Hoạt động đăng kiểm tàu cá, tàu kiểm ngư có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo cho sự vận hành bình thường của tàu cá, tàu kiểm ngư, trong đó, đăng kiểm viên là thuật ngữ được dùng để chỉ các cá nhân đáp ứng điều kiện để thực hiện hoạt động này.
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị cấp thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá là gì?
Đơn đề nghị cấp thẻ, dấu kỹ thuật là văn bản do cá nhân gửi tới cơ quan có thẩm quyền nhằm đề nghị cấp thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên khi đáp ứng đủ điều kiện luật định.
Đơn đề nghị cấp thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên là văn bản dùng để bày tỏ nguyện vọng của cá nhân, là cơ sở phát sinh các nghĩa vụ của cơ quan có thẩm quyền để đưa đến kết quả là cấp thẻ, dấu kỹ thuật.
2. Mẫu đơn đề nghị cấp thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP THẺ, DẤU KỸ THUẬT
ĐĂNG KIỂM VIÊN TÀU CÁ
Kính gửi:…………
Họ và tên:………… ….; Nam/Nữ: ….
Sinh ngày: ………….
Số Chứng minh nhân dân/căn cước công dân ………..
Nơi, ngày cấp: ………….
Địa chỉ: …………….
Số điện thoại:…………..; Email: …..
Trình độ chuyên môn: ……….
Đã tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá hạng: ……..
Chuyên đề: ….
Giấy chứng nhận số:…………..; ngày cấp: ………
Thực tập nghiệp vụ đăng kiểm/đăng kiểm viên tại cơ sở: …..
… từ ngày…tháng…năm…đến ngày…tháng…năm…
Số hiệu đăng kiểm viên(*): ………….; ngày cấp: …
Hồ sơ gửi kèm, gồm:
…………………..
Đề nghị Tổng cục Thủy sản cấp thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá.
XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ ĐĂNG KIỂM TÀU CÁ
(Ký tên, đóng dấu)
……., ngày…….tháng…….năm…….
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn đề nghị cấp thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá:
Cũng giống như các mẫu đơn khác các thông tin cá nhân của người làm đơn phải được bảo đảm bao gồm tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ, nam/nữ,…đây là các thông tin quan trọng để xác định chính xác người được cấp thẻ và cũng là nội dung được hiển thị trên thẻ.
Các thông tin khác được ghi theo tình trạng thực tế của cá nhân và phải ghi trung thực, chính xác.
Cuối đơn, người đề nghị ghi địa danh, ngày tháng năm làm đơn, ký và ghi rõ họ tên.
4. Các vấn đề pháp lý về cấp thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá:
Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá quy định các nội dung:
Đăng kiểm viên tàu cá là người có chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng các tiêu chuẩn và được cấp thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá để thực hiện đăng kiểm tàu cá theo quy định của pháp luật.
4.1. Các hạng đăng kiểm viên tàu cá:
Đăng kiểm viên tàu cá được phân thành 03 hạng, như sau:
* Đăng kiểm viên hạng III.
– Tiêu chuẩn đăng kiểm viên hạng III:
+ Tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến tàu cá, tàu biển, điện, nhiệt lạnh, chế tạo máy hoặc chế tạo trang thiết bị lắp đặt trên tàu;
+ Có trình độ ngoại ngữ tối thiểu bậc 1 theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc tương đương;
+ Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản;
+ Có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá hạng III;
+ Có thời gian thực tập nghiệp vụ đăng kiểm tại cơ sở đăng kiểm tối thiểu là 01 năm đối với người có trình độ cao đẳng; 06 tháng đối với người có trình độ đại học trở lên.
– Nhiệm vụ của đăng kiểm viên hạng III:
Kiểm tra, đánh giá trạng thái kỹ thuật hàng năm các loại tàu cá theo chuyên môn được đào tạo.
* Đăng kiểm viên hạng II.
– Tiêu chuẩn đăng kiểm viên hạng II:
+ Tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến tàu cá, tàu biển, điện, nhiệt lạnh, chế tạo máy hoặc chế tạo trang thiết bị lắp đặt trên tàu;
+ Có trình độ ngoại ngữ tối thiểu bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc tương đương;
+ Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản;
+ Đã được cấp thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá hạng III và có thời gian thực hiện công tác đăng kiểm tàu cá liên tục ít nhất là 3 năm đối với người có trình độ đại học; ít nhất 5 năm đối với người có trình độ cao đẳng;
đ) Có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá hạng II.
– Nhiệm vụ của đăng kiểm viên hạng II:
Ngoài nhiệm vụ như đăng kiểm viên tàu cá hạng III, đăng kiểm viên tàu cá hạng II thực hiện những nhiệm vụ sau:
+ Thẩm định thiết kế kỹ thuật đóng mới, cải hoán, phục hồi, thiết kế thi công, thiết kế hoàn công tàu cá, máy móc, trang thiết bị lắp đặt lên tàu cá theo chuyên môn được đào tạo;
+ Kiểm tra, đánh giá trạng thái kỹ thuật đóng mới, lần đầu, định kỳ, trên đà, bất thường các loại tàu cá theo chuyên môn được đào tạo;
+ Kiểm tra, giám sát chế tạo vật liệu, máy móc và trang thiết bị lắp đặt lên tàu cá.
* Đăng kiểm viên hạng I.
– Tiêu chuẩn đăng kiểm viên hạng I:
+ Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến tàu cá, tàu biển, điện, nhiệt lạnh, chế tạo máy hoặc chế tạo trang thiết bị lắp đặt trên tàu;
+ Có trình độ ngoại ngữ tối thiểu bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc tương đương;
+ Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản;
+ Đã được cấp thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá hạng II và có thời gian thực hiện công tác đăng kiểm tàu cá liên tục ít nhất là 3 năm;
+ Có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá hạng I.
– Nhiệm vụ của đăng kiểm viên hạng I:
Ngoài các nhiệm vụ như đăng kiểm viên tàu cá hạng II, đăng kiểm viên tàu cá hạng I tham gia giám định kỹ thuật, xác định nguyên nhân tai nạn đối với tàu cá.
4.2. Bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá:
-Tổng cục Thủy sản là đơn vị tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ và cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá.
– Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá và tiêu chuẩn giảng viên bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
– Cá nhân đăng ký bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá phải nộp các giấy tờ sau:
+ Đơn đề nghị tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá theo Mẫu số 01.ĐKV Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Bản sao văn bằng, chứng chỉ chuyên môn và xuất trình bản chính để đối chiếu đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc bản sao có chứng thực đối với trường hợp gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có);
+ 02 ảnh màu (3 x 4 cm).
– Cá nhân được cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá theo Mẫu số 02.ĐKV Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này khi hoàn thành khóa bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá và đạt yêu cầu kiểm tra cuối khóa.
4.3. Cấp thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá:
– Thẩm quyền cấp là Tổng cục Thủy sản.
Hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá theo Mẫu số 03.ĐKV Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Bản sao Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá hạng I hoặc hạng II hoặc hạng III;
+ 02 ảnh màu (3 x 4 cm).
– Trình tự thực hiện
+ Cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục Thủy sản hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cổng thông tin một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax) nếu có;
+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Tổng cục Thủy sản kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi cá nhân đến nộp hồ sơ;
+ Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Tổng cục Thủy sản có văn bản
+ Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản quyết định cấp thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá theo Mẫu số 04.ĐKV Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; Trường hợp không cấp, Tổng cục Thủy sản trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
+ Tổng cục Thủy sản trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
– Thẻ đăng kiểm viên tàu cá có thời hạn 36 tháng kể từ ngày cấp. Thẻ đăng kiểm viên được cấp lại trong trường hợp hết hạn hoặc bị mất, bị hư hỏng.
4.4. Thu hồi thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá:
– Đăng kiểm viên tàu cá bị thu hồi thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Làm giả các hồ sơ để được cấp thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá;
+ Lập khống biên bản kiểm tra, cố ý làm sai lệch kết quả kiểm tra kỹ thuật;
+ Không tuân thủ quy trình kiểm tra hoặc quy định tại quy chuẩn kỹ thuật về tàu cá, tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn có liên quan.
– Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản có trách nhiệm thu hồi thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá đối với các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều này.
– Đăng kiểm viên tàu cá vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này chỉ được xem xét cấp lại thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá sau thời hạn 12 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi.