Người bị khiếu nại trong tố tụng hình sự là gì? Người bị khiếu nại trong tố tụng hình sự tiếng anh là gì? Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại trong tố tụng hình sự? Thời hiệu và thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong tố tụng hình sự?
Khiếu nại có những vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng trong thực tế đời sống góp phần đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và hoạt động quản lý Nhà nước của nhân dân. Hoạt động khiếu nại ngày càng trở lên gần gũi và phổ biến trong đời sống của mỗi người dân. Với những vai trò đó, Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều văn bản và chính sách ban hành quy định về hoạt động khiếu nại. Vậy, người bị khiếu nại trong tố tụng hình sự được quy định ra sao? Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại trong tố tụng hình sự.
1. Người bị khiếu nại trong tố tụng hình sự là gì?
Hoạt động khiếu nại trong tố tụng hình sự là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận thất các quyết định, hành vi sai trái từ đó đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền tiếp nhận, xem xét, giải quyết lại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo trình tự, thủ tục được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Như vậy, người bị khiếu nại trong tố tụng hình sự cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã ban hành quyết định, hành vi tố tụng trước đó mà người khiếu nại có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
– Quyết định tố tụng có thể bị khiếu nại là các quyết định của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án
– Hành vi tố tụng có thể bị khiếu nại là hành vi được thực hiện trong hoạt động tố tụng của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Thẩm tra viên, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được thực hiện theo quy định của BLTTHS.
2. Người bị khiếu nại trong tố tụng hình sự tiếng anh là gì?
Người bị khiếu nại tiếng anh là “complainant”.
3. Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại trong tố tụng hình sự:
Theo Điều 473 Bộ luật tố tụng hình sự quy định nội dung như sau:
“1. Người bị khiếu nại có quyền:
a) Được
b) Đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định, hành vi tố tụng bị khiếu nại;
c) Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi tố tụng của mình.
2. Người bị khiếu nại có nghĩa vụ:
a) Giải trình về quyết định, hành vi tố tụng bị khiếu nại; cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
b) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại;
c) Bồi thường thiệt hại, bồi hoàn, khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi tố tụng trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật.”
Quyền lợi và nghĩa vụ của người bị khiếu nại
– Quyền của người bị khiếu nại:
Người bị khiếu nại sẽ được thông báo về nội dung khiếu nại.
Người bị khiếu nại trình bày những nội dung khiếu nại bằng phương thức trực tiếp bằng miệng hoặc bằng văn bản. Khi người bị khiếu nại trình bày bằng miệng những ý kiến chứng minh tính hợp pháp của quyết định cũng như hành vi tố tụng mà họ đã thực hiện trước cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải lập biên bản trong đó ghi rõ những ý kiến, đề xuất, yêu cầu của người bị khiếu nại.
Người bị khiếu nại cũng được quyền cung cấp cho cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại các văn bản pháp luật kèm theo để chứng minh cho tính hợp pháp của quyết định cũng như hành vi tố tụng mà họ đã thực hiện. Người bị khiếu nại có quyền đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định, hành vi tố tụng bị khiếu nại.
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người bị khiếu nại có quyền yêu cầu được đối chất với người khiếu nại và thông qua cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại yêu cầu người khiếu nại giải trình những vấn đề chưa rõ ràng hoặc thiếu căn cứ pháp luật trong nội dung khiếu nại cùa người khiếu nại.
Người bị khiếu nại cũng có quyền nhận văn bản giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi tố tụng cùa mình. Trong trường hợp văn bản giải quyết khiếu nại chưa phải là quyết định cuối cùng, người bị khiếu nại sẽ có quyền yêu cầu cấp trên trực tiếp của cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét lại văn bản giải quyết khiếu nại nêu trên.
– Nghĩa vụ của người bị khiếu nại:
Khi cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại yêu cầu, người bị khiếu nại có nghĩa vụ cung cấp các thông tin, tài liệu, văn bản pháp luật, các tài liệu khác,… liên quan tới nội dung khiếu nại của người khiếu nại.
Khi bị khiếu nại, người bị khiếu nại còn có nghĩa vụ giải trình rõ các căn cứ pháp lý của quyết định và hành vi tố tụng mà họ đã thực hiện nhưng đang bị khiếu nại. Việc giải trình đó cũng có thể được tiến hành trực tiếp bằng miệng trước cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc bằng văn bản. Khi có kết quả giải quyết khiếu nại cuối cùng, người bị khiếu nại có nghĩa vụ chấp hành kết quả giải quyết khiếu nại đó.
Trong trường hợp, nếu việc ra quyết định và việc thực hiện hành vi tố tụng của người bị khiếu nại đã gây thiệt hại mà được cơ quan hoặc người có thẩm quyền khẳng định trong văn bản giải quyết khiếu nại thì người bị khiếu nại có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
4. Thời hiệu và thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong tố tụng hình sự:
Căn cứ pháp luật:
4.1. Thời hiệu khiếu nại:
Theo Điều 471 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định nội dung như sau:
“1. Thời hiệu khiếu nại là 15 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật.
2. Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật thời hiệu khiếu nại quy định như sau:
+ Khiếu nại lần đầu là 15 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng và cho rằng có vi phạm pháp luật.
+ Trong trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì thời gian có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không tính vào thời hiệu.
+ Khiếu nại lần hai là 03 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được quyết định giải quyết khiếu nai.
+ Đối với trường hợp biết được mà không phải nhận được quyết định giải quyết khiếu nại thì không phải là căn cứ tính thời hiệu.
4.2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại:
Bộ luật tố tụng hình sự quy định các chủ thể sau có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, bao gồm các đối tượng sau:
– Thứ nhất, viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp
– Thứ hai, chánh án Tòa án nhân dân các cấp
– Thứ ba, thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra
– Thứ tư, cấp trưởng Cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra.
Trong đó, thẩm quyền giải quyết khiếu nại được quy định cụ thể như sau:
– Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án đó giải quyết quy định trực tiếp tại Điều 474 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
– Khiếu nại quyết định bắt, tạm giam trong giai đoạn xét xử do Chánh án Tòa án nhân dân giải quyết.
– Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra trừ khiếu nại về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam do Thủ trưởng Cơ quan điều tra giải quyết lần đầu, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp giải quyết lần hai trong trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng Cơ quan điều tra bị khiếu nại quy định trực tiếp tại Điều 475 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
– Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Thủ trưởng Cơ quan điều tra và các quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra đã được Viện kiểm sát phê chuẩn do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp giải quyết lần đầu. Thẩm quyền giải quyết lần hai đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nếu việc giải quyết khiếu nại lần đầu do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
– Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của cấp phó, cán bộ điều tra của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trừ khiếu nại về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam do cấp trưởng cơ quan được được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết lần đầu. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp giải quyết lần hai trong trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại của cấp trưởng bị khiếu nại.
– Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của cấp trưởng cơ quan được được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp giải quyết.
– Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát do Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết lần đầu. Thẩm quyền giải quyết lần hai do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp trong trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu bị khiếu nại quy định trực tiếp tại Điều 476 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
– Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát do Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết.
– Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên và Kiểm tra viên công tác tại Viện kiểm sát quân sự trung ương, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương giải quyết.
– Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Thẩm phán, Thẩm tra viên, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực trước khi mở phiên tòa do Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án quân sự khu vực giải quyết lần đầu. Thẩm quyền giải quyết lần hai do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu giải quyết quy định trực tiếp tại Điều 477 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
– Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án quân sự khu vực trước khi mở phiên tòa do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu giải quyết.
– Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Thẩm phán, Thẩm tra viên, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu trước khi mở phiên tòa do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu giải quyết lần đầu. Thẩm quyền giải quyết lần hai do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương giải quyết.
– Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Thẩm phán, Thẩm tra viên, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao trước khi mở phiên tòa do Chánh án Tòa án cấp cao giải quyết lần đầu. Thẩm quyền giải quyết lần hai do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết.
– Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương giải quyết.
– Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm tra viên công tác tại Tòa án nhân dân tối cao, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán và Thẩm tra viên công tác tại Tòa án quân sự trung ương, Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương giải quyết.