Người bán tài sản có thể tự tổ chức đấu giá hoặc là thông qua người bán đấu giá. Các cá nhân, tổ chức muốn tham gia đấu giá tài sản cần làm giấy đăng ký tham gia đấu giá tài sản gửi tới hội đồng đấu giá tài sản hoặc trung tâm giao dịch bất động sản.
Mục lục bài viết
1. Giấy đăng ký tham gia đấu giá tài sản là gì?
Ngày nay, hoạt động đấu giá tài sản diễn ra rất phổ biến. Ở Việt Nam, người bán đấu giá là những trung tâm dịch vụ bán đấu giá do Sở Tư pháp trực tiếp quản lí hoặc là thương nhân hoạt động bán đấu giá chuyên nghiệp được tổ chức dưới hình thức doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Để có thể tham gia đấu giá tài sản, các chủ thể phải đăng ký với cơ quan giao dịch tổ chức đấu giá. Giấy đăng ký tham gia đấu giá tài sản được sử dụng rất rộng rãi trong thực tế.
Mẫu giấy đăng ký tham gia đấu giá tài sản là văn bản sử dụng để đăng ký được cá nhân người tham gia đấu giá gửi tới hội đồng đấu giá tài sản, trung tâm giao dịch bất động sản để đăng ký tham gia đấu giá tài sản của cuộc đấu giá. Mẫu nêu rõ thông tin cá nhân của người tham gia, tài sản được đấu giá, các thông tin liên quan,… Sau khi hoàn thành việc lập biên bản, người làm giấy cần ký, ghi rõ họ tên của mình và cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định được ban hành để biên bản có giá trị.
2. Mẫu giấy đăng ký tham gia đấu giá tài sản:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-
GIẤY ĐĂNG KÝ THAM GIA ĐẤU GIÁ TÀI SẢN
Tên tài sản: ……
Địa điểm: ……
Ký hiệu tài sản: ……
Kính gửi:
Hội đồng đấu giá tài sản;
– Trung tâm Giao dịch Bất động sản ………….
Tôi tên: ….. Năm sinh: ……
Địa chỉ liên hệ: ………
Số Chứng minh nhân dân: …… Cấp ngày: ….. Nơi cấp: ………
Điện thoại liên hệ: ………
Sau khi tìm hiểu thông tin về tài sản đấu giá, nghiên cứu quy chế đấu giá của UBND thành phố ……. và nội quy đấu giá của Trung tâm Giao dịch Bất động sản …….., tôi đồng ý đăng ký tham gia đấu giá tài sản nêu trên.
Tôi cam kết sẽ thực hiện nghiêm túc các quy định do UBND thành phố và Trung tâm Giao dịch Bất động sản đề ra đối với phiên đấu giá này và đến dự đúng giờ quy định.
….., ngày…..tháng…..năm…..
Đã nhận phiếu tham dự đấu giá:
Người làm giấy
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo giấy đăng ký tham gia đấu giá tài sản:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là giấy đăng ký tham gia đấu giá tài sản.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Tên tài sản.
+ Địa điểm.
+ Thông tin cơ quan tiếp nhận đơn.
+ Thông tin người đăng ký tham gia đấu thầu.
+ Đề nghị tham gia đăng ký tham gia đấu thầu.
– Phần cuối biên bản:
+ Cam kết của người làm đơn.
+ Địa điểm và thời gian lập biên bản.
+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của người làm giấy.
4. Một số quy định của pháp luật về đấu giá tài sản:
4.1. Hình thức đấu giá tài sản:
Để đấu giá tài sản, người bán đấu giá cần đưa ra giá khởi điểm của tài sản muốn bán, cũng như phải trưng bày tài sản để những người muốn mua xem trước. Những người muốn mua sẽ tham gia trả giá theo đúng thủ tục nhất định. Người trả giá cao nhất là người sẽ dành được quyền mua tài sản được bán đấu giá.
4.2. Tài sản đấu giá:
Theo Điều 4 Luật đấu giá tái sản quy định nội dung như sau:
“1. Tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá, bao gồm:
a) Tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
b) Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật;
c) Tài sản là quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
d) Tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm;
đ) Tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
e) Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước, tài sản kê biên để bảo đảm thi hành
g) Tài sản là hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia;
h) Tài sản cố định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
i) Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản;
k) Tài sản hạ tầng đường bộ và quyền thu phí sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
l) Tài sản là quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản;
m) Tài sản là quyền sử dụng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
n) Tài sản là quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện;
o) Tài sản là nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;
p) Tài sản khác mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá.
2. Tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn bán thông qua đấu giá theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này.”
Như vậy, các tái sản đấu giá đã được quy định trong Điều 4
4.3. Doanh nghiệp đấu giá tài sản:
Theo Điều 23 Luật đấu giá tái sản quy định nội dung như sau:
“1. Doanh nghiệp đấu giá tài sản được thành lập, tổ chức và hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Tên của doanh nghiệp đấu giá tư nhân do chủ doanh nghiệp lựa chọn, tên của công ty đấu giá hợp danh do các thành viên thỏa thuận lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “doanh nghiệp đấu giá tư nhân” hoặc “công ty đấu giá hợp danh”.
3. Điều kiện đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản:
a) Doanh nghiệp đấu giá tư nhân có chủ doanh nghiệp là đấu giá viên, đồng thời là Giám đốc doanh nghiệp; Công ty đấu giá hợp danh có ít nhất một thành viên hợp danh là đấu giá viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty đấu giá hợp danh là đấu giá viên;
b) Có trụ sở, cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho hoạt động đấu giá tài sản.
4. Những nội dung liên quan đến thành lập, tổ chức, hoạt động và chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản không quy định tại Luật này thì thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.”
4.4. Quyền và nghĩa vụ của người có tài sản đấu giá:
Theo Điều 47 Luật đấu giá tái sản quy định nội dung như sau:
“1. Người có tài sản đấu giá có các quyền sau đây:
a) Giám sát quá trình tổ chức thực hiện việc đấu giá;
b) Tham dự cuộc đấu giá;
c) Yêu cầu tổ chức đấu giá tài sản dừng việc tổ chức đấu giá khi có căn cứ cho rằng tổ chức đấu giá tài sản có hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 9 của Luật này;
d) Yêu cầu đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá dừng cuộc đấu giá khi có căn cứ cho rằng đấu giá viên có hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 của Luật này; người tham gia đấu giá có hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c hoặc d khoản 5 Điều 9 của Luật này;
đ) Đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản,
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người có tài sản đấu giá có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chịu trách nhiệm về tài sản đưa ra đấu giá;
b) Ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu giá tài sản;
c) Giao tài sản và các giấy tờ liên quan đến tài sản đấu giá cho người mua được tài sản đấu giá theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc theo quy định của pháp luật;
d) Báo cáo cơ quan có thẩm quyền về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, diễn biến cuộc đấu giá và kết quả đấu giá tài sản trong trường hợp đấu giá tài sản nhà nước;
đ) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, người có tài sản bán đấu giá thực hiện nghĩa vụ chuyển tài sản cho bên bán đấu giá nếu là động sản. Nếu là bất động sản cần phải chuyển tất cả các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu về tài sản. Nếu bán tài sản dùng để thi hành án thì người bán tài sản cần phải chuyển gia văn bản hợp đồng, văn bản thế chấp và cầm cố hoặc có thể quyết định của cơ quan thi hành án. Ngoài ra người có tài sản bán đấu giá có nghĩa vụ cung cấp những thông tin cần thiết về tài sản bán đấu giá. Người có tài sản bán đấu giá cần nộp các khoản tiền lệ phí bán đấu giá theo quy định của pháp luật.