Để ủy quyền nhận trợ cấp các chủ thể có quan hệ nhân thân với giáo viên đã từ trần cần làm giấy ủy quyền nộp lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy, giấy ủy quyền dành cho giáo viên được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Giấy ủy quyền dành cho giáo viên là gì?
- 2 2. Mẫu giấy ủy quyền dành cho giáo viên:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo giấy ủy quyền dành cho giáo viên:
- 4 4. Một số quy định của pháp luật về ủy quyền:
- 5 5. Một số quy định về chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng phụ cấp thâm niên trong lương hưu:
1. Giấy ủy quyền dành cho giáo viên là gì?
Giấy ủy quyền là một biểu mẫu văn bản pháp lý được sử dụng trong các trường hợp người ủy quyền không thể có mặt tại cơ quan, đơn vị để ký các văn bản, giấy tờ (hợp đồng kinh tế, hợp đồng hợp tác, công văn, quyết định…) hoặc giải quyết các công việc khác thì sẽ ủy quyền cho một cá nhân trong cơ quan, đơn vị để ký thay các văn bản giấy tờ và giải quyết các công việc cần thiết phải có sự can thiệp của người quản lý. Giấy ủy quyền giành cho giáo viên là một biểu mẫu được sử dụng phổ biến trong thực tế và có vai trò, ý nghĩa quan trọng.
2. Mẫu giấy ủy quyền dành cho giáo viên:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
GIẤY ỦY QUYỀN
I. NGƯỜI ỦY QUYỀN
Thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp một lần của ông (bà) ……. đã từ trần ngày …/ …/ ….., có tên sau đây:
1. Ông (Bà) …. Nam/Nữ, sinh ngày ….…/ ……../ ……; là (2) ……;
2. Ông (Bà) …. Nam/Nữ, sinh ngày ….…/ ……../ ……; là (2) ……;
3. Ông (Bà) .…. Nam/Nữ, sinh ngày ….…/ ……../ ……; là (2) ……;
4. Ông (Bà) …… Nam/Nữ, sinh ngày ….…/ ……../ ……; là (2) ……;
II. NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN
Họ và tên: …….. sinh ngày ……./ ………/ ………
Số CMND/số căn cước công dân/hộ chiếu/: ……cấp tại …….
cấp ngày …/ …./ ……… Nơi cư trú (ghi rõ số nhà, xóm, xã, huyện, tỉnh):……
Số điện thoại liên hệ: …..
III. NỘI DUNG ỦY QUYỀN
Lập tờ khai của thân nhân theo Mẫu số 02 và nhận tiền trợ cấp một lần theo Nghị định số /2020/NĐ-CP ngày… tháng… năm 2020 của Chính phủ quy định chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu.
Chúng tôi cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc ủy quyền của mình và cam kết không khiếu nại về sau.
…., ngày … tháng … năm …
Xác nhận của chính quyền xã/thị trấn
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Người ủy quyền
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người được ủy quyền
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo giấy ủy quyền dành cho giáo viên:
(1) Ghi rõ họ và tên nhà giáo đã từ trần.
(2) Ghi rõ mối quan hệ với nhà giáo đã từ trần.
(3) Ghi rõ họ và tên của người thay mặt cho các thân nhân đã nêu trong Tờ khai của thân nhân.
(4) Các thân nhân, người được ủy quyền cho thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp một lần bắt buộc phải ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ.
4. Một số quy định của pháp luật về ủy quyền:
Ủy quyền là thuật ngữ đã quá quen thuộc với đời sống xã hội, nó được sử dụng thường xuyên và phổ biến với nhiều lĩnh vực khác nhau. Ủy quyền được hiểu là một người nhờ một người là người được ủy quyền thay mặt mình giải quyết công việc.
Giấy ủy quyền có thể hiểu đơn giản là một hình thức ủy quyền do cá nhân, tổ chức ủy quyền thông qua hành vi pháp lý đơn phương thực hiện. Trong đó, những trường hợp việc người ủy quyền cũng được ghi nhận chính là chỉ định người được ủy quyền. Thay thế cũng như đại diện mình đưa ra quyết định hoặc thực hiện công việc trong một phạm vi quy định tại Giấy ủy quyền của pháp luật. Giấy ủy quyền sẽ được dựa trên việc thừa nhận là chủ yếu, trong thực tế không có văn bản nào quy định cụ thể về nội dung này.
Thời hạn ủy quyền
Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì
Như vậy theo quy định của pháp luật, thời hạn ủy quyền do hai bên thỏa thuận hoặc do pháp luật định. Trong trường hợp hai bên không thỏa thuận hoặc pháp luật không có quy định thì thời hạn là một năm kể từ ngày xác lập ủy quyền.
Nghĩa vụ của bên được ủy quyền
1. Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.
2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.
3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.
4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.
5. Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều này.
Quyền của bên được ủy quyền có nội dung như sau:
1. Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền.
2. Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.
Nghĩa vụ của bên ủy quyền có nội dung như sau:
“1. Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc.
2. Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền.
3. Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.”
Quyền của bên ủy quyền có nội dung như sau:
“1. Yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền.
2. Yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 565 của Bộ luật này.”
5. Một số quy định về chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng phụ cấp thâm niên trong lương hưu:
5.1. Điều kiện tính hưởng trợ cấp:
Theo Điều 3 Nghị định 14/2020/NĐ-CP quy định nội dung như sau:
“Nhà giáo quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng chế độ trợ cấp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Trực tiếp giảng dạy, giáo dục, hướng dẫn thực hành và tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ 05 năm (đủ 60 tháng) trở lên;
2. Nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1994 đến ngày 31 tháng 5 năm 2011.
3. Đang hưởng lương hưu tại thời điểm ngày 01 tháng 01 năm 2012. Trường hợp bị tạm dừng hưởng lương hưu theo quy định của
5.2. Mức trợ cấp:
Theo Điều 4 Nghị định 14/2020/NĐ-CP quy định nội dung như sau:
“1. Mức trợ cấp một lần bằng tiền, được tính như sau:
Số tiền trợ cấp = (lương hưu tháng x 10%) x số năm được tính trợ cấp
Trong đó:
a) Lương hưu tháng là mức lương hưu của tháng tại thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành;
b) Số năm được tính trợ cấp là tổng thời gian trực tiếp giảng dạy, giáo dục, hướng dẫn thực hành trong các cơ sở giáo dục, thời gian tham gia giảng dạy ở các lớp học được tổ chức tại các đơn vị thanh niên xung phong, nếu không liên tục thì được cộng dồn, không gồm thời gian đã hưởng phụ cấp thâm niên của lực lượng vũ trang và phụ cấp thâm niên của các ngành khác (nếu có) trong lương hưu.
Tháng lẻ từ 3 tháng đến 6 tháng được tính tròn là nửa năm; từ trên 6 tháng đến dưới 12 tháng được tính tròn là 1 năm.
2. Trường hợp nhà giáo đủ điều kiện hưởng trợ cấp theo quy định tại Nghị định này, chưa được giải quyết chế độ mà từ trần từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 trở về sau thì đại diện theo ủy quyền của thân nhân người từ trần (bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, con đẻ, con nuôi của người từ trần) làm hồ sơ và nhận chế độ trợ cấp theo quy định. Người đại diện theo ủy quyền của thân nhân nhà giáo đã từ trần chịu trách nhiệm trước pháp luật về hồ sơ và khoản tiền trợ cấp nhận được.”
5.3. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ trợ cấp:
Theo Điều 5 Nghị định 14/2020/NĐ-CP quy định nội dung như sau:
“1. Đối với nhà giáo đang hưởng lương hưu: Tờ khai đề nghị hưởng trợ cấp ban hành kèm theo Nghị định này (Mẫu số 01).
2. Đối với nhà giáo đủ điều kiện hưởng trợ cấp, chưa được giải quyết chế độ mà từ trần từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 trở về sau, hồ sơ bao gồm:
a) Tờ khai đề nghị hưởng trợ cấp của thân nhân, ban hành kèm theo Nghị định này (Mẫu số 02).
b) Bản chụp Giấy chứng tử hoặc Giấy báo tử hoặc Quyết định của tòa án tuyên bố là đã chết (mang theo bản chính để đối chiếu).
c) Văn bản ủy quyền theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định này (Mẫu số 03); trường hợp chỉ có một thân nhân thì không cần văn bản ủy quyền này.”
5.4. Thời hạn giải quyết chế độ:
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị của người đủ điều kiện hưởng trợ cấp theo quy định tại Điều 5 Nghị định này, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và chi trả trợ cấp cho người được hưởng. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.