Giao quyết định, tống đạt văn bản là gì? Các văn bản trong tố tụng hình sự cần được cấp, tống đạt trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự? Trách nhiệm cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết, thông báo văn bản tố tụng? Các phương thức và thủ tục cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết hoặc thông báo văn bản tố tụng?
Theo quy định của
1. Giao quyết định, tống đạt văn bản là gì?
Văn bản tố tụng hình sự có thể hiểu là tài liệu, hồ sơ có liên quan đến vụ án, vụ việc, được cơ quan có thẩm quyền cung cấp, sử dụng trong quá trình tố tụng hình sự. Đối với những văn bản cần phải giao cho người liên quan thì cơ quan, người có trách nhiệm sẽ tiến hành giao, tống đạt văn bản đến người nhận theo trình tự và thủ tục theo quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự.
Giao quyết định là việc cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải giao các văn bản tố tụng cho người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Tống đạt theo quy định của tố tụng hình sự là việc các cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm Cơ quan điểu tra, Viện kiểm sát,
2. Các văn bản trong tố tụng hình sự cần được cấp, tống đạt trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, các văn bản tố tụng như quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế…thì đều phải thực hiện cấp, tống đạt
– Lệnh giữ người: Theo Khoản 3 Điều 115
– Quyết định tạm giữ: Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải gửi quyết định tạm giữ kèm theo các tài liệu làm căn cứ tạm giữ cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
Người thi hành quyết định tạm giữ phải
– Quyết định áp giải, dẫn giải: quyết định áp giải, dẫn giải được quy định tại Khoản 5 Điều 127 Bộ luật tố tụng Người thi hành quyết định áp giải, dẫn giải phải đọc, giải thích quyết định và lập biên bản về việc áp giải, dẫn giải theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.
– Biên bản về việc phong tỏa tài khoản: biên bản phong tỏa tài sản quy định tại Khoản 4 Điều 129 được lập thành năm bản, trong đó một bản được giao ngay cho người bị buộc tội, một bản giao cho người khác có liên quan đến người bị buộc tội, một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, một bản đưa vào hồ sơ vụ án, một bản lưu tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước.
3. Trách nhiệm cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết, thông báo văn bản tố tụng?
Theo Điều 142 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định về trách nhiệm cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết, thông báo văn bản tố tụng
“1. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết, thông báo văn bản tố tụng cho người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Bộ luật này.
2. Người được giao trách nhiệm cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết, thông báo văn bản tố tụng nhưng không thực hiện, thực hiện không đầy đủ theo quy định của Bộ luật này thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.”
Đối với việc cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết, thông báo văn bản tố tụng, bên nhận văn bản tố tụng được pháp luật quy định có quyền và trách nhiệm nhận văn bản tố tụng. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết, thông báo văn bản tố tụng có trách nhiệm thực hiện đúng việc cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết, thông báo văn bản tố tụng, đảm bảo văn bản tố tụng được giao đến người nhận. Trường hợp người được giao trách nhiệm cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết, thông báo văn bản tố tụng nhưng không thực hiện, thực hiện không đầy đủ theo quy định thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
4. Các phương thức và thủ tục cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết hoặc thông báo văn bản tố tụng?
4.1. Thủ tục cấp, giao, chuyển trực tiếp văn bản tố tụng
Thủ tục cấp, giao, chuyển trực tiếp văn bản tố tụng được quy định tại Điều 138 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015
“1. Người thực hiện việc cấp, giao, chuyển văn bản tố tụng phải trực tiếp chuyển giao cho người được nhận. Người nhận phải ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao nhận. Thời điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày họ ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao nhận.
2. Trường hợp người được nhận văn bản tố tụng vắng mặt thì văn bản tố tụng có thể được giao cho người thân thích của họ có đủ năng lực hành vi dân sự ký nhận và yêu cầu người này cam kết giao lại ngay cho người được nhận. Ngày ký nhận của người thân thích là ngày được cấp, giao văn bản tố tụng.
Trường hợp không thể giao cho người được nhận văn bản tố tụng quy định tại khoản này thì có thể chuyển giao văn bản đó cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập để giao lại cho người được nhận. Cơ quan, tổ chức phải thông báo ngay kết quả việc cấp, giao, gửi văn bản tố tụng cho các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã yêu cầu. Ngày ký nhận của cơ quan, tổ chức là ngày được cấp, giao văn bản tố tụng.
3. Trường hợp người được nhận văn bản tố tụng vắng mặt hoặc không rõ địa chỉ thì người thực hiện việc cấp, giao phải lập biên bản về việc không thực hiện được việc cấp, giao, có xác nhận của đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú, làm việc, học tập.
Trường hợp người được nhận văn bản tố tụng từ chối nhận văn bản tố tụng thì người thực hiện việc cấp, giao phải lập biên bản về việc từ chối và có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.
4. Trường hợp người được cấp, giao văn bản tố tụng là cơ quan, tổ chức thì văn bản tố tụng được giao trực tiếp cho người đại diện của cơ quan, tổ chức đó và phải được người này ký nhận. Thời điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày họ ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao nhận.”
Người có trách nhiệm thực hiện việc cấp, giao, chuyển văn bản tố tụng phải trực tiếp chuyển giao cho người được nhận, đảm bảo văn bản tố tụng phải được giao cho người nhận, người nhận phải ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao nhận, thời điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày họ ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao nhận.
Nếu người được nhận văn bản tố tụng vắng mặt thì văn bản tố tụng có thể được giao cho người thân thích của họ có đủ năng lực hành vi dân sự ký nhận và yêu cầu người này cam kết giao lại ngay cho người được nhận.
Nếu văn bản tố tụng không giao được đến người nhận thì người thực hiện việc cấp, giao phải lập biên bản về việc không thực hiện được việc cấp, giao, có xác nhận của đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú, làm việc, học tập.
Nếu người được cấp, giao văn bản tố tụng là cơ quan, tổ chức thì văn bản tố tụng được giao trực tiếp cho người đại diện của cơ quan, tổ chức đó và phải được người này ký nhận.
4.2. Thủ tục gửi văn bản tố tụng qua dịch vụ bưu chính
Theo Điều 139 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thủ tục gửi văn bản tố tụng qua dịch vụ bưu chính như sau:
“Việc gửi văn bản tố tụng qua dịch vụ bưu chính phải bằng thư bảo đảm và có xác nhận của người nhận văn bản tố tụng. Văn bản có xác nhận phải được chuyển lại cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Thời điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày họ xác nhận đã nhận được văn bản tố tụng.”
Ngoài phương thức giao văn bản tố tụng trực tiếp, Bộ Luật Tố tụng hình sự còn quy định phương thức gửi văn bản tố tụng qua dịch vụ bưu chính. Với phương thức gửi văn bản tố tụng này, người có trách nhiệm gửi văn bản tố tụng sẽ phải đảm bảo văn bản được gửi đến người nhận đúng thời hạn, việc gửi văn bản tố tụng qua dịch vụ bưu chính phải bằng thư bảo đảm và có xác nhận của người nhận văn bản tố tụng.