Việc hòa giải tại cộng đồng được diễn ra khi các bên có tranh chấp, bất đồng với nhau trong một vụ việc nào đó như tranh chấp đất đai, hòa giải khi ly hôn,.. Vậy việc hòa giải được tiến hành thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản về việc hòa giải tại cộng đồng là gì?
Hòa giải là hành vi thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thỏa. Hòa giải cũng là giải quyết các tranh chấp, bất đồng giữa hai hay nhiều bên tranh chấp bằng việc các bên dàn xếp, thương lượng với nhau có sự tham gia của bên thứ ba. Hòa giải còn được hiểu ở góc độ rộng hơn là một quá trình, trong đó bên thứ ba giúp hai bên tranh chấp ngồi lại với nhau để cùng giải quyết vấn đề của họ.
Hòa giải cũng được coi là sự tiếp nối của quá trình thương lượng, trong đó người hòa giải cố gắng làm điều hòa những ý kiến bất đồng. Theo quy định của pháp luật, trong quá trình hòa giải bắt buộc phải có
Mẫu biên bản hòa giải tại cộng đồng là mẫu biên bản ghi nhận lại quá trình hòa giải của các bên, trong đơn có nêu rõ thông tin của hai bên, nội dung hòa giải tại cộng đồng…
Mẫu biên bản hòa giải tại cộng đồng là mẫu biên bản được lập ra để ghi nhận về tiến trình của việc hòa giải tại cộng đồng, công nhận hoặc không công nhận hòa giải thành
2. Biên bản về việc hòa giải tại cộng đồng:
Nội dung cơ bản của mẫu biên bản hòa giải tại cộng đồng như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN
VỀ VIỆC HÒA GIẢI TẠI CỘNG ĐỒNG
Vào hồi …. giờ ….. ngày….. tháng …… năm…..tại …
Chúng tôi gồm có:
Ông/bà: …..Điều tra viên
thuộc Cơ quan ……
Ông/bà: …….
đại diện UBND xã/phường/thị trấn …….
Ông/bà: ……
Nơi cư trú: …….
Tư cách tham gia tố tụng: …….
Ông/bà: ……
Nơi cư trú: ……
Tư cách tham gia tố tụng: …….
Ông/bà: ……
Thi hành Quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng số: …….
ngày…. tháng … năm….. của…. đối với:…… đã có hành vi:….. phạm vào điểm ….. khoản … Điều …… Bộ luật hình sự;
Tiến hành
1. Người bị hại (1): …..
Họ tên: …… Giới tính: …..
Tên gọi khác: ……….
Sinh ngày……tháng …… năm…..tại ……
Quốc tịch:……; Dân tộc:…..; Tôn giáo: ….
Nghề nghiệp: ……
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu: ……
cấp ngày……tháng…….năm …..Nơi cấp: …..
Nơi cư trú: …….
2. Người bị áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng:
Họ tên: ….. Giới tính: ….
Tên gọi khác: ……
Sinh ngày…..tháng …. năm….tại …..
Quốc tịch:…..; Dân tộc….; Tôn giáo: …..
Nghề nghiệp: …….
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu: …….
cấp ngày……tháng…..năm ……Nơi cấp: …..
Nơi cư trú: ……
HỎI VÀ ĐÁP:
(Các câu hỏi, câu trả lời, lời trình bày của những người khác tham gia hòa giải)……
KẾT QUẢ HÒA GIẢI (2):…..
Việc hòa giải kết thúc vào….hồi…….giờ…..ngày……tháng…….năm…..
Biên bản đã được đọc lại cho những người có tên trên nghe, công nhận đúng và cùng ký tên xác nhận dưới đây. Biên bản hòa giải được lập thành năm bản, một bảo giao cho đại diện Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; một bản giao cho người bị hại; một bản giao cho người bị áp dụng biện pháp hòa giải; hai bản đưa vào hồ sơ vụ án.
ĐIỀU TRA VIÊN
(Ký tên, đóng dấu)
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN
(Ký tên, đóng dấu)
NGƯỜI BỊ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP HÒA GIẢI TẠI CỘNG ĐỒNG
(Ký tên, đóng dấu)
NGƯỜI BỊ HẠI
(Ký tên, đóng dấu)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký tên, đóng dấu)
NHỮNG NGƯỜI THAM GIA KHÁC
(Nếu có)
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn lập biên bản hòa giải tại cộng đồng:
(1) Nếu có nhiều người bị hại tham gia hòa giải thì ghi đầy đủ thông tin của từng người;
(2) Ghi rõ nội dung theo quy định của điểm g khoản 5 Điều 428 BLTTHS.
– Tên biên bản: Biên bản hào giải tại cộng đồng
– Thời gian lập biên bản
– Thông tin người bị hại: Tên, năm sinh, quốc tịch, giới tính, nghề nghiệp, số CMND/CCCD, địa chỉ,…
– Thông tin người bị áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng: Tên, năm sinh, quốc tịch, giới tính, nghề nghiệp, số CMND/CCCD, địa chỉ,…
– Phần hỏi và đáp
– Kết quả hòa giải
– Thời gian kết thúc hòa giải
– Đại diện, điều tra viên, người bị áp dụng, người tham gia khác, người bị hại, người lập biên bản ký xác nhận
4. Trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải tại công đồng:
4.1. Căn cứ tiến hành hòa giải tại cơ sở:
Theo Điều 16 Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013, Hòa giải ở cơ sở được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau đây:
– Một bên hoặc các bên yêu cầu hòa giải;
– Hòa giải viên chứng kiến hoặc biết vụ, việc thuộc phạm vi hòa giải;
– Theo phân công của tổ trưởng tổ hòa giải hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
4.2. Địa điểm, thời gian hòa giải:
– Địa điểm hòa giải là nơi xảy ra vụ việc hoặc nơi do các bên hoặc hòa giải viên lựa chọn, bảo đảm thuận lợi cho các bên.
– Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày được phân công, hòa giải viên bắt đầu tiến hành hòa giải, trừ trường hợp cần thiết phải hòa giải ngay khi chứng kiến vụ, việc hoặc các bên có thỏa thuận khác về thời gian hòa giải.
4.3. Trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải ở cơ sở:
Hòa giải ở cơ sở được tiến hành theo trình tự, thủ tục như sau:
Phân công hòa giải viên
– Tổ trưởng tổ hòa giải phân công hòa giải viên tiến hành hòa giải trong trường hợp các bên không lựa chọn hòa giải viên.
– Tổ trưởng tổ hòa giải không phân công hòa giải viên tiến hành hòa giải nếu có căn cứ cho rằng hòa giảng viên có quyền, lợi ích, nghĩa vụ liên quan đến vụ, việc hòa giải hoặc có lý do khác dẫn đến không thể bảo đảm khách quan, công bằng trong hòa giải.
– Trong quá trình hòa giải, nếu hòa giải viên vi phạm nguyên tắc hoạt động hòa giải hoặc nghĩa vụ khác của hòa giải viên thì tổ trưởng tổ hòa giải phân công hòa giải viên khác thực hiện việc hòa giải.
Tiến hành hòa giải
– Hòa giải được tiến hành trực tiếp, bằng lời nói với sự có mặt của các bên. Trong trường hợp các bên có người khuyết tật thì có sự hỗ trợ phù hợp để có thể tham gia hòa giải.
– Hòa giải được tiến hành công khai hoặc không công khai theo ý kiến thống nhất của các bên.
– Tùy thuộc vào vụ, việc cụ thể, trên cơ sở quy định của pháp luật, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân, hòa giải viên áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm giúp các bên hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên trong vụ, việc để các bên thỏa thuận việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó.
Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
– Hòa giải viên có trách nhiệm ghi nội dung vụ, việc hòa giải vào Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở.
Trường hợp các bên đồng ý thì lập văn bản hòa giải thành theo quy định.
Lưu ý: Trong quá trình hòa giải, nếu thấy cần thiết, hòa giải viên và một trong các bên khi được sự đồng ý của bên kia có thể mời người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc; người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội; già làng, chức sắc tôn giáo, người biết rõ vụ việc; đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc người có uy tín khác tham gia hòa giải.
Kết thúc hòa giải
Hòa giải được kết thúc khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Các bên đạt được thỏa thuận.
– Một bên hoặc các bên yêu cầu chấm dứt hòa giải.
– Hòa giải viên quyết định kết thúc hòa giải khi các bên không thể đạt được thỏa thuận và việc tiếp tục hòa giải cũng không thể đạt được kết quả.
Điều kiện áp dụng hòa giải tại cộng đồng
Được quy định tại Điều 92 BLHS 2015:
Điều 92. Điều kiện áp dụng Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp khiển trách, hòa giải tại cộng đồng hoặc biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, nếu người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng ý với việc áp dụng một trong các biện pháp này.
Theo đó, điều kiện áp dụng hòa giải tại cộng đồng là:
– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng;
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm
Thẩm quyền áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng cộng đồng
Khi xét thấy có đủ điều kiện áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng theo quy định của Bộ luật hình sự thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng.
Quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng có các nội dung chính:
– Số, ngày, tháng, năm; địa điểm ra quyết định;
– Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ra quyết định và đóng dấu của cơ quan ra quyết định;
– Lý do, căn cứ ra quyết định;
– Tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự đã áp dụng;
– Họ tên Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên hoặc Thẩm phán được phân công tiến hành hòa giải;
– Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị can, bị cáo;
– Họ tên người bị hại;
– Họ tên những người khác tham gia hòa giải;
– Thời gian, địa điểm, tiến hành hòa giải.
Quyết định áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng phải giao cho người dưới 18 tuổi phạm tội, cha mẹ hoặc người đại diện của họ; người bị hại, người đại diện của người bị hại và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi tổ chức việc hòa giải tại cộng đồng chậm nhất là 03 ngày trước ngày tiến hành hòa giải.
Khi tiến hành hòa giải, Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên hoặc Thẩm phán được phân công tiến hành hòa giải phải phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi tổ chức việc hòa giải và phải lập biên bản hòa giải.
Trên đây là bài viết tham khảo về mẫu biên bản hòa giải tại cộng đồng và quy trình, thủ tục tiến hành hòa giải tại cộng đồng chúng tôi xin gửi tới quý bạn đọc!