Sinh con là nhu cầu cơ bản của mỗi cá nhân, gia đình. Tuy nhiên, trong thực tế tùy theo điều kiện kinh tế, xã hội của mỗi thời kỳ. Khi sinh con thứ 3 đảng viên, giáo viên, công chức,... có cần viết tờ trình về việc sinh con thư 3 hay không?
Mục lục bài viết
1. Mẫu tờ trình về việc sinh con thứ ba là gì?
Tờ trình về việc sinh con thứ ba là văn bản được cá nhân sử dụng để trình bày với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về lý do dẫn đến việc sinh con thứ ba. Thông thường biểu mẫu này được sử dụng trong các tổ chức, hành chính sự nghiệp.
Tờ trình về việc sinh con thứ ba là việc cá nhân sử dụng để trình bày về việc sinh con thứ 3 của mình với cơ quan có thẩm quyền để hưởng
2. Mẫu tờ trình về việc sinh con thứ ba mới nhất:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-
… , ngày … tháng … năm …
TỜ TRÌNH VỀ VIỆC SINH CON THỨ BA
Kính gửi : -Đồng chí … – Chủ tịch UBND …….
– Căn cứ Quyết định 102/QĐ-TW về xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm
– Hướng dẫn 04-HD/UBKTTW hướng dẫn một số điều theo quy định 102/QĐ-TW
Tên tôi là : … sinh ngày …
CMND số … cấp tại … ngày …/…./….
Nơi đăng ký HKTT …
Số điện thoại liên lạc …
Địa chỉ hiện tại …
Nơi công tác …
Chức vụ …
Ngày vào Đảng : … – Chính thức ngày …
Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc như sau:
Tôi tái hôn với … năm … tính đến nay đã được … năm. Trước khi kết hôn thì vợ chồng tôi mỗi người có một người con riêng . Tôi có một bé sinh năm … và chồng/ vợ tôi có một bé sinh năm … Sau khi kết hôn, đến năm … , gia đình chúng tôi có thêm một bé là con thứ ba trong gia đình .
Theo quy định về các trường hợp không vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình theo Hướng dẫn 04-HD//UBKTTW
“Điều 27. Vi phạm quy định về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình
Trường hợp không vi phạm về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, gồm:
– Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
– Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
– Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
– Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
– Cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
– Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ); sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.
Trường hợp sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên) thì thôi không xem xét, xử lý kỷ luật.”
Xét thấy trường hợp của tôi là thuộc trường hợp được sinh con thứ ba không vi phạm quy định pháp luật về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Với những lý do trên, tôi làm tờ trình này để trình bày cho Quý cơ quan về nguyên nhân dẫn tới việc sinh con thứ ba của tôi, đồng thời, kính đề nghị Đồng chí …Chủ tịch UBND … xem xét .
Tôi xin cam đoan với Quý cơ quan những gì mà tôi đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật, và xin chịu mọi trách nhiệm phát sinh nếu những thông tin này là sai sự thật. Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Nơi nhận: Người làm đơn
–…; (Ký tên đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu tờ trình về việc sinh con thứ ba:
-Ghi đầy đủ thông tin của người viết tờ trình, người làm đơn ký và ghi rõ họ tên.
4. Các quy định về sinh con thứ ba:
Theo quy định tại Điều 1, của Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số năm 2003 quy định về nghĩa vụ của các cặp vợ chồng trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, cụ thể như sau.
+ Vợ chồng quyết định thời gian và khoảng cách sinh con;
+ Các cặp vợ chồng chỉ được sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định;
Bảo vệ sức khỏe và thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, những bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh sản cho phụ nữ”.
Trường hợp đặc biệt nêu tại khoản 2, Điều 1 của Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số năm 2003 nêu trên hướng được quy định, hướng dẫn chi tiết tại
– Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
– Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên;
– Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên;
– Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi;
– Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận;
– Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):
+ Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ);
+ Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống”.
Đối với việc vi phạm quy định về sinh con thứ 3 được nêu tại Pháp lệnh Dân số 2003, Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh Dân số 2003 ban hành năm 2008 và các văn bản hướng dẫn chi tiết như đã nêu ở trên. Thì việc xử phạt được quy định lần đầu tiên tại
+ Đảng viên sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng.
+ Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Chính phủ.
+ Thành viên của các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý theo quy định của quy chế, quy định của đoàn thể, tổ chức.
+ Người dân sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý theo quy định của hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, xóm, cụm dân cư nơi cư trú.
Hiện nay, theo Quyết định số 588/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/4/2020 phê duyệt “chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030”, việc sinh có thứ ba được có đề cập đến trong một số nội dung cụ thể, theo đó ở góc độ quản lý nhà nước quy định như sau:
+ Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện sinh ít con hơn ở những địa phương có mức sinh còn cao, duy trì kết quả ở những nơi đã đạt mức sinh thay thế, sinh đủ hai con ở những nơi có mức sinh thấp.
+ Ở địa phương, phải thực hiện “vận động sinh ít con hơn ở nơi mức sinh còn cao, duy trì ở những nơi đã đạt mức sinh thay thế và sinh thêm con ở những nơi mức sinh đã xuống thấp.
Cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phù hợp với đặc điểm mức sinh của từng địa phương có mức sinh không giống nhau:
+ Đối với địa phương có mức sinh cao, tiếp tục áp dụng và nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích hiện hành như khuyến khích các cặp vợ chồng, gia đình, tập thể, cộng đồng không có người sinh con thứ ba trở lên; hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, bao gồm các phương tiện tránh thai; bồi dưỡng, hỗ trợ người thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ, người vận động thực hiện kế hoạch hóa gia đình,…
+ Đối với địa phương đã đạt mức sinh thay thế và có mức sinh thấp, trước mắt cần rà soát, bãi bỏ các chính sách khuyến khích sinh ít con. Từng bước ban hành, thực hiện các chính sách khuyến khích sinh đủ hai con áp dụng cho các gia đình, cộng đồng. Ở những địa phương đã có mức sinh dưới mức sinh thay thế thí điểm, mở rộng thực hiện các chính sách hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh con, nuôi dạy con; đồng thời có chính sách không khuyến khích kết hôn muộn, sinh con muộn và sinh ít con.
Các nhiệm vụ, hoạt động ưu tiên cần thực hiện ngay:
+ Bãi bỏ các quy định của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cộng đồng liên quan đến mục tiêu giảm sinh, tiêu chí giảm sinh con thứ 3 trở lên,…
+ Sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con trên cơ sở phân tích, đánh giá tác động của các chính sách về lao động, việc làm, nhà ở; phúc lợi xã hội; giáo dục; y tế,… đến việc sinh ít con; xây dựng, triển khai các mô hình can thiệp thích hợp.
Như vậy có thể thấy pháp luật nước ta quy định rất chặt chẽ về việc sinh con thứ ba, đối với những địa phương có mức sinh cao, tiếp tục áp dụng và nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích hiện hành như khuyến khích các cặp vợ chồng, gia đình, tập thể, cộng đồng không có người sinh con thứ ba trở lên; hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, bao gồm các phương tiện tránh thai; bồi dưỡng, hỗ trợ người thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ, người vận động thực hiện kế hoạch hóa gia đình,… Đối với Đẳng viên nếu sinh đến con thứ 3 thì sẽ bị kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành.