Thủ tục Giải quyết chế độ trợ cấp cho người có công giúp đỡ cách mạng là gì? Vai trò của thủ tục Giải quyết chế độ trợ cấp cho người có công giúp đỡ cách mạng? Thủ tục Giải quyết chế độ trợ cấp cho người có công giúp đỡ cách mạng? Quy định khác liên quan?
Để có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, độc lập, tự do như ngày hôm nay thì có biết bao những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống, phải đánh đổi cả thanh xuân, xương máu của họ. Tổ quốc luôn ghi nhận và biết ơn công lao của họ, họ là những anh hùng dân tộc, của đất nước. Nhà nước đã có những chế độ, chính sách hộ trợ, trợ cấp cho những người có công giúp đỡ cách mạng. Vậy thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp cho người có công giúp được thực hiện như thế nào?
1. Thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp cho người có công giúp đỡ cách mạng là gì?
– Người có công với cách mạng bao gồm những đối tượng sau:
+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945
+ Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
+ Liệt sĩ
+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng
+ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
+ Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến
+ Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993
+ Người hưởng chính sách như thương binh
+ Bệnh binh
+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
+ Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày
+ Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế; người có công giúp đỡ cách mạng.
– Thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp cho người có công giúp đỡ cách mạng là cơ sở để giải quyết chế độ trợ cấp cho người có công giúp đỡ cách mạng.
2. Vai trò của thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp cho người có công giúp đỡ cách mạng.
Thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp cho người có công giúp đỡ cách mạng có vai trò là cơ sở để giải quyết chế độ trợ cấp cho người có công giúp đỡ cách mạng.
3. Thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp chế độ cho người có công giúp đỡ cách mạng
* Trình tự thực hiện thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp chế độ cho người có công giúp đỡ cách mạng bao gồm 2 bước cơ bản:
– Bước 1: Nộp đơn
+ Cá nhân lập bản khai (Mẫu CC1 Thông tư số 05)
+ Cá nhân khi nộp hồ sơ và gửi bản khai kèm theo bản sao một trong các giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều 37 Thông tư số 05 gửi UBND cấp xã Trường hợp người có công giúp đỡ cách mạng có tên trong hồ sơ khen thưởng nhưng không có tên trong Bằng “Có công với nước”, Huân chương, Huy chương Kháng chiến của gia đình thì kèm theo giấy xác nhận của cơ quan Thi đua – Khen thưởng cấp huyện.
+ Trong trường hợp Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” hoặc Huân chương, Huy chương Kháng chiến khen tặng cho gia đình, ghi tên nhiều người thì mỗi người lập một bộ hồ sơ riêng.
– Bước 2: Tiếp nhận và xử lý đơn
+ Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã trong có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận và lập danh sách kèm giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 38 Thông tư số 05 và gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều 38 Thông tư số 05 gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
+Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội , có trách nhiệm kiểm tra và ra quyết định trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần.
* Cơ quan thực hiện: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn., Phòng Lao động- Thương Binh và Xã hội
* Bản khai cá nhân dùng cho người có công giúp đỡ cách mạng
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN KHAI CÁ NHÂN
Dùng cho người có công giúp đỡ cách mạng
Họ và tên:……. Bí danh……….(1)
Sinh ngày…… tháng……. năm…. Nam/Nữ:……(2)
Nguyên quán:………..(3)
Trú quán:……(4)
Đã được khen thưởng (*):……
Theo Quyết định số…. ngày……….tháng……… năm…….. của……
………., ngày….. tháng…… năm…….
Chứng nhận của UBND xã, phường, thị trấn
Chứng nhận nội dung kê khai trên và chữ ký của: ………..là đúng sự thật./.
Ngày…….tháng…………….năm 20…….
………., ngày……….tháng………..năm ….
Người khai
(ký, ghi rõ họ tên)
* Hướng dẫn soạn thảo
(1): Điền họ tên, bí danh của người có công giúp đỡ cách mạng
(2): Điền ngày, tháng, năm sinh của người có công giúp đỡ cách mạng
(3): Điền nguyên quán của người có công giúp đỡ cách mạng
(4): Điền trú quán của người có công giúp đỡ cách mạng
4. Quy định khác liên quan.
* Hồ sơ giải quyết chế độ theo Điều 37 Thông tư 05/2013/TT- BLĐTBXH bao gồm:
– Bản khai cá nhân (Mẫu CC1).
– Bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công”, Bằng “Có công với nước”, Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến,
– Quyết định trợ cấp hàng tháng (Mẫu CC2) hoặc Quyết định trợ cấp một lần (Mẫu CC3).
*Thủ tục giải quyết chế độ ( Điều 38 Thông tư 05/2013/TT- BLĐTBXH)
– Cá nhân lập bản khai kèm giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều 37 của Thông tư này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Trường hợp người có công giúp đỡ cách mạng có tên trong hồ sơ khen thưởng nhưng không có tên trong Bằng “Có công với nước”, Huân chương, Huy chương Kháng chiến của gia đình thì kèm theo giấy xác nhận của cơ quan Thi đua – Khen thưởng cấp huyện.
– Trường hợp Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” hoặc Huân chương, Huy chương Kháng chiến khen tặng cho gia đình, ghi tên nhiều người thì mỗi người lập một bộ hồ sơ riêng.
– Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận và lập danh sách kèm giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
– Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều này gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
– Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra và ra quyết định trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần.
Như vậy, người có công giúp đỡ cách mạng sẽ gửi đầy đủ những giấy tờ cần thiết, cung cấp đầy đủ chính xác những thông tin, bản khai cá nhân dùng cho người có công giúp đỡ cách mạng đến cơ quan có thẩm quyền. Từ đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận và xem xét, làm thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp cho người có công giúp đỡ cách mạng.
Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, phòng Lao động thương binh xã hội có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm theo giấy tờ đã được quy định để gửi đến Sở Lao động thương binh và xã hội. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra và ra quyết định trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần.
* Hồ sơ, thủ tục giải quyết trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi người có công từ trần theo Điều 40 Thông tư 05/2013/TT- BLĐTBXH.
– Hồ sơ bao gồm:
+ Bản khai của thân nhân người có công với cách mạng từ trần (Mẫu TT1);
+ Bản sao Giấy chứng tử;
+ Hồ sơ của người có công với cách mạng;
+ Quyết định trợ cấp (Mẫu TT2).
– Thủ tục như sau:
+ Thân nhân người có công có trách nhiệm lập bản khai tình hình thân nhân gửi Ủy ban nhân dân cấp xã kèm bản sao giấy chứng tử. Trường hợp thân nhân là con dưới 18 tuổi phải có thêm bản sao Giấy khai sinh.
+ Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên đang đi học phải có thêm giấy xác nhận của cơ sở giáo dục nơi đang theo học; nếu đang theo học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc giáo dục đại học thì phải có thêm bản sao Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc giấy xác nhận của cơ sở giáo dục trung học phổ thông về thời điểm kết thúc học.
+ Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ phải có thêm giấy xác nhận mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật.
+ Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi mà không có thu nhập hàng tháng hoặc có thu nhập hàng tháng nhưng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn phải có thêm giấy xác nhận mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật và
+ Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được bản khai và các giấy tờ kèm theo, có trách nhiệm chứng nhận tình hình thân nhân (bao gồm cả trường hợp thân nhân hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng) và gửi các giấy tờ quy định tại Điểm a Khoản này đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội;
+ Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm lập danh sách những trường hợp đủ điều kiện hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng gửi đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội kèm các giấy tờ quy định tại Điểm a, b Khoản này;
+ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ quy định tại Điểm c Khoản này có trách nhiệm đối chiếu, ghép hồ sơ người có công đang quản lý với hồ sơ đề nghị hưởng tuất và ra quyết định trợ cấp.
+ Trường hợp thương binh chết do vết thương tái phát được xác nhận liệt sĩ thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất, chi trả khoản tiền chênh lệch đối với thân nhân đủ điều kiện.
– Như vậy, đối với hồ sơ, thủ tục giải quyết trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi người có công từ trần cũng là một trong những thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp cho người có công giúp đỡ cách mạng. Trong trường hợp này, hồ sơ sẽ bao gồm thêm cả giấy chứng tử của người có công giúp đỡ cách mạng, cụ thể hồ sơ bao gồm những hồ sơ sau: Bản khai của thân nhân người có công với cách mạng từ trần; Bản sao Giấy chứng tử; Hồ sơ của người có công với cách mạng; Quyết định trợ cấp.