân cấp cao.
– Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
– Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
– Tòa án quân sự.
Xét trong phạm vi địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh là Tòa án cấp trên của Tòa án nhân dân cấp huyện. Việc phân định thẩm quyền xét xử của tòa án trong trường hợp này được quy định như sau:
– Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm:
+ Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
+ Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;
+ Các tội quy định tại các điều 123 (Tội giết người), 125 (Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh), 126 (Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội), 227 (Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên), 277 (Tội vi phạm quy định về điều khiển tàu bay), 278 (Tội cản trở giao thông đường không) , 279 (Tội đưa vào sử dụng tàu bay, thiết bị bảo đảm hoạt động bay không bảo đảm an toàn), 280 (Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển tàu bay) , 282 (Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy), 283 (Tội điều khiển tàu bay vi phạm quy định về hàng không của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), 284 (Tội điều khiển phương tiện hàng hải vi phạm quy định về hàng hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), 286 (Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử) , 287 (Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử), 288 (Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông), 337 (Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước) , 368 (Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội), 369 (Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội), 370 (Tội ra bản án trái pháp luật), 371 (Tội ra quyết định trái pháp luật), 399 (Tội đầu hàng địch) và 400 (Tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh) của Bộ luật hình sự;
+ Các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án:
+ Vụ án hình sự về các tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực;
+ Vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài;
+ Vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người.
Như vậy, việc trao quyền cho Tòa án nhân dân cấp trên trong trường hợp bị cáo phạm nhiều tội mà mỗi tội thuộc thẩm quyền của các tòa án khác cấp nhằm đảm bảo được tính thống nhất, trong khi đó, tội phạm thuộc thẩm quyền cấp tỉnh xét xử là tội phạm nguy hiểm cao hơn, phức tạp hơn mà cấp huyện có thể không thể giải quyết được.
3.4. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội đối với cá nhân.
Về nguyên tắc, khi xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt. Quy định về quyết định hình phạt được nêu rõ tại Điều 55 Bộ hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017,cụ thể:
Đối với hình phạt chính:
– Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn;
– Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
– Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân;
– Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình;
– Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;
– Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác.
Đối với hình phạt bổ sung:
– Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;
– Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên.
Nhìn chung, việc tổng hợp hình phạt theo quy định trên cũng đã tính theo hướng có lợi cho bị cáo, vừa đảm bảo được tính răn đe, nghiêm khắc của hình phạt, vừa mang tính giáo dục, nhân văn đối với một cá nhân đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nghiêm trọng.