Xem xét dấu vết trên thân thể là gì? Xem xét dấu vết trên thân thể Tiếng Anh là gì? Xem xét dấu vết trên thân thể theo Bộ luật tố tụng hình sự? Ý nghĩa của việc xem xét dấu vết trên thân thể? Thủ tục lập biên bản xem xét dấu vết trên thân thể?
Để tìm ra sự thật trong vụ án Hình sự, cơ quan điều tra phải tiến hành hàng loạt các biện pháp nghiệp vụ như: Khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai, thu thập chứng cứ, khám nghiệm tử thi…Một trong những biện pháp điều tra phổ biến trong vụ án hình sự là việc tiến hành xem xét dấu vết trên thân thể. Những quy định về xem xét dấu vết trên thân thể theo Bộ luật tố tụng Hình sự sẽ đực Luật Dương Gia gửi đến bạn trong bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý:
–
1. Xem xét dấu vết trên thân thể là gì?
Trong mọi vụ án hình sự, chỉ cần là nơi thủ phạm đã đi qua, tác động lên thì chắc chắn sẽ để lại dấu vết. Dấu vết trong tố tụng hình sự là dạng vật chất cụ thể hình thành do quá trình tác động cơ học, vật lý, hóa học, sinh học giữa thủ phạm và nạn nhân cũng như các sự vật có mặt tại hiện trường.
Xem xét dấu vết hình sự là việc các cơ quan điều tra bằng các biện pháp chuyên môn nghiệp vụ của mình tiến hành tìm hiểu, thu thập các chứng cứ có tại hiện trường, trên cơ thể nạn nhân…mà thủ phạm để lại để giải quyết vụ án Hình sự. Dấu vết hình sự rất đa dạng: Dấu vết trên thân thể, dấu vết do súng đạn, dấu vết do tác động ngoại lực, máu, chất bài tiết, dấu vết chân, giày dép,…
Xem xét dấu vết trên thân thể là biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự được tiến hành bởi Điều tra viên nhằm tạm thời hạn chế quyền tự do thân thê người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng để phát hiện trên người họ dấu vết của tội phạm hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đối với việc tìm ra sự thật của vụ án nhằm phục vụ công tác điều tra
2. Xem xét dấu vết trên thân thể Tiếng Anh là gì?
Xem xét dấu vết trên thân thể Tiếng Anh là: “Inspection of traces across a body”
3. Xem xét dấu vết trên thân thể theo Bộ luật tố tụng hình sự
Xem xét dấu vết trên thân thể được quy định tại Điều 203 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 với nội dung cụ thể như sau:
” Điều 203. Xem xét dấu vết trên thân thể
1. Khi cần thiết, Điều tra viên tiến hành xem xét dấu vết của tội phạm hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án trên thân thể người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị hại, người làm chứng. Trong trường hợp cần thiết thì Cơ quan điều tra trưng cầu giám định.
2. Việc xem xét dấu vết trên thân thể phải do người cùng giới tiến hành và phải có người cùng giới chứng kiến. Trường hợp cần thiết thì có thể mời bác sĩ tham gia.
Nghiêm cấm xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị xem xét dấu vết trên thân thể.
Khi xem xét dấu vết trên thân thể phải lập biên bản mô tả dấu vết để lại trên thân thể; trường hợp cần thiết phải chụp ảnh, trưng cầu giám định. Biên bản xem xét dấu vết trên thân thể được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này”.
3.1. Đối tượng của biện pháp xem xét dấu vết trên thân thể
Theo quy định xem xét dấu vết trên thân thể được quy định tại Điều 203 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, khi cần thiết Điều tra viên tiến hành xem xét dấu vết của tội phạm hoặc các dấu vết khác trên thân thể người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị hại, người làm chứng từ đó xác định được mức độ của tội phạm, mức độ thương tật của đối tượng
3.2. Thẩm quyền tiến hành xem xét dấu vết trên thân thể trong vụ án hình sự
Theo quy định tại điểm g), Khoản 1, Điều 37 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, tiến hành xem xét dấu vết trên thân thể là một trong các nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên,: “Tiến hành khám nghiệm hiện trường, khai quật tử thi, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra”.
Như vậy, Điều tra viên cú quyền tiến hành xem xét dấu vết trên thân thể đối tượng trong quá trình điều tra vụ án hình sự
3.3. Nguyên tắc của việc xem xét dấu vết trên thân thể
Việc xem xét dấu vết trên thân thể phải do người cùng giới tiến hành
Vì vậy, việc đề xuất nguyên tắc việc xem xét dấu vết trên thân thể phải do người cùng giới tiến hành nhằm đảm bảo sự tôn trọng quyền riêng ư, quyền được bảo vệ về sức khỏe, danh dự của người trở thành đối tượng của hoạt động điều tra.
Xem xét dấu vết trên thân thể phải có người cùng giới chứng kiến
Vai trò của người chứng kiến trong vụ án hình sự là vô cùng quan trọng. Người chứng kiến là người không có bất kì một liên quan nào đối với các đương sự trọng vụ án hình sự nhằm đảm bảo công tác điều tra nói chung và biện pháp xem xét dấu vết trên thân thể được diễn ra một cách khách quan, chính xác nhất
Trường hợp cần thiết thì có thể mời bác sĩ tham gia
Trong một số vụ án Hình sự có những tình tiết phức tạp, việc xem xét dấu vết để lại trên thân thể cần thiết sư phối hợp của các bác sĩ với cơ quan điều tra.
Bị can, bị cáo hay bất cứ người liên quan nào trở thành đối tượng để các cơ quan điều tra thực hiện việc xem xét dấu vết trên thân thể được quyền bảo đảm bất khả xâm phạm về thân thể. Cụ thể, khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 nêu rõ: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏa, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.”
Tiến hành xem xét dấu vết trên thân thể phải được lập thành biên bản
Biên bản xem xét dấu vết trên thân thể ghi rõ thời gian, địa điểm tiến hành, điều tra viên thực hiện, người chứng kiến…và có chữ ký của những người tham gia. Nội dung biên bản là việc ghi lại quá trình tiến hành xem xét dấu vết trên thân thể của nạn nhân/nhân chứng/ người liên quan trong vụ án hình sự. Những dấu vết để lại nếu có thể nhìn bằng mắt thường sẽ được tiến hành chụp lại. biên bản mô tả cụ thể, chi tiết dấu vết để lại trên thân thể của người đó.
Việc xem xét dấu vết trên thân thể cần được tiến hành nhanh chóng, kịp thời
Dấu vết trên thân thể nạn nhận hoặc những người liên quan có thể bị mất theo thời gian. Vì vậy công tác xác định và tiến hành thu thập dấu vết trên thân thể người bị hại, người liên quan trong vụ án hình sự yêu cầu phải thực hiện ngay khi có tin báo về tội phạm.
4. Ý nghĩa của việc xem xét dấu vết trên thân thể
Mỗi dấu vết hình sự là 1 phần của sự thật về các vụ phạm tội hoặc vu việc có tính hình sự. Dấu vết hình sự được ví như những nhân chứng câm trong vụ án Hình sự. Việc phát hiện đầy đủ các loại dấu vết và khai thác triệt để mọi thông tin sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều tra, xử lý các vụ án hình sự, cụ thể:
– Dấu vết hình sự làm rõ nội dung, tính chất của vụ việc, quá trình diễn biến của vụ việc.
– Dấu vết hình sự giúp xác định phương thức, thủ đoạn và công cụ, phương tiện phạm tội, thời gian, địa điểm xảy ra vụ việc phạm tội
– Những thông tin từ các loại dấu vết được phát hiện, thu lượm là cơ sở để dựng lại hiện trường phụ vụ cho việc chứng minh tội phạm của cơ quan điều tra
5. Thủ tục lập biên bản xem xét dấu vết trên thân thể
Khi tiến hành hoạt động điều tra, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015, cụ thể:
– Biên bản ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung của hoạt động tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc người liên quan đến hoạt động tố tụng, khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ.
– Biên bản phải có chữ ký của những người mà Bộ luật này quy định. Những điểm sửa chữa, thêm, bớt, tẩy xóa trong biên bản phải được xác nhận bằng chữ ký của họ.
– Trường hợp người tham gia tố tụng không ký vào biên bản thì người lập biên bản ghi rõ lý do và mời người chứng kiến ký vào biên bản.
– Trường hợp người tham gia tố tụng không biết chữ thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến. Biên bản phải có điểm chỉ của người tham gia tố tụng và chữ ký của người chứng kiến.
– Trường hợp người tham gia tố tụng có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc vì lý do khác mà không thể ký vào biên bản thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến và những người tham gia tố tụng khác. Biên bản phải có chữ ký của người chứng kiến.”
Biên bản xem xét dấu vết trên thân thể là văn bản ghi lại toàn bộ quá trình cơ quan điều tra tiến hành xem xét dấu vết trên thân thể của đương sự trong vụ án hình sự. Tại nơi lập biên bản xem xét dấu vết trên thân thể, Điều tra viên, Cán bộ điều tra lập biên bản phải đọc biên bản cho người tham gia tố tụng nghe, giải thích cho họ quyền được bổ sung và nhận xét về biên bản. Ý kiến bổ sung, nhận xét được ghi vào biên bản; trường hợp không chấp nhận bổ sung thì ghi rõ lý do vào biên bản. Người tham gia tố tụng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra cùng ký tên vào biên bản. Biên bản phải được chuyển ngay cho Điều tra viên để đưa vào hồ sơ vụ án.
Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về xem xét dấu vết trên thân thể theo Bộ luật tố tụng hình sự. Để được tư vấn rõ hơn về vấn đề này hoặc có bất cứ vấn đề pháp luật gì cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!