Trong các trường hợp cơ quan có thẩm quyền khi có đủ căn cứ xác định hành vi của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố hoặc quyết định khởi tố ghi không đúng họ, tên, tuổi, nhân thân của bị can thì sẽ quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can.
Mục lục bài viết
1. Quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can là gì, mục đích của mẫu quyết định?
Bộ luật tố tụng hình sự không nêu khái niệm về bị can tuy nhiên có thể hiểu một người chỉ có thể bị khởi tố với tư cách bị can trong vụ án hình sự khi có đủ căn cứ xác định người đó đã thực hiện hành vi phạm tội. Không ai có thể bị coi là bị can nếu không có quyết định khởi tố bị can của cơ quan có thẩm quyền.
Quyết định khởi tố bị can được quy định tại Khoản 2 Điều 179
Trường hợp bị can bị khởi tố về nhiều tội khác nhau thì quyết định khởi tố bị can phải ghi rõ từng tội danh và điều, khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng.”
Mẫu quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can là văn bản quyết định được lập ra để quyết định về việc thay đổi quyết định khởi tố bị can.
Mục đích của mẫu quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can: cơ quan có thẩm quyền khi có đủ căn cứ xác định hành vi của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố hoặc quyết định khởi tố ghi không đúng họ, tên, tuổi, nhân thân của bị can thì sẽ quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can.
2. Mẫu quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
VIỆN KIỂM SÁT … ……………….
Số:…../YC-VKS…-…
………, ngày…tháng…năm…
QUYẾT ĐỊNH
THAY ĐỔI QUYẾT ĐỊNH KHỞI TỐ BỊ CAN
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT………
Căn cứ các điều 41, 165 và 180 Bộ luật Tố tụng hình sự;
Xét Quyết định khởi tố bị can số(1)………… ngày..………… tháng……… năm……………… của .………… đối với………… về tội………………… quy định tại khoản ….. Điều…… Bộ luật Hình sự;
Nhận thấy (2)……
QUYẾT ĐỊNH: (3)
Điều 1. Thay đổi Quyết định khởi tố bị can số…… ngày…… tháng…… năm………. của…
Điều 2. Yêu cầu………… tiến hành điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự./.
Nơi nhận:
– Cơ quan có thẩm quyền điều tra;
– Bị can;
– Lưu: HSVA, HSKS, VP.
VIỆN TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định:
(1) Ghi rõ Quyết định khởi tố bị can;
(2) Lý do quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can;
(3) Ghi rõ quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can.
4. Những quy định pháp luật liên quan đến thay đổi quyết định khởi tố bị can:
4.1 Những quy định về khởi tố bị can:
Khởi tố bị can được quy định tại Điều 179
– Khi có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can.
– Quyết định khởi tố bị can ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định; họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, giới tính, chỗ ở, nghề nghiệp của bị can; bị can bị khởi tố về tội gì, theo điều, khoản nào của Bộ luật hình sự; thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm.
Trường hợp bị can bị khởi tố về nhiều tội khác nhau thì quyết định khởi tố bị can phải ghi rõ từng tội danh và điều, khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng.
– Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố và tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can hoặc yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu làm căn cứ để quyết định việc phê chuẩn và gửi ngay cho Cơ quan điều tra.
Trường hợp Viện kiểm sát yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được chứng cứ, tài liệu bổ sung, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can.
– Trường hợp phát hiện có người đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can hoặc trực tiếp ra quyết định khởi tố bị can nếu đã yêu cầu nhưng Cơ quan điều tra không thực hiện. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải gửi cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra.
Sau khi nhận hồ sơ và kết luận điều tra nếu Viện kiểm sát phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm trong vụ án chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố bị can và trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung.
– Sau khi nhận được quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can hoặc quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra phải giao ngay quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và giải thích quyền, nghĩa vụ cho bị can.
Sau khi nhận được quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải chụp ảnh, lập danh bản, chỉ bản của người bị khởi tố và đưa vào hồ sơ vụ án.
Việc giao, nhận các quyết định nêu trên được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.
4.2 Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can:
Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can được quy định tại Điều 180 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015
Khoản 1 điều này nêu rõ:
“1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát thay đổi quyết định khởi tố bị can khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Khi tiến hành điều tra nếu có căn cứ xác định hành vi của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố;
b) Quyết định khởi tố ghi không đúng họ, tên, tuổi, nhân thân của bị can.”
Theo đó chỉ khi cơ quan có thẩm quyền có đủ căn cứ cho rằng hành vi của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố hoặc quyết định khởi tố ghi không đúng họ, tên, tuổi, nhân thân của bị can thì mới đưa ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can.
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải bổ sung quyết định khởi tố bị can nếu có căn cứ xác định bị can còn thực hiện hành vi khác mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm.
Khoản 3 Điều 180 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định về thủ thủ tục sau khi quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can như sau:
“3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định này và tài liệu có liên quan đến việc thay đổi hoặc bổ sung đó cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can hoặc yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu làm căn cứ để quyết định việc phê chuẩn và gửi ngay cho Cơ quan điều tra.
Trường hợp Viện kiểm sát yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được chứng cứ, tài liệu bổ sung, Viện kiểm sát ra quyết định phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải gửi cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra.”
Sau khi nhận được quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra phải giao ngay quyết định này cho người đã bị khởi tố.
Việc giao, nhận các quyết định nêu trên được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, theo đó Điều 133 quy định rõ về biên bản như sau:
“1. Khi tiến hành hoạt động tố tụng phải lập biên bản theo mẫu thống nhất.
Biên bản ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung của hoạt động tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc người liên quan đến hoạt động tố tụng, khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ.
2. Biên bản phải có chữ ký của những người mà Bộ luật này quy định. Những điểm sửa chữa, thêm, bớt, tẩy xóa trong biên bản phải được xác nhận bằng chữ ký của họ.
Trường hợp người tham gia tố tụng không ký vào biên bản thì người lập biên bản ghi rõ lý do và mời người chứng kiến ký vào biên bản.
Trường hợp người tham gia tố tụng không biết chữ thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến. Biên bản phải có điểm chỉ của người tham gia tố tụng và chữ ký của người chứng kiến.
Trường hợp người tham gia tố tụng có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc vì lý do khác mà không thể ký vào biên bản thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến và những người tham gia tố tụng khác. Biên bản phải có chữ ký của người chứng kiến.”