Chủ đầu tư và ban quản lý dự án để có thể xác nhận chi phí hợp lệ vốn sự nghiệp cho dự án của doanh nghiệp, bao gồm số vốn trong nước và số vốn ngoài nước sẽ phải làm đơn đề nghị xác nhận chi phí hợp lệ vốn sự nghiệp gửi đến Kho bạc nhà nước để được xác nhận chi phí hợp lệ vốn sự nghiệp.
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy đề nghị xác nhận chi phí hợp lệ vốn sự nghiệp là gì, mục đích của mẫu giấy?
Mẫu giấy đề nghị xác nhận chi phí hợp lệ vốn sự nghiệp là văn bản đề nghị xác nhận được chủ dự án, ban quản lý dự án gửi tới kho bạc nhà nước về việc đề nghị xác nhận chi phí hợp lệ vốn sự nghiệp cho dự án của doanh nghiệp, bao gồm số vốn trong nước và số vốn ngoài nước.
Mục đích của mẫu giấy đề nghị xác nhận chi phí hợp lệ vốn sự nghiệp: tổ chức lập giấy đề nghị xác nhận chi phí hợp lệ vốn sự nghiệp nhằm mục đích đề nghị kho bạc nhà nước xác nhận chi phí hợp lệ vốn sự nghiệp
2. Mẫu giấy đề nghị xác nhận chi phí hợp lệ vốn sự nghiệp:
Chủ dự án: …………..
Số: ……………..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
GIẤY ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN CHI PHÍ HỢP LỆ VỐN SỰ NGHIỆP
Kính gửi: Kho bạc nhà nước ……………………….
Tên dự án: ……………..
Chủ dự án/Ban QLDA mã số ĐVSDNS: ……….
Số tài khoản của chủ dự án:
– Vốn trong nước……………… tại: …………………………………..
– Vốn ngoài nước……………… tại: …………………………………..
Căn cứ hợp đồng số:……….. ngày…. tháng…. năm… Phụ lục bổ sung hợp đồng số…… ngày…tháng…năm…
Căn cứ
Lũy kế giá trị khối lượng nghiệm thu của hạng mục đề nghị thanh toán: ………..đồng.
Số dư tạm ứng của hạng mục đề nghị thanh toán ……………..đồng.
Số tiền đề nghị: | Tạm ứng | Thanh toán | Theo bảng dưới đây (khung nào không sử dụng thì gạch |
Thuộc nguồn vốn: (HCSN nguồn NSNN; CTMT, ODA, vay ưu đãi) ………….
Thuộc kế hoạch vốn:……………………… Năm: ………………………….
Đơn vị: đồng
Nội dung | Dự toán được duyệt hoặc giá trị trúng thầu hoặc giá trị hợp đồng | Lũy kế số vốn đã thanh toán từ khởi công đến cuối kỳ trước (gồm cả tạm ứng) | Số đề nghị tạm ứng, thanh toán kỳ này (gồm cả thu hồi tạm ứng) | ||
Vốn TN | Vốn NN | Vốn TN | Vốn NN | ||
Ghi tên công việc, hạng mục hoặc hợp đồng đề nghị thanh toán hoặc tạm ứng | |||||
Cộng tổng |
(Ghi chú: Đồng tiền đề nghị xác nhận theo quy định của hợp đồng…)
Tổng số tiền đề nghị tạm ứng, thanh toán bằng số: …………..
Bằng chữ: ………
(Ghi rõ: Vốn vay…… /hoặc viện trợ không hoàn lại …………..)
Trong đó: – Thanh toán để thu hồi tạm ứng (bằng số): ………..
+ Vốn trong nước ……….
+ Vốn ngoài nước ………….
– Thuế giá trị gia tăng
– Chuyển tiền bảo hành (bằng số) ……………
– Số trả đơn vị thụ hưởng (bằng số) …………
+ Vốn trong nước …………
+ Vốn ngoài nước …………..
Tên đơn vị thụ hưởng …………
Số tài khoản đơn vị thụ hưởng ………… tại …………………………..
Kế toán trưởng | Ngày…… tháng ….. năm…….. Chủ dự án |
PHẦN GHI CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
Ngày nhận chứng từ ……………………………………………………………………………………..
Kho bạc nhà nước chấp nhận | Tạm ứng | Thanh toán | Theo nội dung sau: |
(Khung nào không sử dụng thì gạch chéo)
Đơn vị: đồng/USD…
Nội dung | Tổng số | Vốn trong nước | Vốn ngoài nước |
Số vốn chấp nhận | |||
+ Mục…, tiểu mục…… | |||
+ Mục…, tiểu mục…… | |||
+ Mục…, tiểu mục…… | |||
+ Mục…, tiểu mục…… | |||
Trong đó | |||
+ Số thu hồi tạm ứng | |||
Các năm trước | |||
Năm nay | |||
+ Thuế giá trị gia tăng | |||
+ ………………………. | |||
+ Số trả đơn vị thụ hưởng | |||
Bằng chữ: | |||
Số từ chối: | |||
Lý do: |
Ghi chú: ………
Cán bộ thanh toán
(Ký, ghi rõ họ tên)
Trưởng phòng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Giám đốc KBNN
(Ký, ghi rõ họ tên chức vụ và đóng dấu)
3. Lưu ý khi soạn thảo mẫu giấy:
Mẫu giấy này áp dụng để KBNN xác nhận đề nghị tạm ứng/ giá trị khối lượng hoàn thành đủ điều kiện thanh toán bằng vốn ODA và vốn đối ứng theo tỷ lệ quy định của dự án.
Vốn ngoài nước: ghi cụ thể từng nguồn vay, viện trợ (nếu có)
4. Những quy định liên quan đến chi phí hợp lệ vốn sự nghiệp:
Xác định cơ chế tài chính trong nước trong quá trình đề xuất, phê duyệt chương trình, dự án: Thông tư 111/2016/TT-BTC – Chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
– Các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi đều phải xác định cơ chế tài chính trong nước qua các giai đoạn, cụ thể như sau:
Đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi.
Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư.
Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Văn kiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư.
– Nội dung cơ chế tài chính trong nước đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi bao gồm:
Lập Đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi:
+ Xác định chương trình, dự án thuộc diện không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp hoặc dự án có khả năng thu hồi vốn một phần hoặc toàn bộ; trên cơ sở đó xác định chương trình, dự án thuộc đối tượng cấp phát toàn bộ (hay một phần) hoặc cho vay lại toàn bộ (hay một phần) phù hợp với các nguyên tắc nêu tại Điều 5 Thông tư này.
+ Xác định khả năng bố trí nguồn vốn đối ứng cho chương trình, dự án.
Theo đó, đối với chương trình, dự án thuộc diện ngân sách nhà nước cấp phát, nguồn vốn đối ứng được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của cơ quan chủ quản theo phân cấp quản lý ngân sách và từ các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật. Đối với chương trình, dự án thuộc diện vay lại (toàn bộ hoặc một phần), nguồn vốn đối ứng do chủ dự án bố trí từ vốn chủ sở hữu hoặc nguồn vốn hợp pháp khác của chủ dự án.
+ Đối với phần vốn vay lại: đánh giá sơ bộ nguồn thu hoặc nguồn vốn bố trí trả nợ.
+ Làm rõ việc người vay lại đáp ứng các điều kiện được vay lại, cụ thể như
Đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: vốn vay lại phải đảm bảo không vượt hạn mức dư nợ và bội chi của ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Đối với doanh nghiệp: có tình hình tài chính lành mạnh, không bị lỗ trong ba năm liền kề gần nhất, trừ các khoản lỗ do thực hiện chính sách; tại thời điểm đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi không có nợ quá hạn với các tổ chức tài chính, tín dụng; không có nợ quá hạn liên quan đến khoản được Chính phủ bảo lãnh, các khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ và ngân sách nhà nước. Trường hợp doanh nghiệp chưa đủ 3 năm hoạt động liên tục thì phải có văn bản cam kết của chủ sở hữu hoặc của công ty mẹ về bảo đảm khả năng trả nợ đối với khoản vay lại.
Đối với tổ chức tài chính, tín dụng phải đạt được hệ số an toàn vốn theo quy định của pháp luật.
– Lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi:
+ Đối với chương trình, dự án thuộc diện ngân sách nhà nước cấp phát một phần cần xác định rõ các hạng mục, hợp phần được ngân sách nhà nước cấp phát hoặc tỷ lệ vốn cấp phát, trong đó phân chia theo vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp.
+ Đối với chương trình, dự án thuộc diện vay lại toàn bộ hoặc một phần cần xác định:
Tổng số vốn vay lại toàn bộ hoặc theo các hợp phần, trong đó dự kiến tiến độ giải ngân, rút vốn.
Khả năng cân đối vốn để trả nợ từ nguồn vốn hợp pháp của chủ dự án, bao gồm: nguồn vốn khấu hao, lợi nhuận để lại và các nguồn vốn khác (nếu có).
Năng lực tài chính của chủ dự án bao gồm vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu; lợi nhuận sau thuế và các chỉ tiêu tài chính khác có liên quan theo
+ Đối với chương trình, dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay lại một phần vốn ODA, vay lại toàn bộ hoặc một phần vốn vay ưu đãi hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay lại để làm vốn góp trong các dự án PPP.
Dư nợ vay hiện tại của chính quyền địa phương, bao gồm tất cả các khoản vay theo quy định.
Hạn mức dư nợ và bội chi của chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Dự kiến số vay tăng thêm trong trường hợp vay lại nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi, đảm bảo tổng dư nợ không vượt quá hạn mức dư nợ theo quy định.
+ Khả năng bố trí ngân sách địa phương để thanh toán trả nợ đến hạn.
– Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Văn kiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư căn cứ theo Quyết định chủ trương đầu tư và cơ chế tài chính trong nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Trên cơ sở tài liệu do các bộ, cơ quan trung ương, địa phương gửi, Bộ Tài chính xem xét, có ý kiến về cơ chế tài chính trong nước đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi như sau:
Trên cơ sở hồ sơ đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi tuân thủ các nguyên tắc nêu tại Điều 5 và điểm a khoản 2 Điều này, Bộ Tài chính có ý kiến về khả năng vay vốn tài trợ và cơ chế tài chính trong nước gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ.
Đối với Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư hoặc Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi chương trình, dự án nhóm A sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ quản, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan có ý kiến về cơ chế tài chính trong nước, phương thức cho vay lại gửi Hội đồng thẩm định liên ngành hoặc cơ quan chủ trì thẩm định.
Đối với Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư hoặc Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi chương trình, dự án thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ (trừ dự án nhóm A), Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ quản, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan có ý kiến về cơ chế tài chính trong nước, phương thức cho vay lại báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tài chính cho chương trình, dự án và ý kiến của Bộ Tài chính, chủ chương trình, dự án hoàn thiện Văn kiện chương trình, dự án báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp Văn kiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi chưa xác định rõ cơ chế tài chính hoặc phương án tài chính không khả thi, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ quản và các cơ quan liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trường hợp khi đàm phán điều ước quốc tế, thỏa thuận về ODA, vốn vay ưu đãi có phát sinh thay đổi nội dung cơ chế tài chính trong nước, Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin ý kiến đối với nội dung vượt thẩm quyền.
Trường hợp điều chỉnh nội dung chương trình, dự án và đề xuất sử dụng vốn dư trong quá trình thực hiện chương trình, dự án, Cơ quan chủ quản thực hiện các thủ tục theo quy định.