Chất lượng đăng kiểm đồng hành với chất lượng của cơ sở đăng kiểm. Biên bản kiểm tra cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu vừa thể hiện cơ sở đủ điều kiện vừa là cơ sở cho việc đăng kiểm các tàu cá có chất lượng, an toàn trước khi đi xa.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản kiểm tra cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá là gì?
Theo Điều 3 Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT quy định: Đăng kiểm tàu cá, tàu kiểm ngư là hoạt động quản lý kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư, thẩm định hồ sơ thiết kế và thực hiện giám sát an toàn kỹ thuật trong đóng mới, cải hoán, hàng năm, trên đà, định kỳ, bất thường, sửa chữa phục hồi tàu cá, tàu kiểm ngư, nhằm bảo đảm an toàn kỹ thuật cho tàu hoạt động trong điều kiện nhất định.
Mẫu biên bản kiểm tra cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá là mẫu biên bản nêu thông tin cơ sở kèm theo nội dung kiểm tra cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá hay không
Mẫu biên bản kiểm tra cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc kiểm tra cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá, từ đó là căn cứ cho việc đã kiểm tra cơ sở vật chất, chất lượng kiểm định của cơ sở
2. Biên bản kiểm tra cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá:
Nội dung cơ bản của biên bản kiểm tra cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————————–
(CƠ QUAN KIỂM TRA)
——-
……, ngày….tháng…..năm…
BIÊN BẢN
Kiểm tra cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên cơ sở kiểm tra:
– Địa chỉ:
– Điện thoại:………Fax:……….Email:
– Văn bản thành lập số
Tên cơ quan cấp:………… Ngày cấp:..…………….
– Người đại diện của cơ sở:………….Chức vụ:
– Ngày đề nghị kiểm tra:
– Đề nghị công nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá loại
2. Thành phần Đoàn kiểm tra: ……….Chức vụ:
3. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ:
TT | Nội dung kiểm tra | Kết quả Kiểm tra | Ghi chú | ||
Đạt | Không đạt | ||||
1 | Văn bản thành lập: ……….. | ||||
2 | Thiết bị nhập và lưu trữ dữ liệu; mạng và đường truyền dữ liệu | ||||
3 | Dụng cụ, trang thiết bị phục vụ kiểm tra kỹ thuật (có danh sách kèm theo) | ||||
4 | Bảng niêm yết công khai về quy trình kiểm tra; biểu giá, phí kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá. | ||||
5 | Người đứng đầu cơ sở đăng kiểm: | ||||
5a | Trình độ chuyên môn:……… | ||||
5b | Hạng đăng kiểm viên:……… | ||||
6 | Đội ngũ Đăng kiểm viên (có danh sách kèm theo): | ||||
6a | Số ĐKV hạng I (theo chuyên môn):………. | ||||
6b | Số ĐKV hạng II (theo chuyên môn):………. | ||||
6c | Số ĐKV hạng III (theo chuyên môn):……… | ||||
7 | Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương. | ||||
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐĂNG KIỂM(*)
(Kể từ ngày được công nhận hoặc được kiểm tra duy trì điều kiện trước đó)
1. Về thẩm định hồ sơ thiết kế tàu cá, tàu công vụ thủy sản.
2. Về giám sát đóng mới, cải hoán.
3. Về kiểm tra hàng năm, trên đà, định kỳ.
4. Về các nhiệm vụ khác.
5. Ý KIẾN CỦA ĐOÀN KIỂM TRA
6. Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC KIỂM TRA TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ tên)
Ghi chú: (*) Chỉ áp dụng khi kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở đăng kiểm.
3. Hướng dẫn lập Biên bản kiểm tra cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá:
– Tên biên bản: Biên bản kiểm tra cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá
– Thông tin cơ sở kiểm tra
+ Tên cơ sở kiểm tra:
+ Địa chỉ:
+ Điện thoại liên hệ
+Văn bản thành lập số
Tên cơ quan cấp, Ngày cấp
+ Người đại diện của cơ sở, Chức vụ
+ Ngày đề nghị kiểm tra:
4. Quy định về đăng kiểm tàu cá:
Căn cứ vào Thông tư Số: 23/2018/TT-BNNPTNT quy định về đăng kiểm viên tàu cá quy định về cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá như sau:
4.1. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá:
– Thẩm quyền cấp là Tổng cục Thủy sản.
– Hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá theo Mẫu số 01.CN Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Danh mục cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật;
+ Danh sách đăng kiểm viên tàu cá;
+ Bản sao Giấy chứng nhận áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 (đối với cơ sở đăng kiểm tàu cá loại I, loại II); bản chính quy trình kiểm tra, giám sát kỹ thuật tàu cá do cơ sở đăng kiểm tàu cá lập (đối với cơ sở đăng kiểm tàu cá loại III).
– Trình tự thực hiện:
+ Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục Thủy sản hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cổng thông tin một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax) nếu có;
+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Tổng cục Thủy sản kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;
+ Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Tổng cục Thủy sản có văn bản
+ Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Tổng cục Thủy sản hoàn thành kiểm tra thực tế tại cơ sở, nội dung, biên bản kiểm tra theo Mẫu số 02.CN Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu Tổng cục Thủy sản cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá theo Mẫu số 03.CN Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này và cấp dấu kỹ thuật, ấn chỉ nghiệp vụ đăng kiểm tàu cá. Mẫu dấu kỹ thuật, ấn chỉ nghiệp vụ đăng kiểm tàu cá và nguyên tắc sử dụng theo Mẫu số 04.CN Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá, Tổng cục Thủy sản trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
+ Tổng cục Thủy sản trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
– Kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở đăng kiểm tàu cá:
+ Tổng cục Thủy sản thực hiện kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở đăng kiểm tàu cá đã được công nhận định kỳ 24 tháng một lần;
+ Nội dung kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở đăng kiểm tàu cá thực hiện theo Mẫu số 02.CN Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư;
+ Kết quả kiểm tra được thông báo đến cơ sở đăng kiểm tàu cá chậm nhất 10 ngày làm việc kể từ khi kết thúc kiểm tra. Trường hợp cơ sở đăng kiểm tàu cá không đủ điều kiện, Tổng cục Thủy sản quyết định thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá.
Thông tư Số: 23/2018/TT-BNNPTNT quy định về đăng kiểm viên tàu cá quy định về Bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá như sau:
Nội dung đăng kiểm tàu cá
– Thẩm định hồ sơ thiết kế trong đóng mới, cải hoán, sửa chữa phục hồi tàu cá.
– Giám sát an toàn kỹ thuật tàu cá trong đóng mới, cải hoán, hàng năm, trên đà, định kỳ, bất thường, sửa chữa phục hồi tàu cá.
– Kiểm tra máy móc, trang thiết bị thuộc diện phải đăng kiểm lắp đặt trên tàu cá.
– Tham gia giám định kỹ thuật và xác định nguyên nhân tai nạn, sự cố liên quan đến trạng thái kỹ thuật tàu cá khi có yêu cầu.
– Đăng kiểm tàu cá thực hiện theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật tàu cá và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan theo Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá được cơ quan có thẩm quyền cấp thuộc Tổng cục Thủy sản. Khi xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá phải hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục Thủy sản hoặc qua đường bưu điện hoặc đường mạng. Khi xét thấy kết quả kiểm tra đạt yêu cầu Tổng cục Thủy sản cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá
4.2. Các hình thức kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá:
– Kiểm tra lần đầu đối với các loại tàu:
+ Tàu cá đóng mới;
+ Tàu cá chưa được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật.
– Kiểm tra bất thường đối với tàu cá bị tai nạn, sửa chữa sau tai nạn; theo yêu cầu của chủ tàu hoặc cơ quan có thẩm quyền.
– Kiểm tra chu kỳ:
+ Các đợt kiểm tra chu kỳ, gồm: Kiểm tra hàng năm; kiểm tra trên đà; kiểm tra định kỳ;
+ Thời hạn kiểm tra chu kỳ được thực hiện theo quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến tàu cá.
Thẩm định hồ sơ thiết kế tàu cá
– Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên trước khi đóng mới, cải hoán phải có hồ sơ thiết kế kỹ thuật được thẩm định; trường hợp tàu cá vỏ gỗ đóng mới theo mẫu truyền thống phải có hồ sơ thiết kế mẫu đã được cơ sở đăng kiểm tàu cá sao duyệt.
– Thẩm quyền thẩm định hồ sơ thiết kế tàu cá:
+ Cơ sở đăng kiểm tàu cá loại I thẩm định hồ sơ thiết kế đóng mới, cải hoán, hoàn công, sửa chữa phục hồi tất cả các loại tàu cá;
+ Cơ sở đăng kiểm tàu cá loại II thẩm định hồ sơ thiết kế đóng mới, cải hoán, hoàn công, sửa chữa phục hồi tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 mét;
+ Cơ sở đăng kiểm tàu cá loại III thẩm định hồ sơ thiết kế đóng mới, cải hoán, hoàn công, sửa chữa phục hồi tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 15 mét.
– Hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị thẩm định hồ sơ thiết kế tàu cá theo Mẫu số 01.BĐ Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Hồ sơ thiết kế tàu cá (03 bộ).
– Trình tự thực hiện:
+ Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại cơ sở đăng kiểm tàu cá quy định tại khoản 2 Điều này hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính;
+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ sở đăng kiểm tàu cá kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;
+ Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, cơ sở đăng kiểm tàu cá xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ sở đăng kiểm tàu cá có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung;
+ Trong thời hạn 20 ngày (đối với hồ sơ thiết kế đóng mới, lần đầu) hoặc 10 ngày làm việc (đối với hồ sơ thiết kế cải hoán, sửa chữa phục hồi), kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ sở đăng kiểm tàu cá tiến hành thẩm định thiết kế, nếu không đạt yêu cầu thì trả lời tổ chức, cá nhân; nếu đạt yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế tàu cá theo Mẫu số 02.BĐ Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này và ký, đóng dấu thẩm định vào tài liệu thiết kế;
+ Cơ sở đăng kiểm tàu cá trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
Như vậy, các hình thức đăng kiểm tàu cá sẽ có hình thức kiểm tra lần đầu đối với tàu cá đóng mới; tàu cá chưa được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật; Kiểm tra bất thường đối với tàu cá bị tai nạn, sửa chữa sau tai nạn; Kiểm tra chu kỳ như kiểm tra hằng năm, kiểm tra định kỳ.