Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự là gì? xét xử phúc thẩm vụ án hình sự tiếng anh là gì? Phạm vi và thời hạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự?
Khi
Căn cứ pháp lý Bộ Luật Tố tụng hinh sự 2015
1. Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự là gì?
1.1. Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự là gì?
Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật kháng cáo hoặc kháng nghị.
1.2.Thủ tục phiên tòa phúc thẩm
Căn cứ tại Điều 354. Thủ tục phiên tòa phúc thẩm quy định về thủ tục phiên tòa như sau:
– Thủ tục bắt đầu phiên tòa và thủ tụng tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm được tiến hành như phiên tòa sơ thẩm nhưng trước khi xét hỏi, một thành viên của Hội đồng xét xử trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị.
– Chủ tọa phiên tòa hỏi người kháng cáo có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo hay không; nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo và Chủ tọa phiên tòa hỏi Kiểm sát viên có thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị hay không; nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị.
– Khi tranh tụng tại phiên tòa, Kiểm sát viên, người khác liên quan đến kháng cáo, kháng nghị phát biểu ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị. Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án.
1.3. Ý nghĩa của xét xử vụ án hình sự
– Thông qua việc thực hiện công tác xét xử, phát hiện và sửa chữa sai lầm của tòa án cấp dưới, tòa án cấp phúc thẩm hướng dẫn tòa án cấp dưới giải thích và vận dụng đúng pháp luật. Bản án sơ thẩm là một hình thức án mẫu để học tập và rút kinh nghiệm cho việc xét xử.
– Vì vậy, giai đoạn xét xử sơ thẩm còn có ý nghĩa bảo đảm việc áp dụng pháp luật đúng đắn và thống nhất Xét xử sơ thẩm sửa chữa những sai lâm trong việc giải quyết vụ án
– Tòa án cấp sơ thẩm khi kiểm tra tính họp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm và trong quá trình xét xử lại vụ án, xét lại quyết định sơ thẩm có khả năng phát hiện những sai lầm, thiếu sót trong việc giải quyết vụ án của toà án cấp sơ thẩm và khắc phục, sửa chữa những sai lầm, thiếu sót đó một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, qua đó bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và của cá nhân.
2. Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự tiếng anh là gì?
Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự tiếng anh là “Court of First Instance/County Court”
3. Phạm vi và thời hạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
3.1. Thủ tục phúc thẩm và thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm
– Thủ tục phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm như sau:
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 362 Bộ luật tố tụng hình sự quy định:
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thụ lí hồ sơ vụ án, Tòa án cấp phúc thẩm phải mở phiên họp để xem xét quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, hội đồng xét xử phúc thẩm phải mở phiên họp. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định, tòa án cấp phúc thẩm phải chuyển hồ sơ vụ án kèm theo quyết định mở phiên họp cho viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, viện kiểm sát phải trả hồ sơ vụ án cho tòa án
Khi phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, hội đồng xét xử phúc thẩm phải triệu tập người kháng cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị tham gia phiên họp. Trường hợp những người được triệu tập này vắng mặt, dù có lí do chính đáng hay không, hội đồng xét xử phúc thẩm vẫn tiến hành phiên họp. Kiểm sát viên viện kiểm sát cùng cấp với tòa án cấp phúc thẩm bắt buộc phải có mặt tại phiên họp. Tại phiên họp, một thành viên của hội đồng xét xử phúc thẩm trình bày tóm tắt nội dung quyết định sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị và chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có). Kiểm sát viên viện kiểm sát cùng cấp với tòa án cấp phúc thẩm phát biểu quan điểm của viện kiểm sát về việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị trước khi hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định.
– Về Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm quy định như sau:
Đối với phúc thẩm quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, hội đồng xét xử phúc thẩm có các quyền sau (theo điều 361 Bộ luật tố tụng hình sự):
– Không chấp nhận kháng cáo và kháng nghị và giữ nguyên quyết định cùa tòa án cấp sơ thẩm. Hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên quyết định của tòa án cấp sơ thẩm khi xét thấy các quyết định của tòa án cấp sơ thẩm có căn cứ và đúng pháp luật.
– Sửa quyết định của tòa án cấp sơ thẩm. Hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định sửa quyết định của tòa án cấp sơ thẩm khi xét thấy quyết định này không có căn cứ và không đúng pháp luật nhưng không cần thiết phải hủy quyết định đó, chuyển hồ sơ vụ án cho tòa án cấp sơ thẩm để tiếp tục giải quyết vụ án
– tòa quyết định của tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho tòa án cấp sơ thẩm để tiếp tục giải quyết vụ án. Hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định hủy quyết định của tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho tòa án cấp sơ thẩm để tiếp tục giải quyết vụ án khi xét thấy quyết định này không có căn cứ và không đúng pháp luật nhưng không thể sửa quyết định đó ngay tại phiên họp phúc thẩm.
3.2. Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Tại Điều 277. Thời hạn chuẩn bị xét xử
– Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định đó là
+ Đưa vụ án ra xét xử
+ Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung
+ Tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án
Trường hợp vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải
Trường hợp Đối với vụ án được trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trường hợp phục hồi vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này kể từ ngày Tòa án ra quyết định phục hồi vụ án. và Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án có thể mở phiên tòa trong thời hạn 30 ngày.
3.3. Phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Đối với phạm vi xét xử vụ án hình sự được quy định trong Bộ Luật Tố Tụng Hình sự như sau:
Điều 298 BLTTHS năm 2015 quy định như sau:
1. Tòa án xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà VKS truy tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra
xét xử.
2. Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà VKS đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà VKS đã truy tố.
3. Trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh VKS truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để VKS truy tố lại và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; nếu VKS vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó.
Theo đó có thể thấy bản chất của phạm vi xét xử sơ thẩm là mối quan hệ pháp lý giữa chức năng buộc tội và chức năng xét xử trong TTHS. Mối quan hệ giữa hai chức năng này không thể không ảnh hưởng đến chức năng bào chữa vì các chức năng cơ bản của TTHS tồn tại không tách rời nhau. Cơ sở lý luận của mối quan hệ này trước hết là lý luận về các chức năng cơ bản của TTHS, theo đó, các chức năng buộc tội, bào chữa và xét xử độc lập với nhau, quan hệ mật thiết, biện chứng với nhau do các chủ thể khác nhau thực hiện
Thông qua việc thực hiện công tác xét xử, phát hiện và sửa chữa sai lầm của tòa án cấp dưới, tòa án cấp phúc thẩm hướng dẫn tòa án cấp dưới giải thích và vận dụng đúng pháp luật. Bản án sơ thẩm là một hình thức án mẫu để học tập và rút kinh nghiệm cho việc xét xử. Qua bài viết của chúng tôi đã cung cấp thông tin cho bạn đọc về Phạm vi và thời hạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, các thông tin pháp lý khác dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành.