Tất cả những người theo đạo họ đều phải chịu phép rửa tội trước khi kết hôn và được giới thiệu đến Cha Quản xứ Giáo xứ bởi linh mục phụ trách nhưng đối với người ngoại giáo thì không cần chịu phép rửa tội nhưng phải làm theo các thủ tục quy định ở giáo Luật.
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy giới thiệu kết hôn dành cho người ngoại giáo là gì?
Hôn nhân là một sự hợp nhất được công nhận về mặt văn hóa giữa những người, được gọi là vợ chồng. Hôn nhân tạo ra quyền lợi và nghĩa vụ giữa họ, cũng như giữa họ và con cái của họ, và giữa họ và gia đình của người kia. Định nghĩa về hôn nhân khác nhau trên khắp thế giới, không chỉ giữa các nền văn hóa và giữa các tôn giáo, mà còn trong suốt lịch sử của bất kỳ nền văn hóa và tôn giáo nào
Mẫu giấy giới thiệu kết hôn dành cho người ngoại giáo đi kết hôn là mẫu giấy nêu nội dung giới thiệu kết hôn cho người ngoại giáo. Trong mẫu giấy phải nêu rõ thông tin của người ngoại giáo gồm tên, năm sinh, là con của ông/bà.. muốn kết hôn với người trong công giáo thuộc Giáo xứ của Cha
Mẫu giấy giới thiệu kết hôn dành cho người ngoại giáo đi kết hôn là mẫu giấy được lập ra để giới thiệu kết hôn dành cho người ngoại giáo đi kết hôn. Mẫu giấy này do linh mục phụ trách lập ra để gửi đến Cha Quản xứ Giáo để tiến hành thủ tục điều tra Hôn Nhân
2. Giấy giới thiệu kết hôn dành cho người ngoại giáo:
Nội dung giấy giới thiệu kết hôn dành cho người ngoại giáo như sau:
GIÁO PHẬN …….
Giáo hạt: ……
Giáo xứ: ……
GIẤY GIỚI THIỆU KẾT HÔN
(Người ngoại giáo đi kết hôn nơi khác)
Kính gửi: Cha Quản xứ Giáo xứ:
Giáo phận: ……….
Có anh/chị:………
Sinh ngày…tháng…năm….
Tại: ……
Con ông: ……
Và bà: ……
Địa chỉ: ……..
Thuộc Giáo xứ: ……… Giáo phận: ……
Muốn Kết Hôn
với anh/chị:………..
Sinh ngày…tháng…năm….
Con ông: ………
Và bà: ……..
Địa chỉ: ……….
Thuộc Giáo xứ của Cha.
Anh/chị …. là người khác tôn giáo, sinh sống trong địa bàn giáo xứ. Theo sự tìm hiểu ban đầu của con, anh/chị… vẫn còn sống thong dong để kết hôn.
Xin giới thiệu đến Cha, để Cha tiến hành thủ tục điều tra Hôn Nhân.
Xin chân thành cảm ơn Cha!
…, ngày…tháng…năm…
Linh mục phụ trách
(Ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn viết giấy giới thiệu kết hôn dành cho người ngoại giáo:
– Tên giấy: Giấy giới thiệu kết hôn dành cho người công giáo
– Thông tin người kết hôn và người đi kết hôn thuộc ngoại giáo:
Họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, con ông…, con bà…,
Đã chịu phép Rửa tội ngày…tháng…năm…
Người Rửa tội
Tại Giáo xứ, Giáo phận
Thêm sức tại Giáo xứ, Giáo phận
Địa chỉ
Thuộc Giáo xứ, Giáo phận.
– Linh mục phụ trách ký tên
4. Quy định về kết hôn dành cho người ngoại giáo được căn cứ vào hôn nhân trong bộ giáo luật:
Kết hôn dành cho người ngoại giáo được Giáo luật quy định tại phần những ngăn trở hôn nhân như sau:
4.1. Về ngăn trở hôn nhân nói chung:
– Xét theo ảnh hưởng
Ngăn trở tiêu hôn là dùng các biện pháp như thiết lập luật để làm cho người ta không có năng cách để kết hôn thành sự. Khi mắc ngăn trở tiêu hôn thì hôn nhân bị hủy tiêu hay vô hiệu, trong hôn nhân khác đạo thì cần phải có miễn chuẩn ngăn trở để kết hôn hữu hiệu nếu hông hôn nhân sẽ trở thành vô hiệu.
– Xét theo nguồn gốc
Dựa trên nguồn gốc pháp lý ngăn trở do thiên luật, dựa trên luật của Thiên Chúa và ngăn trở do giáo luật do Giáo Hội đặt ra. Từ sự phân biệt giữa Thiên chúa và Giáo hội làm ảnh hưởng đến sự bó buộc và miễn chuẩn. Bằng những ngăn trở thiên luật để bó buộc hết mọi người, còn các ngăn trở giáo luật chỉ có thể bó buộc người Công giáo. Về sự miễn chuẩn, thì Giáo Hội chỉ có thể chuẩn chước những ngăn trở do mình đặt ra, chứ không thể chuẩn miễn ngăn trở do thiên luật được.
Theo truyền thống, ba ngăn trở sau đây là thuộc thiên luật: Bất lực; dây hôn phối; Huyết tộc theo trực hệ
– Xét theo việc chứng minh
Bằng việc có thể chứng minh các ngăn trở thành công khai(publicum) hoặc kín đáo (occultum). Ngăn trở gọi là công khai không phải bởi vì tất cả đều biết, nhưng vì có thể chứng minh được các ngăn trở hoặc bằng giấy tờ hay qua nhân chứng. Trong trường hợp không có cách nào chứng minh được thì gọi là kín đáo. Sự phân biệt giữa hai loại ngăn trở này có ảnh hưởng đến sự miễn chuẩn như sau: trong trường hợp nguy tử, cha giải tội có thể miễn chuẩn ngăn trở kín đáo ở toà trong.
– Xét theo kỳ hạn
Sau cùng khi xét tới ảnh hưởng của ngăn trở, ngăn trở sẽ không bao giờ chấm dứt được áp dụng trong ngăn trở chức thánh, còn ngăn trở tạm thời được áp dụng trong phạm vi có ngày chấm dứt như ngăn trở thì thiếu tuổi.
Ngoài ra, ngăn trở còn có loại là ngăn trở tuyệt đối khi ảnh hưởng đến mọi người khác phái như việc một linh mục không thể lấy bất cứ phụ nữ nào làm vợ, còn nếu giới hạn vào một số người thì gọi là tương đối. Sự phân biệt này được áp dụng cách riêng cho ngăn trở bất lực.
4.2. Về ngăn trở tiêu hôn nói riêng:
Có mười hai ngăn trở tiêu hôn, được đề cập đến trong chương III. Đó là:
1/ Tuổi;
2/ Bất lực;
3/ Dây hôn thú;
4/ Khác biệt tôn giáo;
5/ Chức thánh;
6/ Lời khấn trọn đời trong dòng tu;
7/ Cưỡng đoạt;
8/ Cố sát phối ngẫu;
9/ Tôn thuộc;
10/ Hôn thuộc;
11/ Liêm sỉ;
12/ Dưỡng hệ.
Chúng ta có thể phân chia các ngăn trở này vào bốn nhóm như sau:
1/ Những ngăn trở thuộc bản tính hôn nhân: tuổi, bất lực, dây hôn thú
2/ Những ngăn trở thuộc tính cách tôn giáo: khác tôn giáo, chức thánh, dị giáo
3/ Những ngăn trở do tội phạm: cưỡng đoạt, cố sát phối ngẫu
4/ Những ngăn trở do họ hàng thân thích: tôn thuộc, hôn thuộc, liêm sỉ, dưỡng hệ.
Bộ giáo luật hiện hành đã bỏ ngăn trở họ hàng thiêng liêng (giữa tác viên rửa tội với người được rửa tội).
Một số ngăn trở vừa nói cũng gặp thấy trong các bộ dân luật, nhưng chắc chắn có ba thứ ngăn trở chỉ có trong giáo luật, đó là: khác biệt tôn giáo, chức thánh, lời khấn dòng.
4.3. Khi bị vướng mắc bởi những ngăn cản, để hôn hân được thành hiệu thì cần sự thỏa thuận hôn nhân:
Điều kiện kết hôn giữa hai người là nam, nữ
Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định
Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính
Để hôn nhân được thành hiệu, cần phải có ba điều kiện:
– Thứ nhất, hai người nam nữ ki kết hôn không mắc ngăn trở;
– Thứ hai, họ phải bày tỏ ý muốn kết hôn của mình;
– Thứ ba, việc bày tỏ ý định kết hôn phải tuân theo thể thức pháp định. Sau khi đã nghiên cứu các ngăn trở hôn nhân nói chung và nói riêng, sau đó mới chuyển qua mục thỏa thuận kết hôn.
Trong khi giáo luật dự trù sự chuẩn chước các ngăn trở hoặc thể thức cử hành, nhưng khi đề cập đến sự thỏa thuận thì không một quyền lực nhân loại nào có thể thay thế hay miễn chuẩn, xét vì nó là yếu tố cấu thành hôn nhân.
Trong sự ưng thuận hôn nhân, chúng ta có thể phân biệt hai cấp độ như sau:
Cấp thứ nhất, xét như là một hành vi nhân linh nói chung, nghĩa là một hành vi của chủ thể có ý thức và tự do;
Cấp thứ hai, xét như là một hành vi nhân linh nói đặc thù là hôn nhân.
Xét theo cấp độ thứ nhất (như là một hành vi ý thức và tự do), thiếu ý thức và tự do thì cũng không thể thực hiện sự ưng thuận kết hôn được: chẳng hạn như người đần độn, mất trí, hoặc người bị cưỡng bách bằng vũ lực không có sự tự do
Xét theo cấp độ thứ hai (như là một hành vi với đối tượng đặc thù là sự kết hôn), nhà lập pháp đòi hỏi một số điều kiện khác không những chỉ cần có ý thức và tự do, mà cần phải có khả năng đảm nhận những trách nhiệm của đời sống hôn nhân, nghĩa là trao thân cho nhau đến mãn đời, nhằm thiện ích của đôi bạn cũng như nhằm đến việc sinh sản và giáo dục con cái. Do đó, ai không có khả năng đảm nhận trách nhiệm ấy thì cũng không thể ưng thuận kết hôn hữu hiệu.
Những người sau đây không có khả năng kết hôn:
– Những người thiếu khả năng sử dụng trí khôn cách đầy đủ
– Những người thiếu sót trầm trọng trong sự nhận định về những quyền lợi và bổn phận thiết yếu của việc trao ban và đón nhận trong hôn nhân
– Những người, vì lý do tâm lý, không thể đảm nhận những nghĩa vụ thiết yếu của hôn nhân.
Như vậy, từ những khuyết điểm khiến cho đương sự không đạt được sự trưởng thành tâm lý để đảm nhận những trách nhiệm của đời hôn nhân, chẳng hạn, người có tính tình hay thay đổi thì khó lòng mà nói đến khả năng sống chung thủy với người bạn trăm năm;