Quy định về hợp đồng mua bán nhà ở? Ý nghĩa ký kết hợp đồng mua bán nhà ở? Một số lưu ý ký kết hợp đồng mua bán nhà ở?
Trong đời sống hiện nay, nhu cầu có nhà ở là một nhu cầu chính đáng và hợp pháp của cá nhân. Bời vậy, việc mua bán nhà ở sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thỏa mãn nhu cầu này của mình. Đặc biệt ở những nơi tập trung đông dân cư như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… nhu cầu nhà ở của người dân lại càng trở nên bức thiết. Việc giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp và trung bình tạo điều kiện ổn định đời sống cho người dân, từ đó là động lực thúc đẩy kinh tế- xã hội, hạn chế được phần nào các tệ nạn xã hội.
Bên cạnh đó việc quy định
Cơ sở pháp lý:
– Luật Nhà ở 2020
Luật sư
1. Quy định chung về Hợp Đồng
1.1. Hợp đồng mua bán nhà ở
Hợp đồng là một trong các căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự theo quy định tại Điều 275
Khái niệm hợp đồng được quy định tại Điều 385 BLDS, theo đó, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Hợp đồng mua bán nhà ở là một loại hợp đồng dân sự thông dụng, theo đó, bên bán có nghĩa vụ giao nhà và các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu về nhà ở đó cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ nhận nhà và trả tiền theo phương thức mà các bên đã thỏa thuận khi giao kết hợp đồng.
Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản và lưu ý phải có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Việc bán nhà ở thuộc quyền sở hữu chung hợp nhất của nhiều người phải được sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các chủ sở hữu.
1.2. Nội dung của hợp đồng dân sự
Điều 398
“I. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.
2. Hợp đồng có thể có cấc nội dung sau đây:
a) Đối tượng của hợp đồng;
b) Số lượng, chất lượng;
c) Giá, phương thức thanh toán;
d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
g) Phương thức giải quyết tranh chấp”.
Như vậy, Trong tất cả các điều khoản nói trên, có những điều khoản mà ở hợp đồng này các bên không cần thoả thuận nhung ở một hợp đồng khác và các bên lại buộc phải thoả thuận thì hợp đồng mới được coi là giao kết. Mặt khác, ngoài những nội dung cụ thể này, các bên còn có thể thoả thuận để xác định với nhau thêm một số nội dung khác.
Trong các điều khoản nói trên, tùy từng loại hợp đồng mà các bên cần thỏa thuận hoặc không thỏa thuận thì được coi là đã giao kết hợp đồng. Ngoài nhưng nội dung cụ thể này thì các bên còn có thể thỏa thuận để xác định với nhau thêm 1 số nội dung khác.
1.3. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực
– Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:
+ Do bên đề nghị ấn định;
+ Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
– Các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:
+ Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;
+ Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;
+ Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác
Như vậy, Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định Do bên đề nghị ấn định và Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác, Các trường hợp được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng đẫ nêu như trên. Đối với hợp đòng mua bán nhà ở thì cũng tuân thủ theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015
1.4. Nội dung hợp đồng mua bán nhà ở
– Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên
– Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Đối với hợp đồng mua bán phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng
– Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó
– Thời hạn và phương thức thanh toán tiền
– Thời gian giao nhận nhà ở, thời gian bảo hành nhà ở; thời hạn góp vốn
– Quyền và nghĩa vụ của các bên
– Cam kết của các bên
– Các thỏa thuận khác
– Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
– Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng
– Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.
Như vậy, nội dung của hợp đồng mua bán nhà ở bao gồm các nội dung được nêu tại quy định như trên, Nội dung này được quy định tại Điều 124
2. Ý nghĩa ký kết hợp đồng mua bán nhà ở
– Ở nước ta hiện nay, cùng với sự phát triển chung của xã hội, các thành phần kinh tế ngày một đa dạng và phong phú làm cho các quan hệ kinh tế cũng thay đổi theo. Hợp đồng mua bán nhà ở trở thành phương tiện phục vụ cho mục đích kinh doanh trên nguyên tắc các chủ thể tự nguyện, bình đẳng với nhau càng làm mờ nhạt ranh giới giữa nó với hợp đồng dân sự.
– Có thể hiểu hợp đồng dân sư không chỉ là sự thỏa thuận để một bên chuyển giao tài sản, thực hiện một công việc cho bên kia mà có thể còn là sự thỏa thuận để thay đổi hay chấm dứt các nghĩa vụ đó. Hợp đồng dân sự (nghĩa chủ quan) và pháp luật về hợp đồng dân sự (nghĩa khách quan) là hai khái niệm không đồng nhất với nhau.
– pháp luật về hợp đồng dân sự là sự thừa nhận, là yêu cầu của nhà nước đối với các giao lưu dân sự đó
– Các quy định của họp đồng không nhiều, chủ yếu quy định về mua bán cho vay, ngoài ra, các nguyên tắc chung về giao kết thực hiện hợp đồng được quy định xen kẽ trong các quy định hình sự. Hành vi phạm họp đồng là hành vi vi phạm pháp luật, cho nên người vi phạm phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Một số lưu ý khi ký kết hợp đồng mua bán nhà ở
3.1. Thứ nhất, đối tượng mua bán
Trong phần này cả hai bên phải ghi cụ thể những điều sau:
Bên A (bên bán) đồng ý bằng văn bản bán cho bên B (bên mua) căn nhà tại địa chỉ nào. Ghi rõ số…đường…phường (xã)…quận (huyện, thị xã)…..Đồng ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nhà ở nằm trong khuôn viên được xác định bởi các giấy tờ đã nêu trên.
Loại nhà; nhà phố, nhà chung cư, nhà biệt thự, cấp số bao nhiêu.
Cấu trúc: trệt, lầu, gạch, bê tông, cốt thép… Nền…mái…
Tường: gạch, đất, bê tông, chung…riêng, mượn.
Diện tích toàn bộ khuôn viên: ngang…sâu…
Diện tích xây dựng.
Diện tích sử dụng.
Vị trí nhà: được xây cất trên lô đất nào, bằng khoán nào, bản đồ số mấy…
Nguồn gốc nhà.
Giấy tờ về nhà ở kèm theo gồm: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất số…Cùng tờ khai lệ phí trước bạ ngày
Thời điểm giao giấy tờ sở hữu nhà: ngay sau khi hai bên ký hợp đồng công chứng. Và bên B thanh toán tiền mua nhà ở
Thời điểm giao nhà: khi giao nhà hai bên sẽ lập biên bản bàn giao nhà.
Thời gian hai bên ra phòng công chứng để chứng thực các giấy tờ có liên quan.
3.2. Thứ hai, giá mua bán
Hai bên thỏa thuận giá mua bán. Ghi bằng số và bằng chữ trong hợp đồng mua bán nhà ở
3.3. Thứ ba, tiền đặt cọc
– Hai bên thỏa thuận bên mua sẽ đặt cọc trước một phần cho bên bán để đảm bảo sẽ mua nhà. Tiền đặt cọc phải được thể hiện tại hợp đồng đặt cọc ký ngày
– Số tiền đặt cọc này sẽ được chuyển thành tiền mua nhà. Khấu trừ vào đợt thanh toán đầu tiên
– Sau khi nhận tiền đặt cọc, nếu bên bán thay đổi ý kiến. Không bán cho bên mua nữa thì phải hoàn trả cho bên mua số tiền gấp 2 lần số tiền đặt cọc mà mình đã nhận. Ngược lại, nếu bên mua thay đổi ý kiến và không mua nhà nữa thì phải chịu mất tiền cọc.
3.4. Thứ tư, thời gian và phương thức thanh toán
– Thời gian và điều kiện giao nhận nhà
– Thời gian thanh toán (có thể chia làm nhiều đợt thanh toán)
– Hình thức thanh toán: chuyển khoản hoặc đưa tiền trực tiếp
– Lãi do thanh toán chậm: nếu bên mua không thanh toán đúng hạn cho bên bán thì phải trả thêm tiền lãi phát sinh cho số ngày chậm thanh toán. Mức lãi suất quá hạn do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm thanh toán
3.5. quyền và nghĩa vụ của hai bên
– Các bên cần chi tiết hóa các nghĩa vụ trong giai đoạn. Từ trước, trong và sau khi thực hiện hợp đồng cũng như thời điểm chấm dứt cụ thể.
3.6. Điều khoản ràng buộc trách nhiệm
Các bên có thể dự trù các tình huống đối phương có thể vận dụng để không thực hiện hợp đồng mà soạn thảo những điều khoản thích hợp. Như trách nhiệm của bên mua khi không thanh toán. Hoặc trách nhiệm của bên bán khi không chuyển giao đối tượng của hợp đồng.
3.7. Kiểm tra hiện trạng, nguồn gốc của nhà
Căn cứ Theo quy định của pháp luật, nhà ở thuộc đối tượng của hợp đồng mua bán nhà ở phải đang tồn tại, đang xây dựng.
Trong trường hợp phát sinh các giao dịch về mua bán đối với loại nhà ở hình thành trong tương lai. Tức là nhà đang trong giai đoạn thi công thì phải đảm bảo tính pháp lý của loại hình giao dịch này trong Thực tế việc mua bán nhà hình thành trong tương lai thường gặp rủi ro. Do đó phải thật cân nhắc về loại hình giao dịch này. Người mua phải có thông tin chính xác về dự án nhà đang xây. Cũng như chủ đầu tư dự án phải có thông báo về việc bán các căn hộ trên bản vẽ thiết kế và Với các chi tiết về diện tích, vật liệu xây dựng, các thiết bị có liên quan đến ngôi nhà xho người mua biết.
Trên đây là thông tin pháp lý chúng tôi cung cấp để tư vấn về nội dung Ý nghĩa và một số lưu ý khi ký kết hợp đồng mua bán nhà ở theo quy định của pháp luật hiện hành