Quy định về việc thăm gặp phạm nhân trong trại giam, trại tạm giam và nhà tạm giữ là gì? Quy định về việc thăm gặp phạm nhân trong Trại giam, trại tạm giam và nhà tạm giữ tiếng anh là gì? Quy định về việc thăm gặp phạm nhân trong Trại giam, trại tạm giam và nhà tạm giữ? Trách nhiệm của thân nhân và phạm nhân trong thăm gặp?
Ngày nay, việc thăm gặp phạm nhân trong Trại giam, trại tạm giam và nhà tạm giữ đã được nhà nước ta quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật. Việc tổ chức cho phạm nhân gặp và ăn cơm cùng thân nhân phải kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm tuyệt đối an toàn cơ sở giam giữ, quản lý chặt chẽ phạm nhân, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn cho thân nhân phạm nhân. Vậy, việc thăm gặp phạm nhân trong Trại giam, trại tạm giam và nhà tạm giữ được quy định cụ thể như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn các quy định về việc thăm gặp phạm nhân trong Trại giam, trại tạm giam và nhà tạm giữ.
1. Quy định về việc thăm gặp phạm nhân trong trại giam, trại tạm giam và nhà tạm giữ là gì?
Quy phạm pháp luật là những quy tắc, chuẩn mực mang tính bắt buộc chung phải thi hành hay thực hiện đối với tất cả tổ chức, cá nhân có liên quan, và được ban hành hoặc thừa nhận bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Theo quy định của pháp luật, phạm nhân là người đã bị Tòa án tuyên là đã có tội phải chịu hình phạt theo bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Trại tạm giam là nơi để giam và giữ những người phạm pháp có lệnh tạm giam, tạm giữ hợp pháp của cơ quan có thẩm quyền. Nhà tạm giữ những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang và những người bị bắt theo lệnh truy nã.
Người phạm tội sau khi thực hiện tội phạm tùy từng trường hợp cụ thể sẽ bị bắt giam vào trại tạm giam, trại giam hoặc nhà tạm giữ.
Việc người thân của phạm nhân có nhu cầu vào gặp, thăm, gửi thư, gửi tiền, đồ vật và liên lạc điện thoại với phạm nhân là một trong những nhu cầu thiết yếu rất thực tế. Nhu cầu này đang từng bước được nới rộng hơn nhằm đảm bảo các quyền cơ bản của người đang chấp hành án phạt tù. Các quy định về việc thăm gặp phạm nhân trong trại giam, trại tạm giam và nhà tạm giữ đang ngày càng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và có những chính sách phù hợp với nhu cầu của xã hội.
2. Quy định về việc thăm gặp phạm nhân trong Trại giam, trại tạm giam và nhà tạm giữ tiếng anh là gì?
Quy định về việc thăm gặp phạm nhân trong Trại giam, trại tạm giam và nhà tạm giữ tiếng anh là “Regulations on visiting prisoners in Prisons, detention camps and detention houses”.
3. Quy định về việc thăm gặp phạm nhân trong Trại giam, trại tạm giam và nhà tạm giữ:
Căn cứ pháp lý:
+
+ Luật Thi hành án hình sự năm 2019.
3.1. Đối tượng được thăm gặp phạm nhân:
Ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột, dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột.
Mỗi lần đến thăm gặp phạm nhân tối đa không quá 3 (ba) người.
Ngoài ra, thông tư cũng quy định ngoài những đối tượng nêu trên các cá nhân, tổ chức, đại diện cơ quan hoặc thân nhân mà có nhu cầu thăm gặp phạm nhân thì phải được sự đồng ý của Giám thị Trại giam, Giám thị Trại tạm giam, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nếu xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của phạm nhân và yêu cầu phòng chống tội phạm, quản lý, giáo dục, cải tạo phạm nhân thì được thăm gặp phạm nhân.
3.2. Thủ tục thăm gặp phạm nhân:
Quy định tại Điều 5 Thông tư 14/2020/TT-BCA về thủ tục gặp phạm nhân như sau:
Thân nhân đến thăm gặp phạm nhân phải là người có tên trong Sổ thăm gặp (trường hợp thăm gặp lần đầu chưa có Sổ thăm gặp hoặc không có tên trong Sổ thăm gặp thì phải có đơn xin thăm gặp có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, học tập).
Khi cá nhân, tổ chức, đại diện cơ quan hoặc thân nhân có nhu cầu thăm gặp phạm nhân theo quy định thì phải có đề nghị bằng văn bản (đối với cá nhân, văn bản đề nghị phải được cơ quan nơi đang làm việc, học tập hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận), đồng thời phải có một trong những giấy tờ sau (trừ người dưới 14 tuổi):
– Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân;
– Hộ chiếu;
– Giấy tờ chứng minh là cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên nếu thuộc lực lượng vũ trang.
– Trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ tùy thân thì phải có đơn đề nghị có dán ảnh được Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, học tập xác nhận, đóng dấu vào đơn và đóng dấu giáp lai vào ảnh.
Đối với trường hợp thân nhân là vợ (hoặc chồng) của phạm nhân có đủ điều kiện được gặp phạm nhân tại phòng riêng theo quy định thì phải có:
– Giấy đăng ký kết hôn;
– Trước khi thăm gặp phải kê khai đồ dùng, tư trang cá nhân để cán bộ có trách nhiệm kiểm duyệt, nếu đồ vật không được đưa vào thì phải gửi ở tủ tại nhà thăm gặp;
– Phải viết
– Phạm nhân được gặp vợ hoặc chồng tại phòng riêng phải cam kết chấp hành các quy định pháp luật về dân số, kế hoạch hóa gia đình hiện hành. Phạm nhân nữ phải sử dụng biện pháp tránh thai và có giấy cam kết không mang thai để bảo đảm thời gian chấp hành án phạt tù.
3.3. Chế độ thăm gặp phạm nhân:
Phạm nhân được gặp thân nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật Thi hành án hình sự năm 2019, cụ thể như sau:
a- Phạm nhân được gặp thân nhân 01 lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 01 giờ;
b- Mỗi lần phạm nhân lập công hoặc được khen thưởng bằng hình thức “tăng số lần gặp thân nhân” thì được gặp thân nhân thêm 01 lần trong 01 tháng;
c- Phạm nhân liên tục được xếp loại thi đua chấp hành án phạt tù từ khá trở lên hoặc có thành tích trong lao động, học tập được khen thưởng hoặc do yêu cầu giáo dục cải tạo thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có thể xem xét, quyết định kéo dài thời gian gặp thân nhân tại Nhà gặp phạm nhân nhưng không quá 03 giờ hoặc được gặp vợ, chồng ở phòng riêng không quá 24 giờ.
Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được gặp thân nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 76 Luật Thi hành án hình sự năm 2019, cụ thể như sau:
a- Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được gặp thân nhân không quá 03 lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 03 giờ tại Nhà gặp phạm nhân.
b- Phạm nhân là người dưới 18 tuổi liên tục được xếp loại thi đua chấp hành án phạt tù từ khá trở lên hoặc có thành tích trong lao động, học tập được khen thưởng hoặc do yêu cầu giáo dục cải tạo thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có thể xem xét, quyết định kéo dài thời gian gặp thân nhân tại phòng riêng nhưng không quá 24 giờ.
Phạm nhân vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 thì 02 tháng được gặp thân nhân 01 lần, mỗi lần không quá 01 giờ, tính từ ngày có quyết định kỷ luật có hiệu lực đến ngày phạm nhân được Giám thị trại giam quyết định công nhận cải tạo tiến bộ theo quy định của Bộ Công an về tiêu chuẩn thi đua chấp hành án phạt tù và xếp loại thi đua chấp hành án phạt tù cho phạm nhân. Phạm nhân đang bị giam tại buồng kỷ luật thì không được gặp thân nhân. Cơ sở giam giữ phạm nhân có trách nhiệm thông báo việc hạn chế gặp thân nhân cho thân nhân phạm nhân biết để thực hiện.
Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải tổ chức cho phạm nhân gặp thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ, ngày Lễ, Tết theo giờ làm việc của đơn vị.
– Theo đó, phạm nhân được gặp thân nhân một lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 01 giờ, trường hợp đặc biệt thì được kéo dài thời gian nhưng không quá 03 giờ. Phạm nhân được khen thưởng thì được gặp thân nhân thêm một lần trong 01 tháng. Phạm nhân chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế trại giam hoặc lập công thì được gặp vợ hoặc chồng ở phòng riêng không quá 24 giờ. Trường hợp đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác có đề nghị được gặp phạm nhân thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, giải quyết. Trừ trường hợp đang bị kỷ luật thì phạm nhân không được gặp thân nhân. Những phạm nhân chấp hành tốt Nội quy của cơ sở giam giữ; tích cực học tập, lao động hoặc để thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật thì được kéo dài thời gian thăm gặp nhưng không quá 3 (ba) giờ.
– Đối với phạm nhân là người dưới 18 (mười tám) tuổi được gặp thân nhân theo chế độ đặc biệt hơn. Cụ thể:
Phạm nhân là người chưa thành niên được gặp thân nhân không quá ba lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 03 giờ, trường hợp đặc biệt được gặp không quá 24 giờ. Phạm nhân được liên lạc với thân nhân qua điện thoại mỗi tháng không quá bốn lần, mỗi lần không quá 10 phút, có sự giám sát của cán bộ trại giam và tự chịu chi phí. Nhà nước khuyến khích thân nhân của phạm nhân là người chưa thành niên quan tâm thăm gặp, gửi sách vở, đồ dùng học tập, dụng cụ thể dục thể thao, vui chơi giải trí cho phạm nhân.
– Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm phải tổ chức cho phạm nhân gặp thân nhân vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ, ngày Lễ, Tết. Thời gian tổ chức cho phạm nhân gặp thân nhân trong ngày do Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quyết định theo giờ làm việc của đơn vị.
– Khi phạm nhân gặp thân nhân được kéo dài thời gian thăm gặp không quá 3 (ba) giờ, gặp vợ hoặc chồng ở phòng riêng không quá 24 (hai bốn) giờ, căn cứ điều kiện cụ thể, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, quyết định có thể cho phạm nhân ăn cơm cùng thân nhân tại căng tin nhà thăm gặp trong thời gian 60 phút (mỗi lần không quá 3 (ba) người). Ngoài ra, khi tổ chức Hội nghị gia đình phạm nhân; hoặc trường hợp đặc biệt, do yêu cầu của công tác giáo dục, cần có sự phối hợp, tác động của gia đình để giáo dục phạm nhân; hoặc những phạm nhân có 2 (hai) quý liền kề ở thời điểm xét duyệt được xếp loại Tốt; hoặc lập công thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có thể xem xét, quyết định cho phạm nhân ăn cơm cùng thân nhân. Việc tổ chức cho phạm nhân ăn cơm cùng thân nhân phải kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm tuyệt đối an toàn cơ sở giam giữ, quản lý chặt chẽ phạm nhân, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn cho thân nhân phạm nhân.
4. Trách nhiệm của thân nhân và phạm nhân trong thăm gặp:
4.1. Đối với thân nhân của phạm nhân:
Thân nhân; cá nhân; đại diện cơ quan, tổ chức đến thăm gặp phạm nhân phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, Nội quy nhà thăm gặp, tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp và những cán bộ có trách nhiệm khác. Nếu gửi đồ vật cho phạm nhân thì phải kê khai danh mục các đồ vật và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc gửi đồ không đúng quy định. Không được đưa vào nhà thăm gặp các đồ vật cấm như: Các loại vũ khí, vật liệu nổ; công cụ hỗ trợ; chất gây mê, chất độc, chất cháy, chất gây cháy, chất phóng xạ, hóa chất, độc dược; các chất ma túy và thuốc tân dược có thành phần gây nghiện; rượu, bia và các chất kích thích khác; các đồ dùng bằng kim loại và đồ vật có thể dùng làm hung khí; các loại thiết bị kỹ thuật, điện tử; các loại ấn phẩm gây ảnh hưởng xấu đến công tác quản lý, giáo dục phạm nhân; các đồ vật khác có thể gây mất an toàn trại giam, gây nguy hại cho bản thân phạm nhân và người khác, ảnh hưởng xấu đến vệ sinh môi trường.
4.2. Đối với phạm nhân:
Khi thăm gặp, phạm nhân phải mặc quần áo được cấp bảo đảm gọn gàng, sạch sẽ (trường hợp phạm nhân mới đến chấp hành án, chưa được cấp quần áo thì được mặc quần áo dài thường, nhưng phải đóng dấu theo Nội quy của cơ sở giam giữ); nghiêm chỉnh chấp hành Nội quy của cơ sở giam giữ, Nội quy nhà thăm gặp và tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp.