Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam được thiết lập dựa trên quy định như thế nào?
Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam được xây dựng dựa trên quy định tại Nghị định 29/2015/NĐ-CP như sau:
Một là, Căn cứ quy định của Luật Công chứng và Nghị định 29/2015/NĐ-CP, Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc thông qua Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam.
Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam được áp dụng thống nhất đối với Hiệp hội công chứng viên Việt Nam và các Hội công chứng viên.
Hai là, Điều lệ của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
– Tôn chỉ, mục đích và biểu tượng của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam;
– Quyền, nghĩa vụ của hội viên Hiệp hội công chứng viên Việt Nam;
– Mối quan hệ giữa Hiệp hội công chứng viên Việt Nam và Hội công chứng viên;
– Thủ tục gia nhập, rút tên khỏi danh sách hội viên của Hội công chứng viên, khai trừ tư cách hội viên;
– Nhiệm kỳ, cơ cấu tổ chức, thể thức bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam, Hội công chứng viên;
– Mối quan hệ phối hợp giữa các Hội công chứng viên trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định;
– Cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc, Đại hội toàn thể công chứng viên của Hội công chứng viên; trình tự, thủ tục tiến hành Đại hội của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam, Hội công chứng viên;
– Việc ban hành nội quy của Hội công chứng viên;
– Tài chính của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam, Hội công chứng viên;
– Khen thưởng, kỷ luật hội viên và giải quyết khiếu nại, tố cáo;
– Nghĩa vụ báo cáo của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam, Hội công chứng viên;
– Quan hệ với cơ quan, tổ chức khác.
Ba là, Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày được thông qua, Hội đồng công chứng viên toàn quốc gửi Bộ Tư pháp Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam để xem xét phê duyệt. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt Điều lệ sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Nội vụ; trường hợp từ chối thì phải
Bốn là, Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam bị từ chối phê duyệt trong các trường hợp sau đây:
– Có nội dung trái với quy định của Hiến pháp và pháp luật;
– Quy trình, thủ tục thông qua Điều lệ không đảm bảo tính hợp lệ, dân chủ, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Năm là, Trong trường hợp Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam bị từ chối phê duyệt thì Hội đồng công chứng viên toàn quốc phải sửa đổi nội dung Điều lệ hoặc tổ chức lại Đại hội để thông qua Điều lệ theo đúng quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày Điều lệ sửa đổi, bổ sung được thông qua, Hội đồng công chứng viên toàn quốc gửi Bộ Tư pháp Điều lệ sửa đổi, bổ sung để xem xét, phê duyệt. Việc phê duyệt Điều lệ sửa đổi, bổ sung được thực hiện theo quy định của Điều 31 Nghị định 29/2015/NĐ-CP.
Sáu là, Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam có hiệu lực kể từ ngày được phê duyệt.