Hiện nay hàng hóa trên thị trương rất đa dạng và phong phú. Đối với trường hợp thu hồi hàng hóa thì cơ quan có thẩm quyền phải lập Biên bản thu hồi hàng hóa. Vậy cách lập Biên bản thu hồi hàng hóa như thế nào.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản thu hồi hàng hóa là gì?
– Khái niệm: Hàng hóa là sản phẩm của lao động, thông qua trao đổi, mua bán có thể thỏa mãn một số nhu cầu nhất định của con người. Hàng hóa có thể đáp ứng nhu cầu cá nhân hoặc nhu cầu sản xuất.
– Thuộc tính của hàng hóa
+ Giá trị sử dụng: Giá trị sử dụng là công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn một số nhu cầu nào đó của con người. (có thể là nhu cầu về vật chất hoặc tinh thần, nhu cầu cá nhân, nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất…). Đối với giá trị sử dụng, hàng hóa có các đặc điểm như sau:
Giá trị sử dụng do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quyết định
Hàng hóa không nhất thiết chỉ có một giá trị sử dụng duy nhất. Khi khoa học kỹ thuật càng phát triển người ta càng phát hiện ra nhiều thuộc tính mới của hàng hóa và sử dụng chúng cho nhiều mục đích khác nhau.
Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn vì nó tồn tại trong mọi phương thức hoặc mọi kiểu tổ chức sản xuất.
Giá trị sử dụng không dành cho bản thân người sản xuất hàng hóa mà cho người tiêu dùng hàng hóa (xã hội). Người mua có quyền sở hữu và sử dụng hàng hóa theo mục đích của họ. Hay nói cách khác, sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu của xã hội.
+ Giá trị hàng hóa:
Trước tiên, để bạn đọc có thể hình dung rõ hơn về khái niệm này, chúng ta sẽ cùng xét một ví dụ đơn giản như sau:
Giả sử một con gà có thể được đổi lấy 10kg táo. Có nghĩa là gà và táo là vật mang giá trị trao đổi. Trong trường hợp này, có hai câu hỏi đặt ra:
Thứ nhất: Tại sao gà và táo là hai loại hàng hóa khác nhau, có giá trị sử dụng khác nhau lại có thể trao đổi với nhau?
Thứ hai: Tại sao chúng ta lại trao đổi theo tỷ lệ nhất định 1:10
Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh bên trong hàng hóa. Giá trị là nội dung bên trong của hàng hóa, nó được biểu hiện ra bên ngoài bằng việc hai hàng hóa có thể trao đổi được với nhau. Giá trị hàng hóa có những đặc trưng cơ bản như sau:
Biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa
Là phạm trù lịch sử chỉ tồn tại ở kinh tế hàng hóa
– Biên bản thu hồi hàng hóa là văn bản do các bên chủ thể có liên quan tiến hành xác lập về quá trình diễn ra việc thu hồi hàng hóa trên thực tế theo quy định của cơ quan, tổ chức hoặc quy định của pháp luật.
Mẫu biên bản thu hồi hàng hóa là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về quá trình thu hồi hàng hóa, việc thu hồi hàng hóa đúng pháp luật, đúng quy trình. Mẫu nêu rõ nội dung thu hồi…
2. Mẫu biên bản thu hồi hàng hóa:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
…., ngày….tháng …..năm………
TÊN CƠ QUAN
Số:…/BB-…..
BIÊN BẢN THU HỒI HÀNG HÓA
Căn cứ Quyết định số:……/QĐ-…… về việc thu hồi hàng hóa……………đối với Chủ doanh nghiệp tư nhân do Ông/Bà :………là chủ sở hữu;
Căn cứ………….;
Hôm nay, ngày…tháng…năm…. Chúng tôi gồm các bên như sau:
BÊN THU HỒI:
Thành phần tham gia thu hồi gồm
1, Ông/bà:…… Chức vụ:………
2, Ông/Bà:…… Chức vụ:………..
Cơ quan:……
Địa chỉ:…
Điện thoại liên hệ:…………..
BÊN BỊ THU HỒI:
Hộ kinh doanh Ông/Bà:…
Cửa hàng:……
Địa chỉ:…
Điên thoại liên hệ:……
Quá trình thu hồi hàng hóa …. Theo quy định được diễn ra vào lúc …h, ngày…. tháng…..năm……… gồm các nội dung chính sau đây:
1, Bên thu hồi tiến hành thu hồi các loại hàng hóa sau:
STT | Loại hàng hóa | Mô tả | Số lượng | ……. |
1, | ….. | |||
2, | ….. | |||
3, | ….. | |||
2, Lý do thu hồi:
Các loại hàng hóa nêu trên được bày bán tại tại các cơ sở trên thị trường không rõ nguồn gốc và qua kiểm định không đạt tiêu chuẩn,………..
Cơ quan……….. tiến hành thu hồi 100% sản phẩm hàng hóa nêu trên
3, Trách nhiệm các bên
Bên bị thu hồi có trách nhiệm bàn giao đã tiến hành bàn giao đầy đủ số lượng hàng hóa trong danh sách bị thu hồi. Trong trường hợp chủ doanh nghiệp có dấu hiệu trốn tránh hoặc bàn giao không trung thực sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Chúng tôi tiến hành hoàn thành thu hồi hàng hóa trước khi xác lập biên bản này theo đúng quy định của pháp luật.
Biên bản được lập thành … các bản, mỗi bên sẽ có trách nhiệm giữ …… bản.
Chúng tôi cam kết về sự việc nêu trên là đúng sự thật, đã diễn ra trên thực tế.
Sau khi đọc biên bản các bên tiến hành ký xác nhận bên dưới.
BÊN THU HỒI
( Ký và ghi rõ họ tên)
BÊN BỊ THU HỒI
( Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo Mẫu biên bản thu hồi hàng hóa:
– Ghi đầy đủ thông tin trong mẫu biên bản trên
– Thông tin về bên thu hồi
– Thông tin về bên bị thu hồi
– Bên thu hồi tiến hành thu hồi các loại hàng hóa ( điền nội dung theo bảng)
– Lý do thu hồi
– Trách nhiệm các bên là gì?
– BÊN THU HỒI ( Ký và ghi rõ họ tên) BÊN BỊ THU HỒI ( Ký và ghi rõ họ tên)
4. Thông tin pháp lý liên quan về thu hồi hàng hóa:
4.1. Trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật:
Trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật Luật bảo vệ người tiêu dùng:
Khi phát hiện hàng hóa có khuyết tật, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa có trách nhiệm:
1. Kịp thời tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp hàng hóa có khuyết tật trên thị trường;
2.
– Mô tả hàng hóa phải thu hồi;
– Lý do thu hồi hàng hóa và cảnh báo nguy cơ thiệt hại do khuyết tật của hàng hóa gây ra;
– Thời gian, địa điểm, phương thức thu hồi hàng hóa;
– Thời gian, phương thức khắc phục khuyết tật của hàng hóa;
– Các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình thu hồi hàng hóa;
3. Thực hiện việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật đúng nội dung đã
4. Báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp tỉnh nơi thực hiện thu hồi hàng hóa có khuyết tật sau khi hoàn thành việc thu hồi; trường hợp việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật được tiến hành trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên thì báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở trung ương.
Như vậy Trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật Luật bảo vệ người tiêu dùng đã có quy định cụ thể như trên, việc tiến hàng thu hồi hàng hóa có khuyết tật phải được đảm bảo và lập thành biên bản ghi lại quá trình thu hồi hồi hàng hóa có khuyết tật
4.2. Thu hồi thực phẩm không đảm bảo an toàn:
Căn cứ thông tư Số:
Hình thức thu hồi:
1. Thu hồi tự nguyện là việc thu hồi sản phẩm do tổ chức, cá nhân đăng ký bản công bố hoặc tự công bố sản phẩm (sau đây gọi tắt là chủ sản phẩm), tự nguyện thực hiện khi tự phát hiện hoặc nhận được thông tin phản ảnh của tổ chức, cá nhân về sản phẩm không bảo đảm an toàn do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Thu hồi bắt buộc là việc chủ sản phẩm thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn theo quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền sau đây:
– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tự công bố hoặc cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm quy định tại
– Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
Trình tự thu hồi tự nguyện
1. Trong thời gian tối đa 24 giờ, kể từ thời điểm phát hiện hoặc nhận được thông tin phản ánh về sản phẩm không bảo đảm an toàn nếu xác định sản phẩm thuộc trường hợp phải thu hồi, chủ sản phẩm có trách nhiệm sau đây:
– Thông báo bằng điện thoại, email hoặc các hình thức thông báo phù hợp khác, sau đó thông báo bằng văn bản tới toàn hệ thống sản xuất, kinh doanh (cơ sở sản xuất, các kênh phân phối, đại lý, cửa hàng) để dừng việc sản xuất, kinh doanh và thực hiện thu hồi sản phẩm;
– Thông báo bằng văn bản tới các cơ quan thông tin đại chúng cấp tỉnh, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Trường hợp việc thu hồi được tiến hành trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên thì phải thông báo bằng văn bản tới các cơ quan thông tin đại chúng cấp trung ương để thông tin cho người tiêu dùng về sản phẩm phải thu hồi;
– Thông báo bằng văn bản tới cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm về việc thu hồi sản phẩm;
– Khi thông báo bằng văn bản về việc thu hồi sản phẩm, chủ sản phẩm phải nêu rõ: tên, địa chỉ của chủ sản phẩm và nhà sản xuất, tên sản phẩm, quy cách bao gói, số lô sản xuất, ngày sản xuất và hạn dùng, số lượng, lý do thu hồi sản phẩm, danh sách địa điểm tập kết, tiếp nhận sản phẩm bị thu hồi, thời gian thu hồi sản phẩm.
2. Trong thời gian tối đa 03 ngày kể từ khi kết thúc việc thu hồi, chủ sản phẩm có trách nhiệm báo cáo kết quả việc thu hồi sản phẩm tới cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này và đề xuất hình thức xử lý sau thu hồi.
Trình tự thu hồi bắt buộc
1. Trong thời gian tối đa 24 giờ, kể từ thời điểm xác định sản phẩm thuộc trường hợp phải thu hồi bắt buộc, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này phải ban hành quyết định thu hồi theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Ngay sau khi nhận được quyết định thu hồi, chủ sản phẩm phải thực hiện các quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
3. Trong thời gian 03 ngày, kể từ khi kết thúc việc thu hồi, chủ sản phẩm có trách nhiệm báo cáo kết quả việc thu hồi sản phẩm tới cơ quan đã ban hành quyết định thu hồi theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này và đề xuất hình thức xử lý sau thu hồi.
4. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi ban hành quyết định thu hồi sản phẩm có trách nhiệm giám sát việc thu hồi và thông báo tới cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm, các cơ quan liên quan để phối hợp.
4.3. Thu hồi trong trường hợp nghiêm trọng, khẩn cấp:
Tại Điều 6. Trình tự thu hồi trong trường hợp nghiêm trọng, khẩn cấp
1. Trong trường hợp chủ sản phẩm không thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ việc thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn theo quyết định thu hồi bắt buộc của cơ quan có thẩm quyền hoặc các trường hợp cấp thiết khác quy định tại Điểm d Khoản 5 Điều 55 Luật An toàn thực phẩm thì cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi và tổ chức việc thu hồi sản phẩm. Quyết định cưỡng chế thu hồi phải nêu rõ cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện việc cưỡng chế, cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm giám sát hoặc chứng kiến, thời hạn cưỡng chế và hình thức xử lý sản phẩm sau thu hồi.
2. Sau khi kết thúc việc thu hồi và xử lý sản phẩm không bảo đảm an toàn, cơ quan thực hiện việc thu hồi và xử lý sản phẩm sau thu hồi có văn bản thông báo đề nghị chủ sản phẩm thực hiện nghĩa vụ thanh toán chi phí đã thu hồi sản phẩm.
3. Chủ sản phẩm có trách nhiệm thanh toán chi phí thực hiện việc thu hồi và xử lý sản phẩm (nếu có) trong thời hạn chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày có văn bản thông báo của cơ quan đã thực hiện việc thu hồi sản phẩm.
Căn cứ các quy định đã nêu như trên thì việc thu hồi hàng hóa trong từng trường hợp khác nhau, từng loại hàng hóa khác nhau sẽ có quy định về thu hồi khác nhau và đảm bảo thực hiện đúng trình tự và quy định của pháp luật về tu hồi hàng hóa. Trình tự thu hồi trong trường hợp nghiêm trọng, khẩn cấp thực hiện như quy định đã nêu. Trên đây là thông tin vè Mẫu biên bản thu hồi hàng hóa và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất và các thông tin pháp lý liên quan.