Khi công ty chứng khoán có mong muốn đề nghị đổi tên văn phòng đại diện công ty chứng khoán thì làm đơn đề nghị thay đổi tên văn phòng đại diện công ty chứng khoán gửi đến Ủy ban chứng khoán nhà nước.
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy đề nghị đổi tên văn phòng đại diện công ty chứng khoán là gì?
Mẫu giấy đề nghị đổi tên văn phòng đại diện công ty chứng khoán là mẫu giấy do văn phòng đại diện công ty chứng khoán lập ra gửi đến Ủy ban chứng khoán nhà nước đề nghị đổi tên văn phòng đại diện công ty chứng khoán. Mẫu giấy đề nghị đổi tên văn phòng đại diện công ty chứng khoán nên rõ thông tin về công ty chứng khoán, nội dung đề nghị.
Mẫu giấy đề nghị thay đổi văn phòng đại diện công ty chứng khoán là mẫu hồ sơ thay đổi tên văn phòng đại diện công ty chứng khoán do công ty chứng khoán lập và đề nghị Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận…. Mẫu giấy đề nghị nêu rõ thông tin của đơn vị doanh nghiệp, tên cũ của văn phòng đại diện công ty, tên mới của văn phòng đại diện.
2. Mẫu giấy đề nghị đổi tên văn phòng đại diện công ty chứng khoán:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–
….., ngày …… tháng …… năm ……
GIẤY ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI QUYẾT ĐỊNH CHẤP THUẬN THÀNH LẬP
CHI NHÁNH/PHÒNG GIAO DỊCH/VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Chúng tôi là:
Công ty chứng khoán (tên đầy đủ của công ty ghi bằng chữ in hoa) ………(1)
Giấy phép thành lập và hoạt động hoạt động công ty chứng khoán số: … do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày … tháng … năm …
Địa chỉ trụ sở chính:………….(2)
Điện thoại:…………… Fax:…..(3)
Quyết định thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện số … ngày … do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp.
Đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sửa đổi chấp thuận thành lập chi nhánh/phòng giao dịch/văn phòng đại diện cho công ty chúng tôi như sau:
Trường hợp bổ sung, rút nghiệp vụ kinh doanh tại chi nhánh: (4)
– Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán đã được cấp phép hoạt động (liệt kê chi tiết):………..
– Nghiệp vụ kinh chứng khoán đề nghị rút/bổ sung:……
Trường hợp thay đổi tên chi nhánh/phòng giao dịch/văn phòng đại diện: (5)
– Tên cũ của chi nhánh/phòng giao dịch/văn phòng đại diện:……
– Tên mới của chi nhánh/phòng giao dịch/văn phòng đại diện:……
Trường hợp thay đổi Giám đốc chi nhánh:
– Giám đốc chi nhánh cũ:……….
Số Giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu….. ngày cấp ….. nơi cấp ……
Số chứng chỉ hành nghề:….. Loại CCHN………..
– Giám đốc chi nhánh mới:……..
Số Giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu………………. ngày cấp ………….. nơi cấp …………
Số chứng chỉ hành nghề: ……….. Loại CCHN………….
Lý do thay đổi: ……….
Công ty cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của Giấy đề nghị và hồ sơ kèm theo.
Hồ sơ kèm theo:
(Liệt kê đầy đủ)
(Tổng) Giám đốc
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền tên công ty chứng khoán
(2): Điền địa chỉ trụ sở chính
(3): Điền điện thoại/fax
(4): Điền trường hợp bổ sung, rút kinh nghiệm kinh doanh tại chi nhánh
(5): Điền trường hợp thay đổi tên chi nhánh/ phòng giao dịch/ văn phòng đại diện
(6): Điền trường hợp thay đổi Giám đốc chi nhánh.
4. Quy định liên quan đến văn phòng đại diện công ty chứng khoán:
* Thành lập văn phòng đại diện ( Điều 24 Thông tư 210/2012/TT- BTC)
Văn phòng đại diện được hiểu là đơn bị thuộc công ty chứng khoán, pháp luật quy định địa điểm đặt văn phòng đại diện không nằm trong phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố nơi công ty chứng khoán đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh.
– Theo đó, phạm vi hoạt động của văn phòng đại diện bao gồm một, một số hoặc toàn bộ nội dung sau đây:
+ Văn phòng đại diện thực hiện chức năng văn phòng liên lạc và nghiên cứu thị trường;
+ Văn phòng đại diện xúc tiến xây dựng các dự án hợp tác trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán tại địa điểm đặt văn phòng đại diện;
+ Bên cạnh đó, văn phòng đại diện còn thúc đẩy, giám sát thực hiện các dự án, hợp đồng thỏa thuận đã ký kết liên quan đến lĩnh vực công ty đang hoạt động.
– Bên cạnh những việc được làm thì văn phòng đại diện không được thực hiện hoạt động kinh doanh, không được thực hiện các hoạt động liên quan đến giao dịch chứng khoán, không được trực tiếp hoặc gián tiếp ký kết các hợp đồng kinh tế.
– Pháp luật quy định về việc thành lập văn phòng đại diện của công ty chứng khoán phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Thứ nhất, tại thời điểm thành lập văn phòng đại diện, công ty chứng khoán không bị đặt vào tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt hoặc bị đình chỉ hoạt động theo quy định hiện hành.
+ Thứ hai, văn phòng đại diện đó không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán trong vòng sáu (06) tháng tính đến thời điểm Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận được hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng đại diện.
+ Thứ ba, văn phòng đại diện đó phải có trụ sở đặt văn phòng đại diện.
– Hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng đại diện bao gồm:
+ Trong hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng đại diện cần phải có giấy đề nghị thành lập văn phòng đại diện (theo mẫu )
+ Ngoài ra hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng đại diện cũng cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán về việc thành lập văn phòng đại diện, trong đó nêu rõ phạm vi hoạt động của văn phòng đại diện.
+ Cuối cùng trong hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng đại diện không thể thiếu tài liệu chứng minh quyền sử dụng trụ sở đặt văn phòng đại diện.
– Thời hạn giải quyết: trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định chấp thuận thành lập văn phòng đại diện. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do
* Nội dung Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán ( Điều 81 Luật chứng khoán 2019)
– Theo quy định của pháp luật thì giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán bao gồm các nội dung sau đây:
+ Thứ nhất là tên công ty;
+ Thứ hai, nêu rõ địa chỉ trụ sở chính;
+ Thứ ba, nêu rõ nghiệp vụ kinh doanh;
+ Thứ tư, vốn điều lệ của công ty
+ Thứ năm, thông tin về người đại diện theo pháp luật.
* Duy trì các điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán ( Điều 85 Luật chứng khoán 2019)
– Pháp luật quy định về việc duy trì các điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán được thực hiện như sau:
+ Đầu tiên, công ty chứng khoán phải duy trì và tuân thủ các điều kiện cấp giấy phép theo quy định tại khoản 1, điểm c và điểm d khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều 74 của Luật chứng khoán 2019
+ Sau đó, pháp luật quy định chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam phải duy trì và tuân thủ các điều kiện cấp giấy phép theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 76 của Luật chứng khoán 2019;
+Tiếp đến là công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải duy trì và tuân thủ các điều kiện cấp giấy phép theo quy định tại khoản 1, điểm b và điểm c khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều 75 của Luật chứng khoán 2019.
+ Chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải duy trì và tuân thủ các điều kiện cấp giấy phép theo quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều 76 của Luật chứng khoán 2019
– Thời hạn giải quyết: trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày không đáp ứng điều kiện theo quy định hoặc vốn chủ sở hữu thấp hơn vốn điều lệ tối thiểu thì Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải thông qua phương án khắc phục và báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Trong thời gian này là thời gian thực hiện phương án khắc phục tối đa là 06 tháng đối với điều kiện về vốn chủ sở hữu, tối đa là 03 tháng đối với các điều kiện khác kể từ ngày không đáp ứng điều kiện.
– Pháp luật quy định, trong thời gian thực hiện phương án khắc phục, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải thực hiện các biện pháp hạn chế hoạt động như sau:
+ Trong thời gian thực hiện phương án khắc phục thì công ty chứng khoán không được mở rộng hoạt động kinh doanh; không được chia lợi nhuận; không được mua lại cổ phiếu, trừ việc mua lại cổ phiếu của người lao động theo quy chế phát hành cổ phiếu cho người lao động hoặc do sửa lỗi giao dịch;
+ Cũng trong khoảng thời gian đó mà công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không được bổ sung nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán và không được chia lợi nhuận, không được huy động vốn lập quỹ, lập công ty đầu tư chứng khoán, không được tăng vốn điều lệ cho quỹ đóng, quỹ thành viên, công ty đầu tư chứng khoán đang quản lý; tiếp đến trong khoảng thời gian này công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không được ký mới các hợp đồng quản lý đầu tư, ký kéo dài thời hạn hoặc tiếp nhận thêm vốn từ các khách hàng ủy thác hiện tại và không được lập chi nhánh, lập văn phòng đại diện, đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật.