Thi hành bản án, quyết định của Tòa án là gì? Thi hành bản án, quyết định của Tòa án theo tố tụng hình sự?
Theo quy định của pháp luật thì Bản án hình sự sơ thẩm được hiểu là phán quyết của Hội đồng xét xử, dựa trên kết quả tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm giữa bên công tố và bên bào chữa. Đây là một văn bản tố tụng quan trọng nhưng chưa có hiệu lực pháp luật ngay và có thể bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Vậy để hiểu thêm về Bản án, quyết định của Tòa án theo tố tụng hình sự và việc Thi hành bản án, quyết định của Tòa án theo tố tụng hình sự hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi
Căn cứ pháp lý:
1. Thi hành bản án, quyết định của Tòa án là gì?
1.1. Khái niệm bản án sơ thẩm
Bản án hình sự sơ thẩm là phán quyết của Hội đồng xét xử, dựa trên kết quả tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm (giữa bên công tố và bên bào chữa). Đây là một văn bản tố tụng quan trọng nhưng chưa có hiệu lực pháp luật ngay và có thể bị kháng cáo hoặc kháng nghị
1.2. Hình thức của bản án hình sự
Việc soạn thảo bản án hình sự sơ thẩm đảm bảo được các yêu cầu là một nội dung rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự, nhất là hiện nay, việc công bố bản án là một yêu cầu bắt buộc. Đặc biệt là Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19/9/2017 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC cũng đã ban hành mẫu và hướng dẫn viết bản án hình sự sơ thẩm thống nhất trong toàn ngành. Tuy nhiên, qua nghiên cứu các quy định về viết bản án hình sự sơ thẩm; công tác kiểm tra giám đốc án, cũng như nghiên cứu một số vụ án, chúng tôi thấy còn nổi lên một số tồn tại trong việc viết bản án.
1.3. Về thể thức bản án:
Theo thống nhất tại hội nghị trực tuyến tập huấn viết bản án năm 2017 của
1.4. Về nội dung của bản án
– Phần mở đầu:
Phần này phản ánh các nội dung theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 260 BLTTHS 2015 gồm có các Thông tin của những người tiến hành tố tụng, và những thông tin của người tham gia tố tụng và những người khác được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa; thời gian, và các địa điểm mở phiên tòa, xử công khai hay xử kín
+ Phần tiêu đề ở góc trái bản án bao gồm các bản án in đậm nội dung “Bản án số 04/2020/HS-ST ngày… tháng… năm” có bản án lại in thường; có bản án ghi “Bản án số: 01/2021/HSST”. Có bản án lại “sáng tác” thêm mục “Vụ: B và Tr; tội: “Đánh nhau” sau số bản án và ngày tháng – là những nội dung mà mẫu bản án của TANDTC không hướng dẫn phải viết vào bản án theo quy định của pháp luật
+ Phần lý lịch của bị cáo: Hồ sơ vụ án phản ánh bị cáo không có bí danh hay tên gọi nào khác nhưng có bản án vẫn ghi “Tên gọi khác (bí danh): Không” là thừa. Có bản án không phản ánh nội dung “dân tộc, giới tính, tôn giáo, quốc tịch” của bị cáo.
Mặt khác, mẫu bản án số 25-HS ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐTP ngày 19/9/2019 của Hội đồng TANDTC hướng dẫn “nếu bị cáo trên 18 tuổi thì ghi ngày, tháng, năm sinh hoặc tuổi” theo chúng tôi là chưa thống nhất bởi tuổi của bị cáo chỉ được tính đến thời điểm Tòa án xét xử còn nếu ghi ngày tháng năm sinh của bị cáo thì đó là dữ liệu gắn với một con người suốt cả cuộc đời; đồng thời nếu ghi đầy đủ ngày tháng năm sinh của bị cáo sẽ đảm bảo thống nhất tất cả các bản án trong toàn ngành.
Phần “Nhận định của Tòa án”
Phần này phải phản ánh đầy đủ các nội dung theo quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 260 BLTTHS
1.5. Khái niệm Thi hành bản án, quyết định của Tòa án
Bản án, quyết định của tòa án là văn bản tố tụng khác nhau do tòa án ban hành trong quá trình giải quyết vụ án. Bản án của tào án quyết đinh việc bị cáo có tội hay không có tội, hình phạt và các biện pháp tư pháp khá
2. Thi hành bản án, quyết định của Tòa án theo tố tụng hình sự
2.1. Bản án, quyết định vụ án hình sự được thi hành
– Bản án, quyết định được thi hành là bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc chưa có hiệu lực pháp luật nhưng thuộc trường hợp thi hành ngay.
– Bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật:
– Nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của tòa án đòi hỏi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhấn hữu quan nghiêm chỉnh chấp hành (Xem: Khoản 1 Điều 28
+ Bản án, quyết định phúc thẩm: Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án. Quyết định phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày ra quyết định.
+ Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm: Quyết định của hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.
– Bản án, quyết định của tòa án chưa có hiệu lực pháp luật được thi hành ngay (Điều 363
Nguyên tắc, việc thi hành án chỉ được thực hiện đối với bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, để bảo đảm quyền lợi cho bị cáo, bản án, quyết định của tòa án chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay, cho dù sau đó vẫn có thể bị kháng cáo, kháng nghị.
– Đây là trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà tòa án cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án, tuyên bị cáo không có tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo và hình phạt không phải là hình phạt tù hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam. Trong trường hợp này, hội đồng xét xử sơ thẩm quyết định trả tự do ngay cho bị cáo tại phiên tòa sau khi tuyên án. Hình phạt cảnh cáo cũng được thi hành ngay tại phiên tòa.
2.2. Thẩm quyền và thủ tục ra quyết định thi hành án
Thẩm quyền và thủ tục ra quyết định thi hành án được quy định tại điều 364 Bộ Luật Tố Tụng Hình sự quy định như sau:
– Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm có thẩm quyền ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác cho Chánh án Tòa án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án.
– Thời hạn ra quyết định thi hành án là 07 ngày kể từ ngày bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác thi hành của Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm thì Chánh án Tòa án được ủy thác phải ra quyết định thi hành án.
– Trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại thì quyết định thi hành án phạt tù phải ghi rõ trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, người đó phải có mặt tại cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để thi hành án.
– Trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại mà bỏ trốn thì Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án yêu cầu cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi người bị kết án phạt tù đang tại ngoại ra quyết định truy nã.
2.3. Thủ tục và thời hạn ra quyết định thi hành án hình sự
Chánh án tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày bản án và quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm và tái thẩm. Chánh án tòa án được ủy thác ra quyết định thi hành án trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác thi hành của chánh án tòa án đã xét xử sơ thẩm.
2.4. Giải thích, sửa chữa bản án, quyết định của tòa án hình sự
– Cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự, Viện kiểm sát, người bị kết án, bị hại, đương sự liên quan đến việc thi hành án có quyền yêu cầu Tòa án đã ra bản án, quyết định giải thích, sửa chữa những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định để thi hành.
– Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã ra bản án, quyết định có trách nhiệm giải thích, sửa chữa những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định của Tòa án. Trường hợp Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không thể thực hiện được thì việc giải thích, sửa chữa do Chánh án Tòa án đã ra bản án, quyết định đó thực hiện.
2.5. Giải quyết kiến nghị đối với bản án, quyết định của tòa án hình sự
Căn cứ tại điều 366
Trường hợp cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự kiến nghị về việc xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì Tòa án có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị. Trường hợp vụ án phức tạp thì thời hạn trả lời có thể kéo dài nhưng không quá 120 ngày kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị
Trên đây là các thông tin của chúng tôi về Thi hành bản án, quyết định của Tòa án theo tố tụng hình sự và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.