Từ lâu, nghĩa vụ nộp thuế đã là một nghĩa vụ bắt buộc của mỗi cá nhân, tổ chức đối với nhà nước. Thuế tài nguyên là một loại thuế điển hình mà các tổ chức cá nhân phải đóng vào ngân sách nhà nước khi tham gia hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Mục lục bài viết
1. Thuế tài nguyên là gì?
Hiện nay, pháp luật nước ta chưa có quy định nào giải thích về khái niệm của thuế tài nguyên. Tuy nhiên theo cách hiểu mà tác giả tổng hợp được thì “Thuế tài nguyên là một loại thuế gián thu, tức là tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ đóng thuế của mình bằng cách nộp một số tiền theo quy định khi thực hiện hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên (Nếu như tài nguyên đo thuộc đối tượng chịu thuế).Hay nói cách khác, thuế tài nguyên là một loại thuế điều tiết thu nhập về hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Từ đó cơ quan nhà nước sẽ sử dụng nguồn thuế này để cải tạo lại một phần tài nguyên bị khai thác hoặc góp phần trong việc bảo vệ, khôi phục lại tài nguyên thiên nhiên.”
2. Các thuật ngữ pháp lý liên quan dịch theo tiếng Anh:
Thuế tài nguyên | Natural resources tax |
Người nộp thuế | Taxpayer |
Khai báo thuế | Declare |
Thuê bảo vệ môi trường | Environment tax |
Thanh tra viên | Inspector |
Tiền thuế | Tax |
Trốn thuế | Tax evasion |
Tiền phạt thuế | Tax penalty |
Việc tính thuế | Tax computation |
3. Phương pháp tính thuế:
Thứ nhất, căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế tài nguyên, thuế suất thuế tài nguyên.
Thứ hai, xác định thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ
Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ | = | Sản lượng tài nguyên tính thuế | x | Giá tính thuế đơn vị tài nguyên | x | Thuế suất thuế tài nguyên |
Trường hợp được cơ quan nhà nước ấn định mức thuế tài nguyên phải nộp trên một đơn vị tài nguyên khai thác thì số thuế tài nguyên phải nộp được xác định như sau:
Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ | = | Sản lượng tài nguyên tính thuế | x | Mức thuế tài nguyên ấn định trên một đơn vị tài nguyên khai thác |
Việc ấn định thuế tài nguyên được thực hiện căn cứ vào cơ sở dữ liệu của cơ quan Thuế, phù hợp với các quy định về ấn định thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
4. Đối tượng được miễn thuế tài nguyên:
- Miễn thuế tài nguyên đối với tổ chức, cá nhân khai thác hải sản tự nhiên;
- Miễn thuế tài nguyên đối với tổ chức, cá nhân khai thác cành, ngọn, củi, tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô do cá nhân được phép khai thác phục vụ sinh hoạt;
- Miễn thuế tài nguyên đối với tổ chức, cá nhân khai thác nước thiên nhiên dùng cho hoạt động sản xuất thuỷ điện để phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân cách tính thuế nhập khẩu;
- Miễn thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên do hộ gia đình, cá nhân khai thác phục vụ sinh hoạt;
- Miễn thuế tài nguyên đối với đất do tổ chức, cá nhân được giao, được thuê khai thác và sử dụng tại chỗ trên diện tích đất được giao, được thuê; đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, đê điều.
- Đất khai thác và sử dụng tại chỗ được miễn thuế tại điểm này bao gồm cả cát, đá, sỏi có lẫn trong đất nhưng không xác định được cụ thể từng chất và được sử dụng ở dạng thô để san lấp, xây dựng công trình; Trường hợp vận chuyển đi nơi khác để sử dụng hoặc bán thì phải nộp thuế tài nguyên theo quy định.
- Trường hợp khác được miễn thuế tài nguyên, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan báo cáo Chính phủ để trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
5. So sánh thuế tài nguyên và thuế bảo vệ môi trường:
Giống nhau:
- Thuế tài nguyên và thuế bảo vệ môi trường đều là loại thuế gián thu, được thu gián thu, đây là loại thuế mà người nộp thuế không phải là người chịu thuế, họ chỉ thực hiện thay cho nghĩa vụ của người tiêu dùng. Tức là thu thuế gián tiếp qua một đơn vị trung gian khác, thông thường là những doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thu từ những người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm.
- Đối tượng chịu thuế cho cả hai loại thuế này đều là các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ…mà có tác động xấu đến tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống.
- Tính lợi ích: Cả hai loại thuế này đều không liên quan hay ảnh hưởng gì đến quyền lợi cũng như nghĩa vụ của đến những người nộp thuế.
- Tính ổn định: Đều mang tính ổn định lâu dài, khó thay đổi.
- Chủ thể có quyền thu thuế: Đều là cơ quan thuế có thẩm quyền.
Khác nhau:
Tiêu chí | Thuế bảo vệ môi trường | Thuế tài nguyên |
Mục tiêu | Thuế bảo vệ môi trường nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước từ việc thu gián tiếp thông qua trung gian của những người trực tiếp gây ra ô nhiệm và tác động xấu đến môi trường. Từ đó để bù đắp cho các chi phí xã hội, góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững, cải thiện tình trạng gây ô nhiễm đến môi trường. | Cũng giống như thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên được thu nhằm mục đích tạo ra nguồn thu cho nhà nước để từ đó góp phần vào việc bảo vệ, phục hồi và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia. |
Đối tượng chịu thuế | Nhóm 1: Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm: a) Xăng, trừ etanol; b) Nhiên liệu bay; c) Dầu diezel d) Dầu hỏa đ) Dầu mazut; e) Dầu nhờn, g) Mỡ nhờn. Nhóm 2: Than đá, bao gồm: a) Than nâu; b) Than an-tra-xít (antraxit); c) Than mỡ; d) Than đá khác Nhóm 3: Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (Dung dịch HCFC) Nhóm 4: Túi ni lông thuộc diện chịu thuế. Nhóm 5: Thuốc diệt cỏ, thuốc bảo quản lâm sản, thuốc khử trùng kho, thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.
| – Khoáng sản kim loại – Khoáng sản không kim loại – Sản phẩm của rừng tự nhiên; trừ động vật và hồi, quế, sa nhân, thảo quả do người nộp thuế trồng tại khu vực rừng tự nhiên được giao khoanh nuôi, bảo vệ – Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật – Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất; trừ nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và nước biển để làm mát máy – Yến sào thiên nhiên; trừ yến sào do tổ chức, cá nhân thu được từ hoạt động đầu tư xây dựng nhà để dẫn dụ chim yến tự nhiên về nuôi và khai thác – Tài nguyên thiên nhiên khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
|
Tính chất | Thuế bảo vệ môi trường chỉ điều tiết một lần vào khâu đầu tiên hình thành nên hàng hóa chịu thuế trên thị trường nội địa.
| Thuế tài nguyên thu trên sản lượng và giá trị thương phẩm của tài nguyên khai thác mà không phụ thuộc vào mục đích khai thác tài nguyên – Thuế tài nguyên được cấu thành trong giá bán tài nguyên mà người tiêu dùng tài nguyên hoặc sản phẩm được tạo ra từ tài nguyên thiên nhiên phải trả tiền thuế tài nguyên. |
Chủ thể chịu trách nhiệm trả | Người nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế. Theo quy định này, các tổ chức, cá nhân có hành vi sau đây sẽ trở thành người nộp thuế bảo vệ môi trường: – Hành vi nhập khẩu hàng hóa thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường. – Hành vi sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường. .
| Người nộp thuế tài nguyên là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên. Người nộp thuế tài nguyên trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau: – Đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản: Đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản thì người nộp thuế là tổ chức, hộ kinh doanh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản. Trường hợp tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, được phép hợp tác với tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên và có quy định riêng về người nộp thuế thì người nộp thuế tài nguyên được xác định theo văn bản đó. Trường hợp tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, sau đó có văn bản giao cho các đơn vị trực thuộc thực hiện khai thác tài nguyên thì mỗi đơn vị khai thác là người nộp thuế tài nguyên. – Đối với doanh nghiệp khai thác là doanh nghiệp liên doanh: Doanh nghiệp khai thác tài nguyên được thành lập trên cơ sở liên doanh thì doanh nghiệp liên doanh là người nộp thuế. Trường hợp Bên Việt Nam và bên nước ngoài cùng tham gia thực hiện – Đối với tổ chức, cá nhân nhận thầu thi công mà trong quá trình thi công có phát sinh sản lượng tài nguyên: Tổ chức, cá nhân nhận thầu thi công công trình trong quá trình thi công có phát sinh sản lượng tài nguyên mà được phép của cơ quan quản lý nhà nước hoặc không trái quy định của pháp luật về quản lý khai thác tài nguyên khi thực hiện khai thác sử dụng hoặc tiêu thụ thì phải khai, nộp thuế tài nguyên với cơ quan thuế địa phương nơi phát sinh tài nguyên khai thác. – Đối với tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng nước từ công trình thủy lợi: Tổ chức, cá nhân sử dụng nước từ công trình thủy lợi để phát điện là người nộp thuế tài nguyên, không phân biệt nguồn vốn đầu tư công trình thủy lợi. Trường hợp tổ chức quản lý công trình thủy lợi cung cấp nước cho tổ chức, cá nhân khác để sản xuất nước sinh hoạt hoặc sử dụng vào các mục đích khác (trừ trường hợp sử dụng nước để phát điện) thì tổ chức quản lý công trình thủy lợi là người nộp thuế. – Đối với tài nguyên thiên nhiên cấm khai thác hoặc khai thác trái phép bị bắt giữ: – Đối với tài nguyên thiên nhiên cấm khai thác hoặc khai thác trái phép bị bắt giữ, tịch thu thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên và được phép bán ra thì tổ chức được giao bán phải khai, nộp thuế tài nguyên theo từng lần phát sinh.
|
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Luật Thuế tài nguyên 2009 ;Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 ;- Nghị định số 152/2015/NĐ-BTC hướng dẫn về thuế tài nguyên,