Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thoả thuận trong hợp đồng.
Hiện nay, “Bộ luật dân sự 2015” chưa có quy định nào cụ thể giải thích về thời hạn vay.Tuy nhiên, trong một số văn bản hướng dẫn về hợp đồng vay tín dụng cũng có đề cập đến vấn đề này. “Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thoả thuận trong
Thông thường, khi tham gia giao kết hợp đồng vay tài sản, ngoài vấn đề thời hạn vay, đối tượng vay và chủ thể cho vay thì các bên còn chútrọng đến lãi suất vay. Lãi suất là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho việc sử dụng tiền mà họ vay từ người cho vay. Cụ thể, lãi suất là phần trăm tiền gốc phải trả cho một số lượng nhất định của thời gian mỗi thời kỳ (thường được tính theo năm). Ví dụ, một cá nhân vay vốn từ ngân hàng để kinh doanh thì cá nhân sẽ phải chịu một phần lãi suất dựa trên tiền gốc. Mức lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Tuy nhiên, trong hợp đồng vay tài sản thông thường thì các bên cần phải xác định cụ thể về lãi suất, các bên có thể thỏa thuận sử dụng phần lãi suất của ngân hàng công bố hoặc tự đưa ra phần lãi suất ấn định. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 476 “Bộ luật dân sự 2015” có đưa ra “Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng”và theo quy định tại Khoản 5 Điều 474 “Bộ luật dân sự 2015” “Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ”.