Khi cá nhân, tổ chức được giao hoặc cấp phép được phép khai thác rừng hay gỗ khai thác có nguồn gốc được xác định theo loại rừng được khai thác. Cá nhân, tổ chức sẽ nộp đơn xin xác nhận nguồn gốc gỗ đến Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền để được xử lý.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin xác nhận nguồn gốc gỗ là gì?
Đơn xin xác nhận nguồn gốc gỗ là mẫu đơn hành chính do cá nhân, tổ chức lập ra gửi cho Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền ( Ủy ban nhân dân huyện/ ban quản lý rừng) để được giải quyết. Trong đơn xin xác nhận nguồn gốc gỗ phải nếu được những thông tin về cá nhân, tổ chức muốn xác nhận nguồn gốc gỗ, thông tin về các loại gỗ cần xác nhận.
Đơn xin xác nhận nguồn gốc gỗ là văn bản ghi chép những thông tin về cá nhân, tổ chức muốn xác nhận nguồn gốc gỗ, thông tin về các loại gỗ cần xác nhận. Đơn xin xác nhận nguồn gốc gỗ cũng chính là cơ sở để Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền ( Ủy ban nhân dân huyện/ ban quản lý rừng) để xem xét và thực hiện việc xác nhận nguồn gốc gỗ.
2. Mẫu đơn xin xác nhận nguồn gốc gỗ là gì?
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-o0o————-
Địa danh, ngày ….. tháng ….. năm ….
ĐƠN XIN XÁC NHẬN NGUỒN GỐC GỖ
Căn cứ Luật Lâm Nghiệp 2017;
Căn cứ Quyết định số ….. của …. về việc giao rừng cho ……. hoặc chấp thuận cho phép khai thác rừng ….. ngày …. tháng …. năm ………;
Kính gửi: Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định ( ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ……/ BAN QUẢN LÝ RỪNG ……)
Tôi là: ……….. Sinh năm : …
Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân số: …
Cấp ngày ……… tại …
Hộ khẩu thường trú: ……
Chỗ ở hiện nay: ……
Là đại diện chủ rừng … theo quyết định số …… do …… cấp ngày …../…/…. với diện tích rừng ……. trên địa bàn thôn ……. xã ….. huyện ….. tỉnh …
hoặc Ngày …./……/… tôi có nhận được quyết định của ….. ghi ngày …./…./…. về việc chấp thuận cho phép khai thác rừng … tại địa bàn thôn …… xã ….. huyện ….. tỉnh ….
Ngày …/…./…. tôi đã tổ chức khai thác và thu được sản lượng gỗ như sau:
Loại cây gỗ Số lượng
Đến nay, do yêu cầu của …. trong quá trình tiêu thụ, nên tôi làm đơn này, xin xác nhận nguồn gốc với số gỗ đã khai thác được nêu trên từ rừng ……..
Tôi cam đoan các thông tin trên là đúng sự thật. Kính mong quý cơ quan xem xét, tạo điều kiện. Tôi xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN
Người làm đơn
( ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn xin xác nhận nguồn gốc gỗ:
Phần kính gửi của đơn xin xác nhận nguồn gốc gỗ thì người là đơn cần ghi cụ thể tên của Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền xác nhận nguồn gốc gỗ( Ủy ban nhân dân huyện/ Ban quản lý rừng).
Phần nội dung của đơn xin xác nhận nguồn gốc gỗ: Yêu cầu người làm đơn sẽ cung cấp những thông tin cá nhân cần thiết, thông tin về những loại gỗ cùng số lượng cần phải xác nhận nguồn gốc. Đồng thời người làm đơn cần cam kết những thông tin của mình là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Cuối đơn xin xác nhận nguồn gốc gỗ thì người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.
4. Xác nhận nguồn gốc gỗ trước khi nhập khẩu:
Gỗ hợp pháp là gỗ, sản phẩm gỗ (sau đây viết tắt là gỗ) được khai thác, nhập khẩu, xử lý tịch thu, vận chuyển, mua bán, chế biến, xuất khẩu phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, các quy định liên quan của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và pháp luật có liên quan của quốc gia nơi khai thác gỗ xuất khẩu vào Việt Nam.
4.1. Quy định chung về quản lý gỗ nhập khẩu:
1. Gỗ nhập khẩu phải bảo đảm hợp pháp, được làm thủ tục nhập khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.
2. Quản lý gỗ nhập khẩu được thực hiện trên cơ sở áp dụng biện pháp quản lý rủi ro để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm gỗ nhập khẩu hợp pháp, đồng thời khuyến khích, tạo thuận lợi đối với tổ chức, cá nhân tuân thủ pháp luật.
3. Gỗ nhập khẩu được quản lý rủi ro theo các tiêu chí xác định quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực hoặc không tích cực, loại gỗ thuộc loại rủi ro hoặc không thuộc loại rủi ro quy định tại Điều 5 và Điều 6 Nghị định này.
4. Chủ gỗ nhập khẩu chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung sau:
a) Nguồn gốc hợp pháp của gỗ nhập khẩu theo các quy định pháp luật có liên quan của quốc gia nơi khai thác gỗ;
b) Tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về cung cấp thông tin theo tiêu chí đánh giá vùng địa lý tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam quy định tại Điều 5 Nghị định này và tiêu chí xác định loại gỗ rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam quy định tại Điều 6 Nghị định này;
c) Trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 của Nghị định này: Cung cấp hồ sơ, thực hiện kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 của Nghị định này, chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ và thông tin kê khai.
5. Quy định về hồ sơ khi mua bán, chuyển giao quyền sở hữu gỗ nhập khẩu:
a) Trường hợp chủ gỗ nhập khẩu bán toàn bộ hoặc một phần lô hàng gỗ nhập khẩu cho một hay nhiều chủ gỗ khác: Chủ gỗ nhập khẩu lập bảng kê gỗ trích từ bảng kê gỗ nhập khẩu, sao hồ sơ gỗ nhập khẩu và ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) giao cho chủ gỗ mua và lưu hồ sơ gốc gỗ nhập khẩu;
b) Trường hợp chủ gỗ mua tại điểm a khoản này bán toàn bộ hoặc một phần lô hàng gỗ nhập khẩu cho chủ gỗ khác: Chủ gỗ bán lập bảng kê gỗ trích từ bảng kê mua trước đó, sao hồ sơ gỗ nhập khẩu và ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) giao cho chủ gỗ mua và lưu giữ bản sao;
c) Trường hợp bán gỗ nhập khẩu cho chủ gỗ tiếp theo: Chủ gỗ bán thực hiện theo quy định tại điểm b khoản này;
d) Trường hợp chuyển giao quyền sở hữu bằng các hình thức khác: Thực hiện theo quy định tại các điểm a hoặc điểm b hoặc điểm c khoản này.”
(Được quy định cụ thể tại Điều 4, Nghị định 102/2020/NĐ-CP Quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam)
4.2. Xác nhận nguồn gốc gỗ trước khi xuất khẩu được thực hiện như sau:
+ Đối tượng xác nhận: Lô hàng gỗ xuất khẩu của chủ gỗ không phải là doanh nghiệp Nhóm I. Lô hàng gỗ có nguồn gốc từ gỗ rừng trồng trong nước xuất khẩu sang thị trường ngoài EU thì không cần xác nhận.
+ Cơ quan xác nhận: Cơ quan Kiểm lâm sở tại.
Hồ sơ đề nghị xác nhận nguồn gốc gỗ xuất khẩu, bao gồm:
– Bản chính đề nghị xác nhận nguồn gốc gỗ xuất khẩu theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 102/2020/NĐ-CP;
– Bản chính bảng kê gỗ xuất khẩu do chủ gỗ lập theo Mẫu số 05 hoặc Mẫu số 06 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 102/2020/NĐ-CP;
– Bản sao hồ sơ gỗ nhập khẩu theo quy định tại Điều 7 Nghị định 102/2020/NĐ-CP hoặc bản sao hồ sơ nguồn gốc gỗ khai thác trong nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.
+ Cách thức gửi hồ sơ: Chủ gỗ gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Hệ thống thông tin phân loại doanh nghiệp hoặc hòm thư điện tử.
Trình tự thực hiện:
– Chủ gỗ gửi 01 bộ hồ sơ tới cơ quan Kiểm lâm sở tại. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Kiểm lâm sở tại có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ gỗ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Kiểm lâm sở tại có trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho chủ gỗ để hoàn thiện hồ sơ;
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan Kiểm lâm sở tại hoàn thành việc kiểm tra thực tế lô hàng gỗ xuất khẩu và xác nhận bảng kê gỗ. Trường hợp không xác nhận bảng kê gỗ, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản kiểm tra, cơ quan Kiểm lâm sở tại
Kiểm tra lô hàng gỗ xuất khẩu:
– Thời điểm kiểm tra: Trước khi xếp lô hàng gỗ vào phương tiện vận chuyển để xuất khẩu;
– Địa điểm kiểm tra: Tại kho, bãi nơi cất giữ lô hàng gỗ theo đề nghị của chủ gỗ;
– Nội dung kiểm tra: Đối chiếu hồ sơ do chủ gỗ lập với khối lượng, trọng lượng, số lượng, quy cách, loại gỗ, nguồn gốc gỗ được kiểm tra; xác minh tính hợp pháp của lô hàng gỗ; lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 07 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 102/2020/NĐ-CP và xác nhận bảng kê gỗ;