Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là gì? Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong Tiếng anh là gì? Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm?
Mọi bản án, quyết định của Tòa án phải đảm bảo dược tính đúng đắn, hợp pháp và được sự tôn trọng trong xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn những bản án, quyết định của tòa án có những sai lầm nghiêm trọng và cần được khắc phục. Vì lẽ đó, trong tố tụng hình sự luôn quy định một thủ tục đặc biệt để xem xét lại tính đúng đắn và hợp pháp trong các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án đó là thủ tục giám đốc thẩm. Kháng nghị giám đốc thẩm là cơ sở duy nhất để phát sinh nghĩa vụ của tòa án, là tiền đề để tiến hành thủ tục giám đốc thẩm tại Tòa án nhằm kiểm tra lại tính đúng đắn, tính hợp pháp và là điểm mấu chốt để phát hiện vi phạm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
1. Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là gì?
Theo quy định tại Điều 370
Kháng nghị theo quan niệm được ghi nhận trong Từ điển Tiếng Việt là “tỏ lòng phản đối”. Thuật ngữ kháng nghị xuất hiện nhiều trong các ngành luật tố tụng nhằm bày tỏ sự phản đối của một chủ thể này đối với quan điểm của một chủ thể khác đã được thể hiện bằng văn bản. Trong tố tụng hình sự, kháng nghị xét trên khía cạnh động từ dùng để chi một hoạt động tố tụng của người có thẩm quyền nhằm bày tỏ sự phản đối của mình với một hành vi tố tụng khác. Xét dưới khía cạnh danh từ, kháng nghị trong tố tụng hình sự là một văn bản pháp lý cũng bày tỏ sự phản đối của người có thẩm quyền đối với hành vi tố tụng của người khác.
Từ điện Luật học giải thích “kháng nghị trong tố tụng hình sự là việc Viện Kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp yêu cầu tòa án xét lại bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật theo thủ tục phúc thẩm, xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.”
Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là một loại kháng nghị trong tố tụng hình sự. Do đó, kháng nghị giám đốc thẩm cũng mang các đặc điểm chung của kháng nghị trong tố tụng hình sự như là một hoạt động tố tụng của người có thẩm quyền, được thể hiện bằng văn bản cụ thể bày tỏ sự phản đối với bản án, quyết định của tòa án và nhằm đảm bảo tính đúng đắn của các bản án, quyết định đó. Tuy nhiên, kháng nghị giám đốc thẩm cũng có những đặc trưng riêng để phân biệt với các loại kháng nghị khác trong tố tụng hình sự. Kháng nghị giám đốc thẩm là cơ sở để phát sinh thủ tục giám đốc thẩm. Kháng nghị giám đốc thẩm có đối tượng, căn cứ, hậu quả pháp lý riêng theo quy định của pháp luật.
2. Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong Tiếng anh là gì?
Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong Tiếng anh là “Protested according to the cassation procedure“
3. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm?
3.1. Căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Điều 371 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định:
“Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong các căn cứ:
1. Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;
2. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án;
3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.”
Các căn cứ này được hiểu một cách cụ thể như sau:
– Căn cứ 1: Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án.
+ Tình tiết khách quan của vụ án là những sự kiện có thật đã xảy ra trong quá khứ và được cơ quan tiến hành tố tụng chứng minh đầy đủ và toàn diện. Sau khi xem xét các tình tiết khách quan của vụ án, vì những lí do khác nhau như nghiên cứu hồ sơ chưa đầy đủ, đánh giá chứng cứ sai lầm mà tòa án đưa ra kết luận trong bản án, quyết định của mình không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án. Như vậy, kết luận không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án là những kết luận không đảm bảo các quy định của pháp luật về vấn đề xem xét đánh giá chứng cứ, vi phạm các nguyên tắc chứng minh đã được pháp luật quy định.
– Căn cứ 2: Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án;
Tại nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần “xét sử sơ thẩm” của
– Căn cứ 3: Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. Sai lầm trong việc áp dụng pháp luật là những sai lầm trong việc áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án. Thường là sai lầm trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự, sai lầm trong việc định tội danh không đúng, áp dụng tình tiết tặng nặng, giảm nhẹ không đúng, sai lầm trong tổng hợp hình phạt, quyết định hình phạt….
3.2. Những người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
Những người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm quy định tại điều 373 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 bao gồm: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát tố cao, Chánh án Tòa án quân sự Trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao.
– Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. So với quy định tại khoản 1 Điều 275
– Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.
– Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
Một trong những thay đổi lớn nhất của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm được quy định tại khoản 3 Điều 373 là Chánh án TAND cấp cao và viện trưởng VKSND cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND tỉnh, huyện trong phạm vi thẩm quyền lãnh thổ. Không quy định thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm cho Chánh án TAND cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp quân khu.
3.3. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại Điều 379 Bộ luật tố Bộ luật tố tụng hình sự 2015 được phân biệt thành ba loại: thời hạn kháng nghị theo hướng bất lợi cho người bị kết án; thời hạn kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết an; thời hạn kháng nghị vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, cụ thể
– Việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Quy định như trên của điều luật này thể hiện rõ thái độ của Nhà nước ta trong việc xác định mục đích của giám đốc thẩm và thể hiện tính nhân đạo trong tố tụng hình sự, đồng thời đảm bảo tính ổn định và hiệu lực của các bản án và quyết định. Trong trường hợp này, người bị kết án được hưởng lợi từ sai lần của cơ quan tiến hành tố tụng.
– Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ. Trái với kháng nghị theo hướng bất lợi cho người bị kết án, vấn đề thời hạn không đặt ra đối với kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng có lợi cho người bị kết án. Việc quy định như trên cho thấy trách nhiệm của nhà nước trong việc sữa chữa sai lầm trong các bản án, quyết định làm ảnh hưởng xấu đến người bị kết án. Ngay cả trong trường hợp người bị kết án đã chết, vấn đề kháng nghị bản án, quyết định vẫn đặt ra nhằm mục đích minh oan, phục hồi danh dự nhân phẩm cho người bị kết án.
– Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Điều 334 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định người có thẩm quyền có quyền kháng nghị trong thời hạn 03 năm kể từ ngày bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp hết thời hạn 03 năm nhưng đương sự đã có đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và tiếp tục có đơn đề nghị thì thời hạn kháng nghị kéo dài thêm 02 năm.
Nếu không có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì người có quyền kháng nghị phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị biết rõ lý do của việc không kháng nghị.