Hiện nay, việc lập di chúc đã không còn quá xa lạ với cuộc sống của chúng ta và đây cũng được xem là hình thức giúp hạn chế được những vấn đề phát sinh đến tài sản của người chết để lại. Tuy nhiên, bên cạnh những người được hưởng di sản theo di chúc để lại thì có trường hợp được di tặng tài sản.
Mục lục bài viết
1. Di tặng là gì?
Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm và thường hay gặp phải trong đời sống chính là phân chia tài sản, thừa kế tài sản. Trong mỗi gia đình thì đa phần để có thể giải quyết nhanh chóng và tranh gây bất hòa trong gia đình, người quản lý tài sản thường hay để lại di chúc cho con cháu trong gia đình hoặc nhiều trường hợp khác người quản lý tài sản sẽ để lại di tặng cho người khác. Người này có thể không phải là con cháu, người thân trong gia đình, một người không có quan hệ huyết thống với người để di tặng.
Theo quy định của điều 646
Mục đích của việc di tặng này có thể xuất phát từ nhiêu nguyên nhân khác nhau như giữa người di tặng và người được hưởng di tặng có mối quan hệ thân thiết nào đó. Hoặc vì lý do nào đó như muốn thiện nguyện, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Và việc di tặng này không bị bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào có quyền phản đối trừ khi tài sản này không thuộc quyền sở hữu của người di tặng.
Di tặng được dịch sang tiếng anh như sau: An inheritance
Khái niệm về di tặng được dịch sang tiếng anh như sau:
An inheritance means that a testator devotes a part of an estate to others. The will must be clearly stated in the will.
2. Quy định về di tặng theo Bộ luật dân sự mới nhất :
Di tặng ngày nay đã không còn là vấn đề xa lạ với nhiều người, nhiều vấn đề được phát sinh từ việc lập di tặng. Cũng giống như di chúc thì di tặng cũng cần phải đảm bảo những điều kiện, nguyên tắc theo quy định của pháp luật để đảm bảo cho hoạt động di tặng được thực hiện.
Căn cứ theo Điều 646 của Bộ luật dân sự quy định cụ thể về di tặng như sau:
“Điều 646. Di tặng
1. Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.
2. Người được di tặng là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người được di tặng không phải là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
3. Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này.”
Như vậy, hoạt động di tặng đã được quy định tại pháp luật nước ta từ rất lâu, cụ thể vào những năm 1945 thì hoạt động di tặng đã dần được xuất hiện, tuy nhiên vẫn còn nhiều vướng mắc gặp phải và chưa có văn bản pháp luật nào quy định. Mãi đến năm
Đến
Tuy nhiên, nó cũng giống như di chúc về ý chí nguyện vọng của người di tặng. Bất kỳ một bản di tặng nào do cá nhân sở hữu tài sản thì bắt buộc phải có sự tự nguyện trong bản di tặng cho người khác. Tại điều này cũng quy định người được di tặng bắt buộc phải là người còn sống vào thời điểm người di tặng chết hoặc được sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng cũng phải được hình thành thai trước khi người để lại di sản chết đi. Cũng theo đó, nếu người được di tặng là tổ chức thì bắt buộc chủ thể còn hoạt động.
Phạm vi của tài sản di tặng chính là phần di tặng được ghi trong bản di tặng hoặc đoạn ghi âm, ghi hình…Việc xác định tài sản di tặng không được vượt quá khối di sản của người đó và tuân theo thứ tự ưu tiên. Tức là khi người di tặng chết nhưng chưa hoàn thành những nghĩa vụ tài sản khác như nợ ngân hàng, thi hành án…nếu khối lượng tài sản của người di tặng để lại không đủ đề chi trả những nghĩa vụ tài chính này thì phần tài sản di tặng sẽ được dùng để thực hiện chi trả cho nghĩa vụ tài chính của người chết. Trong trường hợp toàn bộ khối di sản của người để lại di tặng chỉ còn một phần ngang bằng với phần di tặng hoặc thấp hơn phần di tặng xác định được (theo giá trị) sau khi đã thanh toán các nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại, thanh toán cho những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc (nếu có) thì phần tài sản còn lại đó thuộc về người được di tặng. Tuy nhiên, theo Điều 646 thì: “Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc”. Một phần di sản mà người lập di chúc dành để di tặng cho người khác hưởng có thể được định lượng bằng một khoản tiền, có thể được chủ định chính xác một vật cụ thể khác. Việc giải quyết di tặng trong tình huống trên cần phải dựa vào sự định đoạt của người để lại di tặng là tiền hay là vật khác tiền?
Cụ thể , các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan thì cần phải thanh toán theo thứ tự quy định của pháp luật như sau:
- Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.
- Tiền cấp dưỡng còn thiếu. Ví dụ như cấp dưỡng nuôi con, cha mẹ, hoặc thực hiện cấp dưỡng đối với bản án…
- Chi phí cho việc bảo quản di sản.
- Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.
- Tiền công lao động.
- Tiền bồi thường thiệt hại.
- Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.
- Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân. Như tiền vay ngân hàng, vay mượn của người thân, bạn bè…nếu có đầy đủ giấy tờ chứng minh.
- Tiền phạt. Có thể như tiền nộp phạt do hoạt động kinh doanh chậm nộp thuế, trốn thuế…
- Các chi phí khác.
3. So sánh giữa di tặng và di chúc:
Tiêu chí | Di chúc | Di tặng |
Khái niệm | Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. | Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc. |
Ý chú của chủ sở hữu tài sản | Nội dung của di chúc phải được lập theo ý chí tự nguyện, trong trạng thái minh mẫn, sáng suốt, không bị kích động hay tác động của những người khác, trong tình trạng bị đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng như bị bệnh nguy kịch sắp chết, bị tai nạn có nguy cơ chết… | Giống như nội dung của di chúc thì di tặng bắt buộc phải được lập theo ý chí tự nguyện, trong trạng thái minh mẫn, sáng suốt, không bị kích động hay tác động của những người khác. |
Phương thức thể hiện | Có thể được lập bằng văn bản, ghi âm, ghi hình…cụ thể: 1. Di chúc miệng : Là sự bày tỏ bằng lời nói ý chí của người để lại di sản thừa kế lúc còn sống trong việc định đoạt khối di sản của mình cho người khác sau khi mình chết. Và bắt buộc phải được thể hiện ý chí cuối cùng trước mặt ít nhất hai người làm chứng. 2. Di chúc bằng văn bản: – Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; – Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; – Di chúc bằng văn bản có công chứng; – Di chúc bằng văn bản có chứng thực. | Hình thức thể hiện thông qua việc được ghi hoặc nói trong di chúc. |
Điều kiện để được hưởng | Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. | Người được di tặng bắt buộc phải là người còn sống vào thời điểm người di tặng chết hoặc được sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng cũng phải được hình thành thai trước khi người để lại di sản chết đi. Cũng theo đó, nếu người được di tặng là tổ chức thì bắt buộc chủ thể còn hoạt động. |
Thời điểm có hiệu lực | Tại thời điểm mở thừa kế tức là người để lại di chúc chết. | Di tặng chỉ được nhận tài sản khi người lập di chúc, di tặng chết, nếu còn sống thì vẫn chưa được nhận. |
Nghĩa vụ của người được hưởng tài sản | Người hưởng tài sản cho thừa kế có thể phải thực hiện một số điều kiện, nghĩa vụ tromg phạm vi số tài sản mình được thừa kế. | Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng. Trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này. |