Quyết toán hợp đồng là việc bên nhà thầu thanh toán cho bên nhận thầu khi đã hoàn thiện tất cả cong việc đã được giao. Khi bên giao thầu không đáp ứng đúng điều kiện trong hợp đồng thì bên nhận thầu có quyền yêu cầu quyết toán và thanh lý hợp đồng đó.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn yêu cầu quyết toán và thanh lý hợp đồng là gì?
Quyết toán là việc đưa ra quyết định cho những số liệu đã được tính toán sau khi xem xét hồ sơ cẩn thận của một công ty, cơ quan, xí nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định nào đó (quyết toán theo năm), hoặc cho một dự án công trình, hạng mục công trình hay hạng mục kinh doanh nào đó (quyết toán theo hạng mục công trình hoặc dự án kinh doanh)
Quyết toán hợp đồng là việc xác định tổng giá trị cuối cùng của
Thanh lý hợp đồng là biên bản ghi nhận sau khi hoàn tất một công việc nào đó được hai bên tham gia xác nhận lại khối lượng, chất lượng, và các phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc đó và hai bên cùng đồng ý ký tên
Mẫu đơn yêu cầu quyết toán và thanh lý hợp đồng là mẫu đơn nêu rõ thông tin cá nhân là người yêu cầu và thông tin bên được yêu cầu kèm theo nội dung yêu cầu công ty quyết toán và thanh lý hợp đồng với lý do công ty đã không thực hiện được các công việc thỏa thuận trong
Mẫu đơn yêu cầu quyết toán và thanh lý hợp đồng là mẫu đơn được lập ra để cá nhân là người yêu cầu gửi yêu cầu tới công ty về việc quyết toán và thanh lý hợp đồng gồm tổng số tiền và hợp đồng sẽ hết hạn với lý do công ty đã không thực hiện được các công việc thỏa thuận trong
2. Đơn yêu cầu quyết toán và thanh lý hợp đồng:
Nội dung cơ bản của mẫu đơn yêu cầu quyết toán và thanh lý hợp đồng gồm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————————-
…., ngày … tháng … năm …
YÊU CẦU QUYẾT TOÁN VÀ THANH LÝ HỢP ĐỒNG
– Căn cứ Hợp đồng ………, ngày ….. tháng ….. năm ….. giữa ………và Công ty ….;
– Căn cứ Bản cam kết ngày ….. tháng ….. năm ……
ÔNG/BÀ: ………
Số CMND:……….Ngày cấp: ……. Nơi cấp: …
Địa chỉ:……
Điện thoại:……
Yêu cầu Công ty:
CÔNG TY ……
Địa chỉ:………
Mã số thuế: …………
Người đại diện: …… Chức vụ: Tổng Giám đốc
Thực hiện quyết toán và thanh lý Hợp đồng góp vốn ký ngày ….. tháng ….. năm …….. với các nội dung sau:
1/ Công ty đã không thực hiện được các công việc thoả thuận trong hợp đồng góp vốn ký với tôi;
2/ Tôi yêu cầu được quyết toán và thanh toán:
Tổng số tiền:……VNĐ
(Viết bằng chữ: ……. đồng).
3/ Hợp đồng góp vốn giữa tôi và Công ty…… sẽ hết hiệu lực kể từ ngày Công ty ……thanh toán toàn bộ số tiền trên bằng tiền mặt cho tôi.
Tôi cam kết nghiêm túc thực hiện theo trình tự thủ tục pháp luật quy định, ưu tiên tôn trọng thỏa thuận giữa các bên, không tiến hành các hoạt động có thể xâm hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của các bên, nếu trong trường hợp không thể thương lượng được sẽ yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết./.
Người yêu cầu
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn đơn yêu cầu quyết toán và thanh lý hợp đồng:
– Tên mẫu đơn: Đơn yêu cầu quyết toán và thanh lý hợp đồng
– Thông tin bên yêu cầu: Họ tên, năm sinh, CMND/CCCD, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại
– Thông tin công ty: Tên công ty, địa chỉ, mã số thuế, người đại diện – chức vụ
– Thực hiện quyết toán và thanh lý hợp đồng góp vốn với nội dung:
+ Công ty đã không thực hiện được các công việc thỏa thuận trong hợp đồng góp vốn ký với tôi;
+ Tôi yêu cầu được quyết toán và thanh toán:
Tổng số tiền:……VNĐ
(Viết bằng chữ: ……. đồng).
+ Hợp đồng góp vốn giữa tôi và Công ty…… sẽ hết hiệu lực kể từ ngày Công ty ……thanh toán toàn bộ số tiền trên bằng tiền mặt cho tôi.
– Lời cam kết
– Ký xác nhận
4. Quy định về quyết toán và thanh lý hợp đồng:
4.1. Vấn đề quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng :
Quyết toán hợp đồng là việc xác định tổng giá trị cuối cùng của hợp đồng xây dựng mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Căn cứ Khoản 2 Điều 22
–
– Bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng (gọi là quyết toán A-B), trong đó nêu rõ giá trị công việc hoàn thành theo hợp đồng; giá trị khối lượng công việc phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi công việc theo hợp đồng đã ký, giá trị đã thanh toán hoặc tạm thanh toán và giá trị còn lại mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu.
– Hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công xây dựng công trình đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng.
– Các tài liệu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng;
Điều 147
Thứ nhất về trách nhiệm quyết toán hợp đồng xây dựng: bên nhận thầu có trách nhiệm quyết toán hợp đồng xây dựng với bên giao thầu phù hợp với loại hợp đồng và hình thức giá hợp đồng áp dụng. Nội dung quyết toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.
Thứ hai về thời hạn thực hiện quyết toán: do các bên tự thỏa thuận, trừ hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước, thời hạn quyết toán hợp đồng không vượt quá 60 ngày, kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc của hợp đồng, bao gồm cả phần công việc phát sinh (nếu có) và hợp đồng xây dựng có quy mô lớn thì được phép kéo dài thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng nhưng không vượt quá 120 ngày.
Thứ ba, các trường hợp được thanh lý hợp đồng xây dựng là: Các bên đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng; hoặc Hợp đồng xây dựng bị chấm dứt hoặc hủy bỏ theo quy định của pháp luật.
Thứ tư là về thời hạn thanh lý hợp đồng xây dựng: thời hạn thanh lý hợp đồng xây dựng do các bên hợp đồng thỏa thuận. Đối với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước, thời hạn thanh lý hợp đồng là 45 ngày kể từ ngày các bên hợp đồng hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc hợp đồng bị chấm dứt theo quy định. Đối với hợp đồng xây dựng có quy mô lớn, việc thanh lý hợp đồng có thể được kéo dài nhưng không quá 90 ngày.
Như vậy, việc quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng được thực hiện phù hợp với quy định trên.
4.2. Quy trình quyết toán hợp đồng xây dựng:
Quy trình quyết toán hợp đồng xây dựng này chỉ hoàn chỉnh khi:
– Ngay sau khi ký hợp đồng nhập ngay số liệu phụ vụ làm thanh toán khối lượng hoàn thành, kiểm soát chi phí các giai đoạn, đặt ngay tầm nhìn hướng đến mục tiêu quyết toán hợp đồng. Hầu hết các gói thầu, hợp đồng không chú ý đến điều này, khi quyết toán hợp đồng đều vướng mắc, ách tắc do thiếu số liệu, không đủ căn cứ, thiếu chữ ký…
– Sử dụng phần mềm Quyết toán GXD không chỉ để làm ra cái biểu thanh toán khối lượng, mà giúp hệ thống hóa toàn bộ số liệu từ đầu đến cuối, trải qua các giai đoạn thanh toán, đến khi quyết toán hợp đồng rất thuận lợi. Tư tưởng xuyên suốt, làm đâu sạch đó, đứng dậy xong ngay. Hạn chế tình trạng công trình xong lâu rồi, mà chưa quyết toán xong, hoặc người cũ chuyển đi rồi, số liệu thất lạc hết…
4.3. Trách nhiệm của nhà thầu:
– Nhà thầu có trách nhiệm lập hồ sơ quyết toán theo các nội dung quy định trong hợp đồng và trình lên cho TVGS để kiểm tra, xác nhận.
– Nhà thầu chịu trách nhiệm lập HSQT đúng quy trình hướng dẫn, chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với các số liệu và tính Pháp lý đối với các tài liệu liên quan.
– Hồ sơ quyết toán được nhà thầu lập và đệ trình, gồm 4 phần chính sau đây:
+ Quyển 1: Quyết toán giá trị công trình
+ Quyển 2: Bảng tính khối lượng
+ Quyển 3: Hồ sơ chất lượng
+ Quyển 4: Hồ sơ Pháp lý
4.4. Trách nhiệm của tư vấn giám sát:
– Khi nhận HSQT từ nhà thầu trình lên, TVGS phải ghi và ký Phiếu giao nhận hồ sơ với nhà thầu thi công.
– TVGS phải kiểm tra, đánh giá kỹ lượng HSQT theo đúng quy định hợp đồng và Pháp luật hiện hành, cụ thể:
+ Kiểm tra nguồn vật liệu trước khi đưa vào sử dụng cho công trình như: Chứng chỉ xuất xưởng, chứng chỉ thí nghiệm, chấp thuận nguồn mỏ vật liệu ….;
+ Kiểm tra số lượng, chất lượng các BBNT công việc, giai đoạn hoàn thành và BBNT hạng mục hoàn thành, ….;
+ Kiểm tra hồ sơ hoàn công, bản vẽ hoàn công.
+ Kiểm tra tính pháp lý của mỏ vật liệu, bãi thải…;
+ Kiểm tra khối lượng nghiệm thu, đơn giá hợp đồng, chênh lệch đơn giá do trượt giá (nếu có điều chỉnh đơn giá);
+ Kiểm tra khối lượng, đơn giá phát sinh ngoài hợp đồng (nếu có);
– Sau khi kiểm tra xem xét, nếu HSQT đạt yêu cầu, TVGS xác nhận và trình TVQLDA và BQLDA xem xét chấp thuận quyết toán cho Nhà thầu thi công.
– Thời hạn kiểm tra HSQT của TVGS tối đa là 21 ngày làm việc (không kể ngày nghỉ theo quy định).
4.5. Trách nhiệm của tư vấn quản lý dự án:
– Khi nhận HSQT từ TVGS trình lên, TVQLDA phải ghi Phiếu giao nhận hồ sơ và ký nhận.
– TVQLDA có trách nhiệm kiểm tra lại tổng thể toàn bộ HSQT như: kiểm tra tính đầy đủ, đúng đắn theo quy định của hợp đồng và các quy định hiện hành.
– Nếu HSQT đạt yêu cầu so với hợp đồng, TVQLDA trình lên cho BQLDA xem xét và chấp thuận làm thủ tục cần thiết để quyết toán cho nhà thầu.
– Thời hạn kiểm tra HSQT tối đa là 12 ngày làm việc.
Trên đây là toàn bộ bài viết tham khảo về mẫu đơn yêu cầu quyết toán và thanh lý hợp đồng, hướng dẫn soạn thảo đơn yêu cầu và nội dung quy định về quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng!