Các cá nhân hay cơ sở chê biến thực phẩm cần được Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP, như vậy muốn được Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP thì cần đăng ký thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu giấy đăng ký thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm là gì?
- 2 2. Mẫu giấy đăng ký thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm:
- 3 3. Hướng dẫn làm Mẫu giấy đăng ký thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm:
- 4 4. Thông tin pháp lý liên quan:
- 4.1 4.1. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe:
- 4.2 4.2. Quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với phụ gia thực phẩm:
- 4.3 4.3. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
- 4.4 4.4 Quy định việc xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm:
1. Mẫu giấy đăng ký thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm là gì?
– Khái niệm: An toàn vệ sinh thực phẩm hiểu một cách đơn giản chính là giữ cho thực phẩm luôn sạch và đảm bảo vệ sinh cho người sử dụng. Những thực phẩm đảm bảo vệ sinh cần được kiểm nghiệm và trải qua quá trình công bố sản phẩm nghiêm ngặt, có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
– Mẫu giấy đăng ký thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm Là mẫu giấy với các thông tin và nội dung về đăng ký thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm để gửi lên cơ qua có thẩm quyền xem xét
Mẫu giấy đăng ký thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm là mẫu giấy được lập ra để đăng ký về việc thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm. Mẫu được ban hành theo Thông tư số 16/2018/TT-BNNPTNT.
2. Mẫu giấy đăng ký thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————
…………., ngày…tháng…năm…
GIẤY ĐĂNG KÝ THẨM ĐỊNH ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
Kính gửi:………
(Cơ quan thẩm định)
Căn cứ các quy định trong Thông tư quy định về chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu số …./…../TT-BNNPTNT ngày …./…../…… của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đơn vị chúng tôi:
Tên Cơ sở ():
Tên giao dịch thương mại tiếng Anh, tên viết tắt (nếu có):
Mã số của Cơ sở (nếu có):
Giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP (nếu có):
Địa chỉ:
Tên cơ sở (phân xưởng)() đề nghị thẩm định:
Địa chỉ:
Sau khi nghiên cứu kỹ các Quy định trong Quy chuẩn………….. và đối chiếu với điều kiện thực tế của Cơ sở, đề nghị cơ quan thẩm định tiến hành thẩm định và làm thủ tục để cơ sở chúng tôi được:
– Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP:
– Đưa vào Danh sách xuất khẩu sang thị trường:………..
Chúng tôi xin gửi kèm sau đây hồ sơ đăng ký thẩm định gồm:
1. ………..
2. ……….
3. ……..
GIÁM ĐỐC (CHỦ) CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm Mẫu giấy đăng ký thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm:
– Ghi đầy đủ thông tin trong mẫu giấy
– Ghi hồ sơ đăng ký thẩm định gồm những giấy tờ nào
– Giám đốc, chủ cơ sở kí tên và đóng dấu
– Gủi giấy lên cơ quan có thẩm quyên giải quyết
4. Thông tin pháp lý liên quan:
Căn cứ dựa trên nghị định Số: 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật An Toàn thực phẩm quy định như sau:
4.1. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe:
Tại Điều 28. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe:
1. Cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải đáp ứng điều kiện chung về bảo đảm an toàn thực phẩm được quy định tại khoản 1 Điều 19, khoản 1 Điều 20, khoản 1 Điều 21 Luật an toàn thực phẩm và những quy định sau đây:
– Phải thiết lập và duy trì hệ thống quản lý chất lượng để kiểm soát quá trình sản xuất và lưu thông phân phối nhằm bảo đảm mọi sản phẩm do cơ sở sản xuất đạt chất lượng theo tiêu chuẩn đã công bố và an toàn đối với người sử dụng cho đến hết hạn sử dụng;
– Đủ nhân viên có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí công việc được giao và được huấn luyện đào tạo kiến thức cơ bản về GMP, về an toàn thực phẩm và kiến thức chuyên môn liên quan. Trưởng bộ phận sản xuất và trưởng bộ phận kiểm soát chất lượng phải là nhân sự chính thức, làm việc toàn thời gian cho cơ sở và độc lập với nhau. Người phụ trách chuyên môn của cơ sở phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành Y, Dược, Dinh dưỡng, An toàn thực phẩm, Công nghệ thực phẩm và phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc tại lĩnh vực chuyên ngành có liên quan;
– Hệ thống nhà xưởng, thiết bị và tiện ích phụ trợ được thiết kế, xây dựng, lắp đặt phù hợp với mục đích sử dụng, theo nguyên tắc một chiều, dễ làm vệ sinh, ngăn ngừa, giảm thiểu nguy cơ nhầm lẫn, tránh tích tụ bụi bẩn, ô nhiễm và các yếu tố ảnh hưởng bất lợi đến sản phẩm và thực hiện duy trì hoạt động vệ sinh hàng ngày;
– Thực hiện và lưu đầy đủ hồ sơ, tài liệu về sản xuất, kiểm soát chất lượng, lưu thông phân phối để truy xuất được lịch sử mọi lô sản phẩm và hồ sơ ghi chép toàn bộ các hoạt động khác đã được thực hiện tại cơ sở;
– Mọi thao tác sản xuất phải thực hiện theo quy trình, hướng dẫn. Áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát trong quá trình sản xuất để phòng, tránh nguy cơ nhầm lẫn, ô nhiễm, nhiễm chéo. Ghi chép kết quả ngay khi thực hiện thao tác hoặc ngay sau khi hoàn thành công đoạn sản xuất vào hồ sơ;
– Có bộ phận kiểm soát chất lượng để bảo đảm sản phẩm được sản xuất theo các điều kiện, quy trình phù hợp và đáp ứng tiêu chuẩn đã thiết lập; các phép thử cần thiết đã được thực hiện; nguyên vật liệu không được duyệt xuất để sử dụng, sản phẩm không được duyệt xuất bán khi chưa được đánh giá đạt chất lượng theo yêu cầu; sản phẩm phải được theo dõi độ ổn định;
– Trong trường hợp kiểm nghiệm hoặc sản xuất theo hợp đồng thì bên nhận hợp đồng phải có đủ nhà xưởng, trang thiết bị và nhân sự đáp ứng yêu cầu bên giao và tuân thủ quy định của cơ quan quản lý có thẩm quyền về điều kiện kiểm nghiệm hoặc sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
– Có quy trình quy định giải quyết khiếu nại, thu hồi sản phẩm, hoạt động tự kiểm tra; thực hiện theo quy trình và ghi chép, lưu giữ đầy đủ hồ sơ đối với các hoạt động này.
2. Bộ Y tế hướng dẫn Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe để các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe triển khai áp dụng.
3. Kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2019, các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải áp dụng Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Như vậy để bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe cần đáp ứng Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo quy định như trên.
4.2. Quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với phụ gia thực phẩm:
Tại Điều 30. Quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với phụ gia thực phẩm:
Cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm phải đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm sau đây:
1. Đáp ứng các quy định chung về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm được quy định tại khoản 1 Điều 19, khoản 1 Điều 20, khoản 1 Điều 21 Luật an toàn thực phẩm.
2. Chỉ được phối trộn các phụ gia thực phẩm khi các phụ gia thực phẩm đó thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định và sản phẩm cuối cùng của sự phối trộn không gây ra bất cứ tác hại nào với sức khỏe con người; trường hợp tạo ra một sản phẩm mới, có công dụng mới phải chứng minh công dụng, đối tượng sử dụng và mức sử dụng tối đa.
3. Việc sang chia, san, chiết phụ gia thực phẩm phải được thực hiện tại cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và ghi nhãn theo quy định hiện hành.
Như vậy Quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với phụ gia thực phẩm đã có những tiêu chuẩn riêng để Quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với phụ gia thực phẩm và những yêu cầu đó phải được thực hiện đúng theo quy định đẻ đảm bảo an toàn thực phẩm
4.3. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
Tại Điều 11. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật an toàn thực phẩm. Riêng đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Điều 28 Nghị định này.
4.4 Quy định việc xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm:
– Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
– Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Luật này hoặc các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
– Mức phạt tiền đối với vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt được áp dụng không quá 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm; tiền thu được do vi phạm mà có bị tịch thu theo quy định của pháp luật.
– Chính phủ quy định cụ thể về hành vi, hình thức và mức xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm quy định tại Điều này.
Dựa trên các quy định đã được phân tích như trên thì việc đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm là rất cần thiết và phải thực hiện đúng theo quy định, đăng ký thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định và đàm bảo về hồ sơ đăng ký thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm, Trên đây là bài viết của chúng tôi về mẫu giấy đăng ký thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm, hướng dẫn làm đăng ký thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm và các thông ti pháp lý liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.