Dưới góc độ quản lý thì dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn và vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế trong xã hội trong một thời gian dài. Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo luật đầu tư công giữ vài trò quan trọng.
Mục lục bài viết
1. Mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án là gì?
– Chủ trương đầu tư là quyết định của cấp có thẩm quyền về các nội dung chủ yếu của chương trình, dự án đầu tư, nhằm làm căn cứ để lập, trình, phê duyệt quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư, quyết định phê duyệt về báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư công
– Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án là mẫu báo cáo ghi lại các nội dung và thông tin về đề xuất chủ trương đầu tư dự án để các cơ quan có thâm quyền quyết định phê duyệt về báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo quy định của pháp luật
Mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án là mẫu bản báo cáo được lập ra để cho các nhà đầu tư báo cáo về việc đề xuất chủ trương đầu tư dự án đầu tư về các vấn đề khác nhau. Mẫu nêu rõ nội dung báo cáo, thông tin đề xuất chủ trương… được quy định tại Nghị định 40/2020/NĐ-CP bao gồm Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công và Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C.
2. Mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–
TÊN CHỦ CHƯƠNG TRÌNH
—————–
…., ngày……… tháng ……… năm…….
BÁO CÁO
Đề xuất chủ trương đầu tư chương trình ……
Kính gửi: (Cơ quan quyết định chủ trương đầu tư chương trình).
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Các căn cứ pháp lý khác (có liên quan);
(Tên cơ quan) trình (Cơ quan quyết định chủ trương đầu tư chương trình). Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình (Tên chương trình) với các nội
dung chính sau:
I. THÔNG TIN CHUNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Tên chương trình:
2. Chủ chương trình:
3. Đối tượng thụ hưởng của chương trình:
4. Địa điểm thực hiện chương trình:
5. Tổng vốn thực hiện chương trình, gồm vốn:
– Nguồn vốn đầu tư và mức vốn cụ thể theo từng nguồn:
– Nguồn vốn sự nghiệp và mức vốn cụ thể theo từng nguồn:
– Nguồn vốn khác (nếu có):
6. Thời gian thực hiện:
7. Cơ quan, đơn vị thực hiện chương trình:
8. Các thông tin khác (nếu có):
II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Sự cần thiết của chương trình để thực hiện các mục tiêu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội;
2. Mục tiêu, phạm vi và quy mô chương trình;
3. Dự kiến tổng mức vốn và cơ cấu nguồn lực thực hiện chương trình, bao gồm danh mục dự án hoặc đối tượng đầu tư, dự kiến khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công, huy động các nguồn vốn và nguồn lực khác;
4. Dự kiến tiến độ thực hiện chương trình phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên bảo đảm đầu tư tập trung, có hiệu quả;
5. Xác định chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chi phí vận hành sau khi chương trình kết thúc;
6. Phân tích, đánh giá sơ bộ những ảnh hưởng, tác động về môi trường, xã hội của chương trình, tính toán hiệu quả về mặt kinh tế – xã hội của chương trình;
7. Phân chia các dự án thành phần hoặc các nhiệm vụ của chương trình theo quy định của pháp luật
8. Các giải pháp tổ chức thực hiện.
(Tên cơ quan) trình (Cơ quan quyết định chủ trương đầu tư chương trình) xem xét, quyết định phê duyệt chương trình (Tên chương trình) giai đoạn (nêu rõ giai đoạn thực hiện chương trình)./.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Cơ quan thẩm định chủ trương đầu tư chương trình;
– Các cơ quan liên quan khác;
– Lưu:……….
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
Tên người đại diện
3. Hướng dẫn làm Mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án:
– Ghi đầy đủ các thông tin trong mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án
– Thông tin chung của chương trình
– Nội dung chủ yếu của chương trình
– Đại diện cơ quan Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu) Tên người đại diện
4. Một số quy định của pháp luật về chủ trương đầu tư dự án:
4.1. Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư:
Tại Điều 29. Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư:
– Lựa chọn nhà đầu tư được tiến hành thông qua một trong các hình thức sau đây:
+ Đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
+ Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
+ Chấp thuận nhà đầu tư theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
– Việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này được thực hiện sau khi chấp thuận chủ trương đầu tư, trừ trường hợp dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư.
– Trường hợp tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất mà chỉ có một người đăng ký tham gia hoặc đấu giá không thành theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc trường hợp tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư mà chỉ có một nhà đầu tư đăng ký theo quy định của pháp luật về đấu thầu, cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục chấp thuận nhà đầu tư khi nhà đầu tư đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
– Đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trong các trường hợp sau đây:
+ Nhà đầu tư có quyền sử dụng đất, trừ trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật và đất đai;
+ Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
+ Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao;
+ Trường hợp khác không thuộc diện đấu giá, đấu thầu theo quy định của pháp luật.
– Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy việc Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư phải được tiến hành theo các bước theo các quy định của pháp luật về đầu tư. với các hình thức khác nhau để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư với kết quả tốt nhất. Đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trong các trường hợp được pháp luật quy định, nghĩa là việc lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp này với các thủ tục ngắn ngọn và nhanh chóng sẽ đẩy nhanh tiến độ dự án đầu tư hơn. Việc Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư phải thực hiện theo trình tự, thủ tục luật quy định
4.2. Hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư:
Tại Điều 33. Hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư
– Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất bao gồm:
+ Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
+ Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
+ Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau:
+ Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
+ Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.
+ Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
+ Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
+ Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
– Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập bao gồm:
+
+ Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án; thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án, điều kiện thu hồi đất đối với dự án thuộc diện thu hồi đất, dự kiến nhu cầu sử dụng đất (nếu có); đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; dự kiến hình thức lựa chọn nhà đầu tư và điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có); cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có).
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền được sử dụng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư.
– Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:
+ Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (nếu có);
+ Đánh giá nhu cầu sử dụng đất;
+ Đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư; đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
+ Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có);
+ Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định hoặc lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
+ Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư bảo đảm yêu cầu đồng bộ; sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở và việc dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; sơ bộ phương án đầu tư xây dựng, quản lý hạ tầng đô thị trong và ngoài phạm vi dự án đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị.
– Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư bao gồm:
+ Các nội dung thẩm định quy định tại khoản 3 Điều này;
+ Khả năng đáp ứng điều kiện giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; khả năng đáp ứng điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất đối với dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;
+ Đánh giá việc đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài (nếu có);
+ Các điều kiện khác đối với nhà đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan.
Căn cứ vào các quy định nêu trên thì quy định của pháp luật về các Hồ sơ nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư, thì khi đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư thì cần thực hiện đầy đủ các trình tự thủ tục và hồ sơ về đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư, các nhà đầu tư khi thực hiện thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư phải tuân thủ theo các quy định và chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ để tiến hành được nhanh chóng hơn