Như chúng ta có thể thấy, mặc dù xã hội luôn đẩy mạnh phát triển, đã có rất nhiều bộ luật được ban hành, sửa đổi, bổ sung nhưng riêng đối với Hiến pháp Việt Nam vẫn luôn phát triển, bổ sung về quyền công dân một cách hoàn chỉnh nhất, phù hợp nhất. Vậy tước một số quyền công dân là gì? Quy định tước một số quyền công dân?
Mục lục bài viết
1. Quyền của công dân do Hiến pháp và luật quy định:
Trong các bản
Một điểm tiến bộ mới của
Chính tại Hiến pháp 2013 được ban hành đã có sự sắp xếp lại các điều khoản theo các nhóm, tương ứng với các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội và đã bổ sung thêm một số quyền mà Hiến pháp 1992 chưa quy định đó là, quyền sống; quyền hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác; quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư; quyền được bảo đảm an sinh xã hội; quyền kết hôn và ly hôn; quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa; quyền xác định dân tộc; quyền được sống trong môi trường trong lành. Việc bổ sung các quyền trên một mặt để phù hợp với sự phát triển của xã hội và nhu cầu cuộc sống đặt ra.Chính vì vậy, Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện được sự nhận thức ngày càng rõ hơn về quyền con người và trách nhiệm thực hiện các cam kết quốc tế trong việc tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người của nước ta.
Căn cứ theo nội dung quy định tại Điều 15 và Điều 16 Hiến pháp năm 2013 đã một lần nữa khẳng định và làm rõ hơn các nguyên tắc về quyền con người, quyền cơ bản của công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; mọi người đều có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội nhưng không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Theo đó, Quyền và nghĩa vụ của công dân có thể được chia thành hai loại gồm quyền và nghĩa vụ cơ bản được quy định mang tính xác lập, khởi đầu trong Hiến pháp – luật cơ bản của Nhà nước và quyền, nghĩa vụ khác hay quyền, nghĩa vụ không cơ bản được quy định mang tính xác lập, khởi đầu trong các luật, bộ luật.
Như vậy, trong các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và 1992 ra đời trước Hiến pháp năm 2013 đã quy định về quyền công dân, nghĩa vụ của công dân trong xã hội. Đặc biệt tại quy định về quyền con người quy định trong Hiến pháp năm 2013 đã có những sửa đổi, bổ sung và phát triển quan trọng như bổ sung nguyên tắc hạn chế quyền phù hợp với các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên.
2. Tước một số quyền công dân là gì?
Ta có thể hiểu quyền là khái niệm khoa học pháp lý dùng để chỉ những điều mà pháp luật công nhận và đảm bảo thực hiện đối với cá nhân, tổ chức để theo đó cá nhân được hưởng, được làm, được đòi hỏi mà không ai được ngăn cản, hạn chế. Quyền con người là những quyền tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế.
Quyền công dân là Khả năng tự do lựa chọn hành vi của công dân mà nhà nước phải bảo đảm khi công dân yêu cầu.
Quyền công dân được quy định trong Hiến pháp, điều chỉnh những quan hệ đặc biệt quan trọng giữa công dân và nhà nước, là cơ sở tồn tại của cá nhân và hoạt động bình thường của xã hội.
Đi đôi với sự phát triển của xã hội, ngày nay các quyền cơ bản của con người, quyền công dân đã được mở rộng hơn trước đây đó là các công ước quốc tế cũng như trong Hiến pháp 2013, quyền con người, quyền công dân được thể hiện ở trên tất cả các lĩnh vực từ dân sự, chính trị, kinh tế đến văn hóa, xã hội. Theo đó, mọi cá nhân và công dân được hưởng ứng, thực hiện các quyền của mình mà Hiến pháp đã quy định trách nhiệm của Nhà nước phải ban hành các đạo luật để tạo hành lang pháp lý cho mọi cá nhân và công dân thực hiện tốt các quyền của mình.
Tước một số quyền công dân là hình phạt bổ sung được áp dụng với công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp Bộ luật hình sự quy định.
Như vậy có thể thấy, mọi công dân được sinh ra ở đất nước Việt Nam đều có quyền công dân và được nhà nước bảo hộ theo quy định tại Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, trong những trường hợp công dân có vi phạm pháp luật bị áp dụng xử phạt theo quy định của luật hình sự thì có thể bị tước một số quyền công dân với những tội liên quan đến an ninh quốc gia,…để đảm bảo giữ gìn tổ quốc, làm theo pháp luật.
3. Quy định về tước một số quyền công dân:
Căn cứ theo quy định tại Điều 44
“Điều 44. Tước một số quyền công dân
1. Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:
a) Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;
b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
Khoản 2 Điều 32 Bộ luật hình sự quy định:
2. Hình phạt bổ sung bao gồm:
a) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
b) Cấm cư trú;
c) Quản chế;
d) Tước một số quyền công dân;
đ) Tịch thu tài sản;
e) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;
g) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.”
Cụ thể, công dân trong trường hợp pháp luật quy định có thể bị tước một hoặc một số quyền sau:
– Đối tượng bị tước quyền công dân: Công dân Việt Nam. Người phạm tội theo quy định trong Bộ Luật hình sự bao gồm cả người và pháp nhân thương mại, trong đó người bao gồm cả người Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch. Tuy nhiên phạm vi áp dụng hình phạt bổ sung này chỉ là công dân Việt Nam vì những quyền bị tước theo quy định thì những đối tượng còn lại đã đương nhiên không có.
– Tước quyền bầu cử, ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước: Theo đó, trong thời gian bị tước quyền bầu cử, ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước, người chấp hành án không được tham gia bầu cử hoặc ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước. Uỷ ban nhân dân cấp xã không được đưa người bị tước quyền bầu cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước vào danh sách cử tri. Trường hợp đã có tên trong danh sách cử tri nhưng đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị Toà án tước quyền bầu cử thì Uỷ ban nhân dân cấp xã phải xoá tên người đó trong danh sách cử tri, thu hồi thẻ cử tri của người đó và thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.
– Tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước: Trong thời gian bị tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước, người chấp hành án không được phép dự tuyển hoặc tiếp tục làm việc trong cơ quan nhà nước. Trường hợp người chấp hành án đang là cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước mà bị tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước thì cơ quan nơi người đó làm việc phải ra quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định buộc thôi việc hoặc đình chỉ công tác trong thời hạn bị tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước đối với người đó.
– Tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân: Trong thời gian bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân, người chấp hành án không được đăng ký nghĩa vụ quân sự; dự tuyển hoặc tiếp tục làm công chức, viên chức, công nhân quốc phòng trong Quân đội nhân dân; dự tuyển hoặc tiếp tục phục vụ trong Công an nhân dân. Trường hợp người chấp hành án đang là quân nhân, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng trong Quân đội nhân dân hoặc đang phục vụ trong cơ quan, đơn vị Công an nhân dân mà bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân thì cơ quan, đơn vị nơi người đó làm việc phải ra quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định buộc người đó ra khỏi lực lượng vũ trang nhân dân.
Thời hạn tước một số quyền công dân là từ một năm đến năm năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
Như vậy, tước quyền công dân chỉ là hình phạt bổ sung sau khi đã có hình phạt chính. Thời hạn tước quyền công dân từ 01 tới 05 năm và thường được áp dụng đối với các tội liên quan tới xâm phạm an ninh quốc gia như tội gián điệp, tội phản bội tổ quốc, bạo loạn, khủng bố…