Pháp luật xây dựng quy định như thế nào về việc quản lý đầu tư đối với công trình xây dựng đặc thù?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi nhận được quyết định của UBND tỉnh về việc điều hành dự án bí mật nhà nước như vậy khi tiến hành quản lý đầu tư thì có phải lưu ý vấn đề gì hay không? Mong luật sư tư vấn giúp tôi!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Khoản 1 Điều 42 Nghị định 59/2015/NĐ-CP quy định Công trình xây dựng đặc thù như sau:
“Công trình xây dựng đặc thù theo quy định tại Điều 128 của Luật Xây dựng năm 2014 gồm:
1. Công trình bí mật nhà nước:
a) Công trình bí mật nhà nước gồm: Công trình xây dựng có yêu cầu phải tuân thủ bảo đảm bí mật trong các hoạt động đầu tư xây dựng thuộc các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực đặc thù khác; công trình xây dựng được quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
b) Thủ tướng Chính phủ quyết định việc xây dựng công trình bí mật nhà nước khi có yêu cầu đầu tư xây dựng.”
Như vậy, đối chiếu quy định này, công trình bí mật nhà nước được xem là một trong những công trình xây dựng đặc thù, do đó, việc quản lý đầu tư xây dựng cũng có một số khác biệt cần phải lưu ý hơn đối với việc quản lý xây dựng thông thường.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Điều 43 Nghị định 59/2015/NĐ-CP quy định về việc quản lý đầu tư xây dựng công trình xây dựng đặc thù như sau:
“1. Đối với công trình bí mật nhà nước:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư xây dựng công trình bí mật nhà nước sau khi được Thủ tướng Chính phủ quyết định về chủ trương đầu tư công trình bí mật nhà nước;
b) Người quyết định đầu tư xây dựng công trình bí mật nhà nước có quyền quyết định hoặc ủy quyền cho chủ đầu tư quyết định, chịu trách nhiệm về việc tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng và được giao thầu (không thông qua lựa chọn nhà thầu) từ giai đoạn lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng cho đến giai đoạn hoàn thành đưa công trình vào khai thác, sử dụng.
2. Đối với công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, có tính cấp bách:
a) Người quyết định đầu tư xây dựng công trình theo lệnh khẩn cấp, có tính cấp bách tự quyết định về trình tự thực hiện đầu tư xây dựng và hình thức quản lý dự án; tự tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế và dự toán xây dựng, giám sát thi công và nghiệm thu bàn giao công trình hoàn thành phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng;
b) Công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, có tính cấp bách được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 89 của Luật Xây dựng năm 2014;
c) Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép người quyết định đầu tư xây dựng công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, có tính cấp bách quyết định hoặc ủy quyền cho chủ đầu tư quyết định, chịu trách nhiệm về việc tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng và được giao thầu (không thông qua lựa chọn nhà thầu) từ giai đoạn lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng cho đến giai đoạn hoàn thành đưa công trình vào khai thác, sử dụng.
3. Đối với công trình xây dựng tạm:
a) Chủ đầu tư tự tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng phù hợp với quy định của Nghị định này; tự tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; tự quyết định giao nhận thầu xây dựng công trình hoặc tự thực hiện xây dựng;
b) Chủ đầu tư hoặc nhà thầu xây dựng công trình chính có trách nhiệm phá dỡ, thu dọn công trình xây dựng tạm (nếu có) để khôi phục mặt bằng nguyên trạng khi bàn giao công trình hoàn thành.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.