Dịch Covid-19 bủng nổ đã khiến kinh tế thế giới trở nên ảm đạm, nhiều doanh nghiệp trong nước phải phá sản, giải thể vì không trụ được. Khi các chủ doanh nghiệp thỏa thuận với người lao động về việc tạm hoãn hợp đồng lao động do dịch Covid-19 thì cần lập mẫu thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động do Covid-19.
Mục lục bài viết
1. Biên bản thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động do Covid-19 là gì?
Đại dịch Covid-19 đã và đang có những tác động to lớn đến mọi mặt đời sống xã hội ở khắp nơi trên toàn thế giới. Nhiều tác động được dự báo sẽ kéo dài và nhiều thay đổi trong đời sống xã hội ngay cả khi hết dịch đặc biệt là ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Đại dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp đã dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp phá sản hoặc cần phải giảm tải nguồn lực nhân viên để giảm các khoản chi tiêu.
Covid-19 là cuộc khủng hoảng toàn cầu, tác động tới tất cả các lĩnh vực. Cho đến nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới bị cuốn vào đại dịch, với một nửa nhân loại bị liên quan.
2. Mẫu biên bản thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động do Covid-19:
TÊN CÔNG TY
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…. ngày …… tháng …… năm..
THỎA THUẬN TẠM HOÃN
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
– Căn cứ
– Căn cứ hợp đồng lao động giữa Công ty………… và ông (bà)……….. ký ngày…………..;
– Xét tình hình dịch bệnh Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty…………………..
Hai bên tiến hành:
THỎA THUẬN
Điều 1: Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động giữa Công ty ..…. và ông (bà)…….. ký ngày …………… kể từ ngày ………… đến hết ngày ………
Ông (bà) ….có trách nhiệm bàn giao công việc đang đảm nhiệm, tài liệu có liên quan theo sự chỉ đạo của ông (bà) Trưởng phòng ……..(nơi người lao động đang công tác).
Điều 2: Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, ông (bà) …….. không được hưởng lương, BHXH, BHYT và các chế độ khác từ Công ty ……………
Công ty ……… có trách nhiệm thanh toán tiền lương và các chế độ khác đối với ông (bà) ………… đến hết ngày …… (01 ngày trước ngày tạm hoãn hợp đồng lao động).
Điều 3: Hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, ông (bà) …………… phải có mặt tại Công ty …………… Trong trường hợp hết hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, ông (bà) không có mặt tại Công ty ………… mà không có lý do chính đáng thì xử lý với hình thức sa thải theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 38 của Bộ luật Lao động.
Điều 4: Hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, Công ty ………. có trách nhiệm sắp xếp việc làm đối với ông (bà) …………… phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh và nhu cầu cán bộ của Công ty …………….
NGƯỜI LAO ĐỘNG
(Ký và ghi rõ họ tên)
NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động do Covid-19:
– Phần mở đầu:
+ Tên công ty.
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là biên bản thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động do Covid-19.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Căn cư pháp lý.
+ Nội dung thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động.
– Phần cuối biên bản:
+ Ký và ghi rõ họ tên của người lao động.
+ Ký và ghi rõ họ tên của người sử dụng lao động.
4. Một số vấn đề liên quan về hoãn hợp đồng lao động:
4.1. Tạm hoãn hợp đồng lao động:
Tạm hoãn hợp đồng lao động là gì?
Tuy chưa có những quy định pháp luật cụ thể về khái niệm này tuy nhiên có thể hiểu một cách đơn giản, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động là khoảng thời gian người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận tạm ngừng thực hiện các quyền, nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng lao động.
Tùy theo thỏa thuận giữa hai bên mà thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động là dài hay ngắn. Sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động có trách nhiệm quay trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy nhiều người sử dụng lao động còn lúng túng khi nhận người lao động quay trở lại làm việc sau thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Điều 30 Bộ luật lao động quy định các trường hợp như sau:
“1. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm:
a) Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;
b) Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
c) Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;
d) Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật này;
đ) Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
e) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
g) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;
h) Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.
2. Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.”
Như vậy, theo Điều 30,
4.2. Quyền lợi của người lao động được hưởng là gì khi xin hoãn hợp đồng lao động:
Theo quy định của
Thứ nhất về tiền lương khi người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng:
Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động trước đó, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Căn cứ theo quy định tại Điều 101
Thứ hai, về quyền lợi được nhận lại làm việc sau khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng
Theo quy định của pháp luật tạm hoãn hợp đồng lao động chỉ là việc tạm thời dừng lại hợp đồng lao động theo quy định.
Căn cứ theo Điều 31 Bộ luật lao động 2019 quy định nội dung như sau:
“Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiên hành thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn hoãn hợp đồng thì người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và trách nhiệm của người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc. Như vậy đối với quyền lợi của người lao động khi thực hiện việc tạm hoãn hợp đồng pháp luật tạo điều kiên cho họ 15 ngày để sắp xếp thời gian quay trở lại làm việc, được người sử dụng lao động bố trí công việc đã giao kết trong hợp đồng để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.