Tùy thuộc vào các dự án của Chính phủ, Bộ,...thì cách thức triển khai, thủ tục sẽ có sự khác biệt, nhưng điều căn bản nhất mà bất kỳ dự án nào cũng phải có là báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án, đây là cơ sở quan trọng để cơ quan cấp có thẩm quyết quyết định nguồn vốn, cân đối ngân sách phù hợp.
Mục lục bài viết
1. Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án là gì?
Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của chương trình đầu tư công, dự án nhóm B, nhóm C làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án là căn cứ để cấp có thẩm quyền đánh giá được tình hình, nắm bắt được cơ quan dự án đầu tư, thực hiện nghĩa vụ đánh giá, quyết định chủ trương đầu tư.
2. Mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án:
TÊN CHỦ CHƯƠNG TRÌNH
——-
Số: ………
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
………., ngày ….. tháng …… năm …
BÁO CÁO
Đề xuất chủ trương đầu tư chương trình …………
Kính gửi: (Cơ quan quyết định chủ trương đầu tư chương trình)
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Các căn cứ pháp lý khác (có liên quan),
(Tên cơ quan) trình (Cơ quan quyết định chủ trương đầu tư chương trình) Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình (Tên chương trình) với các nội dung chính sau:
I. THÔNG TIN CHUNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Tên chương trình:
2. Chủ chương trình:
3. Đối tượng thụ hưởng của chương trình:
4. Địa điểm thực hiện chương trình:
5. Tổng vốn thực hiện chương trình, gồm vốn:
– Nguồn vốn đầu tư và mức vốn cụ thể theo từng nguồn:
– Nguồn vốn sự nghiệp và mức vốn cụ thể theo từng nguồn:
6. Thời gian thực hiện:
7. Cơ quan, đơn vị thực hiện chương trình:
8. Các thông tin khác (nếu có):
II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Sự cần thiết của chương trình để thực hiện các mục tiêu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội;
2. Mục tiêu, phạm vi và quy mô chương trình;
3. Dự kiến tổng mức vốn và cơ cấu nguồn lực thực hiện chương trình, bao gồm danh mục dự án hoặc đối tượng đầu tư, dự kiến khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công, huy động các nguồn vốn và nguồn lực khác;
4. Dự kiến tiến độ thực hiện chương trình phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên bảo đảm đầu tư tập trung, có hiệu quả;
5. Xác định chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chi phí vận hành sau khi chương trình kết thúc;
6. Phân tích, đánh giá sơ bộ những ảnh hưởng, tác động về môi trường, xã hội của chương trình, tính toán hiệu quả về mặt kinh tế – xã hội của chương trình;
7. Phân chia các dự án thành phần hoặc các nhiệm vụ của chương trình theo quy định của pháp luật;
8. Các giải pháp tổ chức thực hiện.
(Tên cơ quan) trình (Cơ quan quyết định chủ trương đầu tư chương trình) xem xét, quyết định phê duyệt chương trình (Tên chương trình) giai đoạn (nêu rõ giai đoạn thực hiện chương trình)./.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Cơ quan thẩm định chủ trương đầu tư chương trình;
– Cơ quan thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn chương trình;
– Các cơ quan liên quan khác;
– Lưu:………
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
Tên người đại diện
3. Hướng dẫn mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án chi tiết nhất:
Mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư được thực hiện bởi cơ quan nhà nước, thực tế, người sử dụng mẫu báo cáo phải nắm được trọn vẹn các nội dung của dự án và thể hiện nó rõ ràng, cẩn thận, cụ thể qua mẫu báo cáo. Luật Dương Gia chỉ đưa ra các hướng dẫn cơ bản và lấy ví dụ cụ thể như sau:
– Thứ nhất, người lập báo cáo ghi tên chủ chương trình ở góc trái trên cùng của mẫu báo cáo, ghi địa danh, ngày tháng năm làm đơn.
– Ở phần tên đơn, phải ghi rõ, ví dụ: Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế bênh viện phụ sản-nhi tỉnh Quảng Nam (được ghi bằng chữ in hoa).
– Ở phần kính gửi: xác định chính xác cấp có thẩm quyền, có thể là Chính phủ, Bộ, Ủy ban nhân dân,…
– Ở phần căn cứ: căn cứ vào các băn bản pháp luật để chứng minh tính pháp lý về mặt chủ thể viết báo cáo, nội dung báo cáo, chủ thể tiếp nhận, ví dụ:
“Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
Căn cứ
Căn cứ Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng;
Căn cứ
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ
quản lý dự án đầu tư xây dựng;”
– Ở phần thông tin chung của dự án: người lập báo cáo chỉ trình bày ngắn gọn, không đi sâu chi tiết, ví dụ:
“1. Tên dự án: Mua sắm trang thiết bị y tế cho Bệnh viện Phụ Sản – Nhi tỉnh
Quảng Nam.
2. Dự án nhóm: B
3. Cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án: HĐND tỉnh Quảng Nam.
4. Cấp quyết định đầu tư dự án: UBND tỉnh Quảng Nam.
5. Tên chủ đầu tư: Bệnh viện Phụ Sản – Nhi tỉnh Quảng Nam.
6. Tên đơn vị sử dụng: Bệnh viện Phụ Sản – Nhi tỉnh Quảng Nam.
7. Địa điểm thực hiện dự án: Bệnh viện Phụ sản – Nhi tỉnh Quảng Nam, Số 46 Lý Thường Kiệt, Phường Hòa Thuận, TP Tam Kỳ, Quảng Nam.
8. Dự kiến tổng mức đầu tư dự án: 60.000.000.000 đồng. (Bằng chữ: Sáu mươi tỷ đồng).
9. Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách tỉnh.
10. Tiến độ thực hiện: 2019 – 2021.
11. Hình thức đầu tư của dự án: Nhà nước đầu tư.
12. Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.”
– Ở phần nội dung chương trình: tùy vào loại dự án B hay C mà nội dung có sự khác nhau, và đã được Luật Đầu tư công quy định một cách cụ thể.
– Cuối báo cáo, người đại diện ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật.
4. Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án:
Theo quy định tại Điều 34 Văn bản hợp nhất Luật Đầu tư công năm 2018, nội dung chủ yếu Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công bao gồm:
– Sự cần thiết của chương trình để thực hiện các mục tiêu chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
– Mục tiêu, phạm vi và quy mô chương trình;
– Dự kiến tổng mức vốn và cơ cấu nguồn lực thực hiện chương trình, bao gồm danh mục dự án hoặc đối tượng đầu tư, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công, huy động các nguồn vốn và nguồn lực khác;
– Dự kiến tiến độ thực hiện chương trình phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên hợp lý bảo đảm đầu tư tập trung, có hiệu quả;
– Xác định chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chi phí vận hành sau khi chương trình kết thúc;
– Phân tích, đánh giá sơ bộ những ảnh hưởng, tác động về môi trường, xã hội của chương trình, tính toán hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế – xã hội của chương trình;
– Phân chia các dự án thành phần của chương trình theo quy định của pháp luật;
– Các giải pháp tổ chức thực hiện.
Nội dung Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C
Theo quy định tại Điều 36 Văn bản hợp nhất Luật Đầu tư công 2018:
Nội dung chủ yếu của Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C bao gồm:
– Sự cần thiết đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư, đánh giá về sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đầu tư;
– Mục tiêu, quy mô, địa điểm và phạm vi đầu tư;
– Dự kiến tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và việc huy động các nguồn vốn, nguồn lực khác để thực hiện dự án;
– Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện đầu tư phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên hợp lý bảo đảm đầu tư tập trung, có hiệu quả;
– Xác định sơ bộ chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chi phí vận hành dự án sau khi hoàn thành;
– Phân tích, đánh giá sơ bộ tác động về môi trường, xã hội; xác định sơ bộ hiệu quả đầu tư về kinh tế – xã hội;
– Phân chia các dự án thành phần (nếu có);
– Các giải pháp tổ chức thực hiện.
Như vậy, có thể thấy rằng, việc lập báo cáo phụ thuộc vào cách người lập nắm bắt nội dung dự án đảm báo các nội dung chủ yếu đã được luật định, thực tế, người lập báo cáo có thể viết chi tiết hơn các nội dung trên chỉ cần có sức thuyết phục đối với cấp có thẩm quyền.