Hiện nay, vấn đề sử dụng trái phép hình ảnh, tác phẩm…của người khác để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình đã không còn quá xa lạ tại nước ta. Tuy nhiên, mặc dù đã bị lên án khá nhiều vì hành vi này nhưng hiện tượng sử dụng những tác phẩm nghệ thuật, hay nhãn hiệu…vẫn diễn ra thường xuyên.
Mục lục bài viết
1. Bảo hộ quyền tác giả là gì?
Để hiểu được bảo hộ quyền tác giả là gì, tác giả sẽ giới thiệu cho các bạn đọc hiểu về khái niệm quyền tác giả là gì?
Quyền tác giả được hiểu là quyền được phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới hình thức khác nhau như băng đĩa, ghi âm, ghi hình, tác phẩm văn học…Quyền tác giả chính là để chỉ cho quyền của người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm bằng chính trí tuệ của mình, không copy hay ăn cắp ý tưởng của người khác.
Theo đó, bảo hộ quyền tác giả được hiểu là thủ tục hành chính được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định về trình tự, điều kiện để bảo vệ quyền của người sáng tác ra tác phẩm, nhằm mục đích xác lập, tuyên bố chủ quyền sở hữu đối với tác phẩm. Thủ tục bảo hộ có thể sẽ được tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm làm thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và được công nhận qua Giấy chứng nhận.
Một số khái niệm liên quan như:
- Bản quyền (hoặc quyền của tác giả) là thuật ngữ pháp lý được sử dụng với mục đích duy nhất là để mô tả các quyền của tổ chức cá nhân nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ta hoặc sở hữu.
- Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.
Như vậy, khi một tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả và được nhà nước công nhận thì bất cứ cá nhân hay tổ chức nào sử dụng tác phẩm đó dưới mục đích kinh doanh mà không được sự cho phép của chủ tác giả hoặc chủ sở hữu sẽ là hành vi vi phạm đến quyền tác giả đang được bảo hộ.
Bảo hộ quyền tác giả dịch sang tiếng Anh như sau: Protection of copyrights
Khái niệm về bảo hộ quyền tác giả được dịch sang tiếng anh như sau:
Copyright protection is understood as an administrative procedure prescribed by a competent state agency on the order and conditions to protect the rights of creators of works, for the purpose of establishing and declaring the sovereignty of works. ownership of the work. The procedure for protection may be registered by the author or the owner of the work with the competent state agency in accordance with the law and recognized through the Certificate.
2. Quy trình thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả:
2.1. Điều kiện bảo hộ quyền tác giả:
Một, quy định về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ
– Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả. Cụ thể sẽ bao gồm những chủ thể sau đây:
+ Tác giả: là người trực tiếp sáng tác ra tác phẩm bằng chính sức lao động trí óc của mình.
+ Đồng tác giả: Là tất cả những người cùng đưa ra ý tưởng và sáng tác ra tác phẩm;
+ Tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả;
+ Người thừa kế: Là những người được thừa hưởng tài sản do chủ tác giả chết để lại. Những người thừa kế này có thể người thân của tác giả hoặc là người mà tác giả để lại di chúc cho thừa hưởng quyền tác giả;
+ Chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền;
+ Nhà nước: Nhà nước là chủ sở hữu tác phẩm của những tác phẩm khuyết danh, tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản và tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.
+ Tác phẩm thuộc về công chúng, đây là những tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ.
- Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả được quy định ở phần trên gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2.2. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả:
– Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
+ Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
+ Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
+ Tác phẩm báo chí;
+ Tác phẩm âm nhạc;
+ Tác phẩm sân khấu;
+ Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
+ Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
+ Tác phẩm nhiếp ảnh;
+ Tác phẩm kiến trúc;
+ Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
+ Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
+ Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Đây là những tác phẩm được bảo hộ theo quy định, chính vì vậy, khi tác giả muốn được nhà nước công nhận và bảo hộ thì bắt buộc phải được thể hiện dưới dạng hình thức tác phẩm trên đây.
Lưu ý: Đối với tác phẩm phái sinh chỉ được nhà nước cho phép bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện nêu phía trên về chủ thể và hình thức nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh. Và những tác phẩm được bảo hộ bắt buộc phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không được lấy hay cố ý sao chép những ý tưởng tác phẩm của người khác đã được bảo hộ hoặc đang trong quá trình bảo hộ.
2.3. Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả:
Không phải tất cả những tác phẩm do tác giả tự góp công sức tìm tòi, lao động trí óc để có thể hình thành đều được nhà nước công nhận và bảo hộ. Cụ thể những tác phẩm sau đây sẽ không được bảo hộ:
– Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.
– Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
Những tin tức, văn bản pháp luật này mang tính truyền tải cao chính vì vậy để phục vụ cho mục đích truyền tải nội dung của tin tức, văn bản đến với đa số người dân thì những thông tin, tin tức thời sự thuần túy hay văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó sẽ không được bảo hộ.
3. Hồ sơ đăng ký quyền tác giả:
Hồ sơ đăng ký quyền tác giả theo quy định tại điều 50 của Luật sở hữu trí tuệ sẽ bao gồm những văn bản sau đây:
Một, tờ khai đăng ký quyền tác giả theo mẫu. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan;
Lưu ý: Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan. Tờ khai sẽ bao gồm các thông tin sau đây:
+ Tóm tắt nội dung các tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát
+ Tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh;
+ Thời gian, địa điểm, hình thức công bố;
+ Cuối cùng là nội dung cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn. Khi xảy ra việc sao chép ý tưởng, nội dung của tác phẩm khác thì hồ sơ đăng ký bảo hộ sẽ bị hủy bỏ.
Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
Ba,
Bốn, tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
Năm, văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
Sáu, văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
Lưu ý: Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
Các tài liệu như
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả
Hiện nay tại nước ta thì cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ cũng như cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả chính là cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả cụ thể là Cục Bản quyền tác giả-Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan
Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp đơn. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả phải
Thứ năm, quy định về phí và lệ phí
Một, phí : 300.000 Đồng
Phí cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả: Mức thu trên áp dụng đối với các loại hình tác phẩm:
– Tác phẩm kiến trúc;
– Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học.)
Hai, phí : 100.000 Đồng
Phí cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả: Mức thu trên áp dụng đối với các loại hình tác phẩm:
– Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (gọi chung là loại hình tác phẩm viết);
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
- Tác phẩm báo chí;
- Tác phẩm âm nhạc;
- Tác phẩm nhiếp ảnh.
Ba, phí : 400.000 Đồng
Phí cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả: 400.000 đồng/Giấy chứng nhận.
Mức thu trên áp dụng đối với các loại hình tác phẩm:
– Tác phẩm tạo hình;
– Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
Bốn, phí : 500.000 Đồng
Phí cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả: Mức thu trên áp dụng đối với các loại hình tác phẩm:
– Tác phẩm điện ảnh;
– Tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa.
Năm, phí : 600.000 Đồng
Phí cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính
Thứ sáu, trình tự thực hiện
- Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 hồ sơ đăng ký quyền tác giả tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Đà Nẵng.
Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp.
- Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì phải
thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
- Văn bản hợp nhất số 07/VBHN – VPQH 2019 Luật sở hữu trí tuệ.