Để đảm bảo nguồn thức ăn cho chăn nuôi thủy sản thì cần thực hiện hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, khi tiến hành hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản thì cần có mẫu đơn đăng kí hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn đăng ký hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đăng ký hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản:
- 3 3. Hướng dẫn làm Mẫu đơn đăng ký hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản:
- 4 4. Thông tin pháp lý liên quan về thức ăn chăn nuôi thủy sản:
1. Mẫu đơn đăng ký hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản là gì?
– Thức ăn chăn nuôi mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản, bao gồm: nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hay thức ăn đơn, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và những sản phẩm có nguồn gốc thực vật, động vật, vi sinh vật, khoáng vật, những sản phẩm hóa học, công nghệ sinh học…, những sản phẩm này cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con vật theo đường miệng, đảm bảo cho con vật khỏe mạnh, sinh trưởng, sinh sản và sản xuất bình thường trong một thời gian dài.
– Mẫu đơn đăng ký hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản là mẫu đơn với các nội dung và thông tin về đăng ký hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản
Mẫu đơn đăng ký hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản là mẫu đơn được lập ra để đăng ký về hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Mẫu được ban hành theo Nghị định 39/2017/NĐ-CP
2. Mẫu đơn đăng ký hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
(Tên tổ chức):…………
——-
…….., ngày …… tháng …… năm ……..
ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Kính gửi: ………(1)
1. Tên tổ chức: ………
2. Địa chỉ liên lạc: …………
Điện thoại: ………; Fax: ………; E-mail: ……
3. Quyết định chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản số …………… ngày … tháng … năm ……….do ………………… (tên cơ quan có thẩm quyền) cấp.
4. Hình thức đề nghị chỉ định:
Chỉ định lần đầu □ Chỉ định lại □
5. Hồ sơ kèm theo gồm:
– ………
6. Sau khi nghiên cứu các quy định tại Nghị định số ……./…../NĐ-CP ngày … tháng … năm ….. của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
Đề nghị Tổng cục Thủy sản/Cục Chăn nuôi xem xét để chỉ định (tên tổ chức) được tham gia hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu.
Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
Đại diện tổ chức
(Ký tên, đóng dấu)
Tên cơ quan có thẩm quyền.
3. Hướng dẫn làm Mẫu đơn đăng ký hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản:
– Ghi đầy đủ thông tin trong mẫu đơn
– Phần nội dung: Đề nghị Tổng cục Thủy sản/Cục Chăn nuôi xem xét để chỉ định (tên tổ chức) được tham gia hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi
– Đại diện tổ chức (Ký tên, đóng dấu)
4. Thông tin pháp lý liên quan về thức ăn chăn nuôi thủy sản:
Căn cứ dựa trên Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn
Căn cứ theo Điều 17 Nghị định 13/2020/NĐ-CP quy định Kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi sản xuất và lưu hành trong nước như sau:
1. Cơ quan kiểm tra:
– Cục Chăn nuôi kiểm tra trên phạm vi toàn quốc;
– Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra trên địa bàn.
2. Nội dung kiểm tra:
– Kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi thương mại sản xuất và lưu hành trong nước: Thực hiện theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 43 của
– Kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi bị triệu hồi hoặc trả về: Kiểm tra sự phù hợp của các chỉ tiêu công bố trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, các chỉ tiêu an toàn quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và quy định khác có liên quan. Trường hợp kết quả kiểm tra không phù hợp, tổ chức, cá nhân phải xử lý thức ăn chăn nuôi theo quy định tại Điều 20 Nghị định này.
Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 13/2020/NĐ-CP quy định Kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu như sau:
1. Cơ quan kiểm tra: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Biện pháp kiểm tra được quy định như sau:
– Đối với thức ăn chăn nuôi truyền thống, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh: Kiểm tra nhà nước về chất lượng dựa trên kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân hoặc kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
Trường hợp thức ăn chăn nuôi truyền thống, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh trong quá trình lưu thông trên thị trường bị phát hiện không bảo đảm chất lượng, gây mất an toàn cho con người, vật nuôi, môi trường hoặc khi có khiếu nại, tố cáo về chất lượng hoặc hoạt động sản xuất thì kiểm tra nhà nước về chất lượng dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi. Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm ghi biện pháp kiểm tra vào Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu đối với thức ăn chăn nuôi truyền thống, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh thuộc trường hợp này;
– Đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này: Kiểm tra nhà nước về chất lượng dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi;
– Đối với lô hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu có chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu an toàn đã được thử nghiệm tại phòng thử nghiệm của nước xuất khẩu đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này được thừa nhận kết quả thử nghiệm của chỉ tiêu đó khi kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu.
3. Hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu bao gồm:
– Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu theo Mẫu số 12.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
–
– Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp đối với nguyên liệu đơn, thức ăn truyền thống;
– Một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (ISO), Giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP), Giấy chứng nhận phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) hoặc giấy chứng nhận tương đương của cơ sở sản xuất đối với nguyên liệu đơn
Thành phần hồ sơ quy định tại điểm b, c và d khoản này bằng tiếng Anh thì không phải kèm theo bản dịch ra tiếng Việt.
4. Trình tự kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một so điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi tắt là Nghị định số 74/2018/NĐ-CP); Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành (sau đây gọi tắt là Nghị định số 154/2018/NĐ-CP).
5. Miễn giảm kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu được quy định như sau:
– Việc miễn giảm kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP và khoản 3 Điều 4 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP.
Thời hạn miễn giảm kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu là 01 năm;
– Trong thời gian được miễn giảm kiểm tra, tổ chức, cá nhân tự cập nhật thông tin lô thức ăn chăn nuôi nhập khẩu trên Cổng thông tin một cửa quốc gia của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước khi làm thủ tục thông quan.
Hồ sơ tự cập nhật thông tin bao gồm các thành phần hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này và văn bản xác nhận sản phẩm được áp dụng miễn giảm kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu của cơ quan kiểm tra.
Ngay sau khi hoàn thiện việc cập nhật thông tin lô hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu, tổ chức, cá nhân được làm thủ tục để thông quan lô hàng và tự chịu trách nhiệm về hồ sơ và chất lượng sản phẩm;
– Đánh giá giám sát lô thức ăn chăn nuôi được miễn giảm kiểm tra nhà nước về chất lượng thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP và khoản 3 Điều 4 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP.