Quá trình thanh lý vũ khí, công cụ hỗ trợ được ghi nhận bằng biên bản thanh lý vũ khí, công cụ hỗ trợ. Vậy mẫu biên bản thanh lý vũ khí, công cụ hỗ trợ có nội dung và hình thức như thế nào, có những lưu ý gì khi soạn thảo biên bản này?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản thanh lý vũ khí, công cụ hỗ trợ là gì, mục đích của biên bản?
Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất.
Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp.
Mẫu biên bản ghi chép thanh lý vũ khí, công cụ hỗ trợ là văn bản được lập ra để ghi chép về việc thanh lý vũ khí, công cụ hỗ trợ, nội dung mẫu đơn nêu rõ thời gian và địa điểm lập biên bản, nội dung thanh lý…
Mục đích của biên bản ghi chép thanh lý vũ khí, công cụ hỗ trợ: mẫu biên bản này nhằm mục đích ghi lại quá trình thanh lý vũ khí, công cụ hỗ trợ giữa bên thanh lý và bên nhận thanh lý.
2. Mẫu biên bản thanh lý vũ khí, công cụ hỗ trợ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
BIÊN BẢN
Thanh lý vũ khí, công cụ hỗ trợ
Căn cứ Thông tư số …./……/TT-BCA ngày …./…../…… của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
Căn cứ văn bản đề xuất của:
Hôm nay, vào hồi…….giờ….ngày……tháng…….năm……..tại (1)…………………….
Chúng tôi gồm: (2)
1-………Chức vụ, đơn vị …………. Chủ tịch hội đồng.
2-………Chức vụ, đơn vị ………….Thành viên.
3-………Chức vụ, đơn vị …………. Thành viên.
4-………Chức vụ, đơn vị …………. Thành viên.
5-………Chức vụ, đơn vị ……………Thành viên.
Đã tổ chức họp thống nhất thanh lý số vũ khí, công cụ hỗ trợ để tiêu hủy, cụ thể: (3)
Tổng số vũ khí: ………
Tổng số công cụ hỗ trợ: …………..
(có bản thống kê chi tiết kèm theo)
Hội đồng thanh lý vũ khí, công cụ hỗ trợ giao cho…………..hoàn thiện thủ tục và tổ chức thực hiện tiêu hủy theo quy định.
Biên bản lập xong hồi…….giờ…….ngày…….tháng…….năm……….đã đọc lại cho những người có tên ghi trong biên bản này công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây.
Biên bản lập thành……..bản, mỗi người giữ 01 bản./.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
NGƯỜI GHI BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)
CHỮ KÝ CỦA CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản:
(1) Người soạn thảo biên bản cần chú ý đảm bảo chính xác cả nội dung và hình thức của biên bản, ghi ngày tháng và địa điểm lập biên bản;
(2) Ghi rõ họ tên và chức vụ của bên thanh lý;
(3) Số vũ khí, công cụ hỗ trợ được thanh lý.
4. Những quy định thanh lý vũ khí, công cụ hỗ trợ:
4.1. Đào bới, tìm kiếm vũ khí quân dụng, vật liệu nổ:
Được quy định tại Điều 4 Thông tư số 31/2012/TT-BCA ngày 29/5/2012 (Đã hết hiệu lực) của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
– Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đào bới, tìm kiếm vũ khí quân dụng, vật liệu nổ phải nộp một bộ hồ sơ tại Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là Ủy ban nhân dân cấp huyện). Hồ sơ gồm:
Văn bản đề nghị nêu rõ lý do, mục đích, yêu cầu đào bới, tìm kiếm.
Bản sao có chứng thực tài liệu chứng minh việc sử dụng hoặc quản lý hoặc thi công công trình hợp pháp tại địa điểm đề nghị đào bới, tìm kiếm.
– Việc đào bới, tìm kiếm vũ khí quân dụng, vật liệu nổ chỉ được thực hiện theo đúng phạm vi, địa điểm đã được Uỷ ban nhân dân cấp huyện cho phép. Ít nhất 05 ngày trước khi thực hiện việc đào bới, tìm kiếm, phải có văn bản
Để đảm bảo an toàn, tổ chức, cá nhân có nhu cầu đào bới, tìm kiếm vũ khí quân dụng, vật liệu nổ phải nộp hồ sơ xin phép đưuojc đào bới, tìm kiến vũ khí quân dụng. Việc đào bới, tìm kiếm chỉ được thực hiện trong phạm vi cho phép và phải đảm bảo các biện pháp an toàn.
4.2. Tiếp nhận, thu gom, bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ:
Được quy định tại Điều 5 Thông tư số 31/2012/TT-BCA (Đã hết hiệu lực):
– Việc tiếp nhận, thu gom vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ phải được lập thành biên bản, trong đó ghi rõ, đầy đủ chủng loại, số lượng (hoặc khối lượng), chất lượng, nguồn gốc, số, ký hiệu (nếu có) của từng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
– Khi tiếp nhận, thu gom vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ phải được kiểm tra và loại trừ những yếu tố gây mất an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường.
– Đối với số vũ khí, công cụ hỗ trợ mà các cơ quan, tổ chức được trang bị và cấp giấy phép sử dụng nhưng không có nhu cầu sử dụng hoặc bị hư hỏng không thể sửa chữa cần phải giao nộp, thì phải giao nộp cho
– Đối với bom, mìn, lựu đạn, quả nổ, ngư lôi, thủy lôi, hỏa cụ, vật liệu nổ, đầu đạn tên lửa, đạn pháo và đầu đạn pháo các loại hoặc vũ khí khác cần phải có kỹ thuật chuyên ngành của cơ quan Quân sự xử lý thì cơ quan Công an hoặc Ủy ban nhân dân nơi tiếp nhận thông tin phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan Quân sự từ cấp huyện trở lên để phối hợp thu gom, xử lý.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo cơ quan Công an cùng cấp nơi phát hiện vũ khí, vật liệu nổ cần thu gom thực hiện công tác bảo đảm an ninh, trật tự, giải quyết các tình huống phát sinh trước và trong thời gian thu gom, xử lý.
– Vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đã tiếp nhận, thu gom phải được bảo quản, quản lý chặt chẽ.
Như vậy quá trình tiếp nhận, thu gom bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cần được lập biên bản và xử lý theo kỹ thuật chuyên ngành đồng thời phải bảo quản đúng tiêu chuẩn an toàn, cơ quan có thẩm quyền sẽ quản lý số vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tiếp nhận này.
4.3. Chuyển giao vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ:
Được quy định tại Điều 6 Thông tư số 31/2012/TT-BCA (Đã hết hiệu lực):
– Cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện thống kê và chuyển giao số vũ khí và công cụ hỗ trợ đã tiếp nhận, thu gom được cho Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là Công an cấp huyện).
– Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội và các đơn vị thuộc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh) thống kê số vũ khí, công cụ hỗ trợ đã tiếp nhận, thu gom và số vũ khí, công cụ hỗ trợ giao nộp của các cơ quan, tổ chức đã được trang bị mà Công an địa phương trực tiếp quản lý và cấp giấy phép sử dụng theo thẩm quyền để chuyển giao cho Phòng Hậu cần – Kỹ thuật thuộc Công an địa phương đó.
– Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội thống kê số vũ khí, công cụ hỗ trợ giao nộp của các cơ quan, tổ chức đã được trang bị mà Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trực tiếp quản lý và cấp giấy phép sử dụng để chuyển giao cho Cục Quản lý trang bị kỹ thuật và trang cấp thuộc Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật.
– Các đơn vị thuộc Bộ Công an thống kê số vũ khí và công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom được (trừ vũ khí và công cụ hỗ trợ liên quan đến vụ án) để chuyển giao cho Cục Quản lý trang bị kỹ thuật và trang cấp thuộc Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật.
– Việc chuyển giao cho cơ quan Quân sự số bom, mìn, lựu đạn, quả nổ, ngư lôi, thủy lôi, hỏa cụ, vật liệu nổ, đầu đạn tên lửa, đạn pháo và đầu đạn pháo các loại đã tiếp nhận, thu gom theo quy định tại Khoản 1, Điều 10 Nghị định số 26/2012/NĐ-CP phải được lập thành biên bản, kèm theo bảng thống kê phân loại. Cơ quan chuyển giao phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan Quân sự có thẩm quyền đến tiếp nhận theo quy định.
– Vũ khí, công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom được nếu Bảo tàng Công an và cơ quan Quân sự từ cấp tỉnh trở lên có văn bản đề nghị chuyển giao để phục vụ công tác lưu giữ, bảo tàng thì Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật, Giám đốc Công an cấp tỉnh có thẩm quyền xem xét, quyết định.
4.4. Thanh lý vũ khí, công cụ hỗ trợ:
Được quy định tại Điều 8 Thông tư số 31/2012/TT-BCA (đã hết hiệu lực):
– Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật, Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thanh lý vũ khí, công cụ hỗ trợ đối với vũ khí, công cụ hỗ trợ không còn giá trị sử dụng.
– Thành phần Hội đồng thanh lý như sau:
Hội đồng thanh lý ở Bộ Công an do đại diện lãnh đạo Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật làm Chủ tịch Hội đồng, các thành viên gồm lãnh đạo Cục Quản lý trang bị kỹ thuật và trang cấp, lãnh đạo Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Hội đồng thanh lý ở địa phương do đại diện lãnh đạo Công an cấp tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng, các thành viên gồm lãnh đạo Phòng Hậu cần – Kỹ thuật, lãnh đạo Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, lãnh đạo cơ quan đề nghị thanh lý.
– Chủ tịch Hội đồng thanh lý vũ khí, công cụ hỗ trợ quyết định thành lập Tổ giúp việc của Hội đồng.
Như vậy vũ khí, công cụ hỗ trợ thuộc trường hợp phải thanh lý để tiêu hủy sẽ cần thực hiện theo đúng thủ tục và được thực hiện bởi Hội đồng thanh lý. Quá trình thanh lý đảm bảo đúng pháp luật và được ghi nhận bằng biên bản thanh lý vũ khí, công cụ hỗ trợ. Các cá nhân, tổ chức liên quan đến việc thanh lý cần đảm bảo thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ cũng như tuân thủ pháp luật về thanh lý vũ khí, công cụ hỗ trợ.