Đình chỉ điều tra và tạm đình chỉ điều tra là gì? Đình chỉ điều tra và tạm đình chỉ điều tra tiếng anh là gì? Quy định về đình chỉ điều tra và tạm đình chỉ điều tra?
Điều tra là hoạt động tố tụng do người và cơ quan có thẩm quyền thực hiện nhằm xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ làm cơ sở cho việc truy cứu hay không truy cứu trách nhiệm hình sự. Là một giai đoạn trong quá trình tố tụng, giai đoạn này cơ quan điều tra – một trong những cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ tiến hành căn cứ vào những dấu vết để lại để tìm ra sự thật khách quan của vụ án và kết thúc giai đoạn này bằng bản kết luận điều tra chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát để Viện truy tố nhưng có một số trường hợp ở giai đoạn điều tra việc điều tra sẽ bị đình chỉ. Vậy pháp luật quy định về đình chỉ điều tra như thế nào? Cùng Luật Dương Gia tìm hiểu qua bài viết dưới đây
Cơ sở pháp lý:
–
– Bộ luật hình sự
1. Đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ điều tra là gì?
Đình chỉ điều tra là gì?
Đình chỉ điều tra là việc Cơ quan điều tra không tiến hành điều tra đối với vụ án đó nữa theo quy định của pháp luật.
Tạm đình chỉ điều tra là gì?
Tạm đình chỉ điều tra là việc cơ quan điều tra khi xét thấy có một trong các trường hợp bị can không cấu thành hành vi phạm tội trong vụ án hoặc chưa xác định được chính xác bị can trong vụ án là ai trong khi thời hạn điều tra đã hết
2. Đình chỉ điều tra và tạm đình chỉ điều tra tiếng anh là gì?
Đình chỉ điều tra và tạm đình chỉ điều tra tiếng anh là “Suspend investigation and Suspension of investigation”
3. Quy định về đình chỉ điều tra và tạm đình chỉ điều tra?
3.1. Quy định về đình chỉ điều tra
Các trường hợp phải đình chỉ điều tra theo quy định của pháp luật
Căn cứ theo Điều 230
– Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp:
+ Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự;
+ Đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.
– Quyết định đình chỉ điều tra ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định, lý do và căn cứ đình chì điều tra, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trả lại tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), việc xử lý vật chứng và những vấn đề khác có liên quan.
Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chi điều tra không liên quan đến tất cả bị can thì có thể đình chỉ điều tra đối với từng bị can.
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ điều tra kèm theo hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra có căn cứ thì Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền; nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra không có căn cứ thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi điều tra, nếu thấy đủ căn cứ để truy tố thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố theo thời hạn, trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật này.
Các trường hợp ra quyết định đình chỉ điều tra
Trường hợp ra quyết định đình chỉ điều tra sẽ được quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ luật tố tụng hình sự hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự.
Đối với trường hợp vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì sau khi bị hại có yêu cầu khởi tố, Cơ quan điều tra đã tiến hành khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và đang tiến hành các hoạt động điều tra, chứng minh vụ án. Khi đang trong giai đoạn điều tra, bị hại tự nguyện rút yêu cầu khởi tố theo khoản 2 điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự thì cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra.
Với trường hợp khi có một trong các căn cứ không khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự thì vụ án cũng sẽ bị đình chỉ. Ngoài ra, điều luật cũng quy định vụ án phải bị đình chỉ điều tra trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo điều 16 Bộ luật hình sự, người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự (theo điều 29 và khoản 2 điều 91 Bộ luật hình sự).
Khi hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm. Đây là trường hợp Cơ quan điều tra đã tiến hành thu thập chứng cứ nhằm chứng minh tội phạm và người phạm tội, giải quyết vụ án hình sự. Tuy nhiên, các chứng cứ thu thập được chưa đủ để chứng minh bị can đã thực hiện tội phạm. Quy định này phù hợp với nguyên tắc suy đoán vô tội – nguyên tắc mới trong Bộ luật Tổ tụng hình sự năm 2015 “…Khi không đủ hoặc không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội”
Như vây, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định đình chỉ điều tra khi xét thấy các trường hợp đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm, trường hợp vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì sau khi bị hại có yêu cầu khởi tố, trường hợp khi có một trong các căn cứ không khởi tố vụ án hình sự,
3.2 Quy định về tạm đình chỉ điều tra
Theo quy định tại Điều 229
– Cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp:
+ Khi chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn điều tra vụ án. Trường hợp không biết rõ bị can đang ở đâu, Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã trước khi tạm đình chỉ điều tra;
+ Khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo thì có thể tạm đình chỉ điều tra trước khi hết thời hạn điều tra;
+ Khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn điều tra. Trong trường hợp này, việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.
– Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà lý do tạm đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả bị can thì có thể tạm đình chỉ điều tra đối với từng bị can.
– Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ điều tra, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định này cho Viện kiểm sát cùng cấp, bị can, người bào chữa hoặc người đại diện của bị can;
Căn cứ vào các điều luật những trường hợp tạm đình chỉ điều tra thì tạm đình chỉ điều tra được thực hiện khi có một trong hai trường hợp sau đây:
+ Khi bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác;
+ Trong trường hợp chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu mà đã hết thời hạn điều tra.
– Điều luật quy định các điều kiện cụ thể cho từng trường hợp tạm đình chỉ điều tra
+ Đối với trường hợp tạm đình chỉ điều tra khi bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác thì luật quy định phải có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y và việc tạm đình chỉ điều tra có thể được thực hiện ở bất cứ thời điểm nào.
+ Theo quy định thì việc tạm đình chỉ là quyền của cơ quan có thẩm quyền tạm đình chỉ. Các cơ quan đó có thể không tạm đình chỉ nếu xét thấy, tình tiết bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác không cản trở việc làm sáng tỏ chân lý về vụ án. Với trường hợp nếu quyết định tạm đình chỉ vì lý do bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác thì phải trưng cầu giám định và phải có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định tạm đình chỉ điều tra khi xét thấy các căn cứ trường hợp Khi chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn điều tra vụ án, Khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo thì có thể tạm đình chỉ điều tra trước khi hết thời hạn điều tra, v….v..
3.3. Kiểm sát việc đình chỉ điều tra và tạm đình chỉ điều tra
– Kiểm sát viên kiểm sát việc tạm đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra, bảo đảm các trường hợp tạm đình chỉ điều tra thực hiện theo đúng quy định như sau:
Theo quy định tại Điều 160 BLTTHS thì Viện Kiểm sát tiếp nhận đầy đủ tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố do cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển đến, tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú và chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết.
Kiểm sát việc tiếp nhận, trực tiếp kiểm sát, kiểm sát việc kiểm tra, xác minh và việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; kiểm sát việc tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; kiểm sát việc phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm.
– Khi nhận thấy quyết định tạm đình chỉ điều tra không có căn cứ thì ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi điều tra theo quy định.
Theo điều 165 của BLTTHS quy định về Viện kiểm sát thực hành quyền công tố như sau:
– Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can.
– Phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can không có căn cứ và trái pháp luật.
– Khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can trong các trường hợp do Bộ luật này quy định.
– Viện kiểm sát khi xét thấy có đủ căn cứ để truy tố bị can thì quyết định hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố bị can.
– Trường hợp xét thấy có căn cứ thì Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng ủy quyền phải yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra hủy bỏ ngay biện pháp ngăn chặn và tiến hành trả lại các đồ vật, tài liệu đã tạm giữ hoặc tịch thu cho bị can hoặc người có liên quan
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành cụ thể trong Bộ luật tố tụng hình sự thì đình chỉ điều tra và tạm đình chỉ điều tra là một giai đoạn trong hoạt động điều tra mà nội dung của nó là một chuỗi hoạt động tố tụng được các cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền tố tụng thực hiện!