Khi người dân có thắc mắc về các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính mà chưa nhận được câu trả lời từ các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì các cá nhân viết đơn đề nghị trả lời thủ tục hành chính. Vậy, mẫu đơn này được quy định như thế nào và có nội dung ra sao?
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị trả lời thủ tục hành chính là gì?
Thủ tục hành chính được hiểu đơn giản là cách thức và trình tự thực hiện thẩm quyền quản lí hành chính nhà nước của các chủ thể quản lí hành chính nhà nước và cách thức tham gia vào các công việc quản lí hành chính nhà nước của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong quản lí hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật. Đơn đề nghị trả lời thủ tục hành chính được lập ra để các cá nhân yêu cầu các cơ quan quản lý hành chính nhà nước trả lời các thắc mắc, câu hỏi đã có trước đó.
Mẫu đơn đề nghị trả lời thủ tục hành chính là mẫu đơn được lập ra để trả lời về thủ tục hành chính. Mẫu đơn nêu rõ nội dung đề nghị, nội dung trả lời, thông tin người viết đơn, thông tin cơ quan có thẩm quyền xử lý yêu cầu… Sau khi viết đơn, người làm đơn ký và ghi rõ họ tên vào biên bản, sau đó nộp đơn đề nghị trả lời thủ tục hành chính lên các cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết vụ việc.
2. Mẫu đơn đề nghị trả lời thủ tục hành chính:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
.….., ngày…tháng…năm…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
(V/v: Trả lời thủ tục hành chính)
Kính gửi: ………
(Ghi chú: người nhận đơn là người có thẩm quyền xử lý yêu cầu. ví dụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, giám đốc công an, trưởng công an…)
Căn cứ:
- Giấy hẹn …
- …
(Ghi chú: tùy thuộc vào thủ tục hành chính yêu cầu được trả lời mà có thể nêu thêm các văn bản pháp luật khác làm căn cứ cho đơn kiến nghị)
Tôi là NGUYỄN VĂN A,
CMND: ……… do ……. cấp ngày ……
Địa chỉ thường trú: …….
Địa chỉ liên hệ: ……….
Vào ngày… tháng… năm 2017, tôi có đến ……… để làm thủ tục …….; tuy nhiên đến nay, ngày… tháng … năm 2017 (… ngày làm việc kể từ ngày làm thủ tục hành chính) tôi vẫn chưa nhận được trả lời về việc ……của …………
(Ghi chú: phần trình bày sự việc cần ghi rõ ràng, chi tiết về địa điểm, thời gian, thủ tục đã thực hiện, vấn đề khúc mắc cần được trả lời.)
Dựa,
- Điều …. Luật ….
- ……
Đề nghị, …… nhanh chóng trả lời thủ tục hành chính mà tôi đã trình bày ở trên.
(Ghi chú: trình bày một cách cụ thể nhất các yêu cầu, đề nghị).
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị trả lời thủ tục hành chính:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là đơn đề nghị trả lời thủ tục hành chính.
+ Thời gian và địa điểm viết đơn.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin cơ quan tiếp nhận đơn.
+ Căn cứ để cá nhân viết đơn đề nghị trả lời thủ tục hành chính.
+ Thông tin cá nhân viết đơn đề nghị trả lời thủ tục hành chính.
+ Thông tin về sự việc cá nhân đề nghị trả lời thủ tục hành chính.
+ Nội dung đề nghị trả lời thủ tục hành chính.
– Phần cuối biên bản:
+ Đề nghị nhanh chóng trả lời đơn.
+ Ký, ghi rõ họ tên của người làm đơn.
4. Thủ tục hành chính:
4.1. Yêu cầu đối với thủ tục hành chính:
Theo khoản 2 Điều 8
– Tên thủ tục hành chính;
– Trình tự thực hiện;
– Cách thức thực hiện;
– Thành phần, số lượng hồ sơ;
– Thời hạn giải quyết;
– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính;
– Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính;
– Trong một số trường hợp thủ tục hành chính phải có mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí.
Như vậy, một thủ tục hành chính phải đảm bảo đủ các nội dung nêu trên. Thủ tục hành chính càng được quy định rõ ràng, cụ thể bao nhiêu sẽ góp phần cải thiện môi trường kinh doanh cũng như đời sống nhân dân.
4.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính:
– Thứ nhất, thủ tục hành chính được điều chỉnh bằng quy phạm thủ tục:
Thủ tục hành chính chính là cơ sở pháp lý cho các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng của mình. Hệ thống quy phạm thủ tục là toàn bộ các quy tắc pháp lý quy định về trình tự. Trật tự thực hiện thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết công việc. Công việc nhà nước và thực hiện nghĩa vụ hành chính đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức và công dân. Các hoạt động quản lí diễn ra trong lĩnh vực nào được thực hiện theo thủ tục pháp luật quy định trong lĩnh vực đó. Quản lí hành chính nhà nước được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức xã hội, cá nhân được nhà nước trao quyền, trong đó quan trọng nhất phải kể đến các cơ quan hành chính, các cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.
– Thứ hai, thủ tục hành chính là trình tự thực hiện thẩm quyền trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước:
Thủ tục hành chính là cách thức, trình tự mà các cơ quan hành chính nhà nước áp dụng để giải quyết các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Trình tự này có thể từ dưới lên, từ cấp trên xuống cấp dưới mà cũng có những trình tự thực hiện song hành với nhau.
– Thứ ba, thủ tục hành chính rất đa dạng và phức tạp:
Tính đa dạng phức tạp được biểu hiện như sau:
+ Do nhiều cơ quan và công chức nhà nước cùng thực hiện.
+ Quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia mối quan hệ hành chính, trong đó bao gồm cả những công việc hành chính của Nhà nước và công dân.
+ Việc quy định thủ tục hành chính phải kết hợp với những khuôn mẫu ổn định tương đối và chặt chẽ với các biện pháp thích ứng cho từng loại công việc và từng loại đối tượng
+ Thực hiện chủ yếu ở công sở nhà nước, gắn liền với công tác văn thư và tổ chức ban hành, quản lý văn bản, giấy tờ.
+ Trong bối cảnh của quá trình hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay, các thủ tục hành chính có yếu tố nước ngoài cần phải phù hợp với thông lệ quốc tế.
– Thứ tư, thủ tục hành chính có tính năng động hơn so với các quy phạm nội dung của luật hành chính, đòi hỏi phải thay đổi nhanh hơn để thích ứng và phù hợp với nhu cầu thực tế của đời sống xã hội, của con người trong thời đại mới.
– Thứ năm, thủ tục hành chính có tính mềm dẻo, linh hoạt.
Hoạt động quản lí hành chính nhà nước vốn rất phong phú, đa dạng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nội dung và cách thức tiến hành từng hoạt động cụ thể chịu sự tác động của rắt nhiều yếu tố khác nhau như thẩm quyền, năng lực của chủ thể quản lí, đặc điểm của đối tượng quản lí, điều kiện, hoàn cảnh diễn ra hoạt động quản lí… Mỗi yếu tố đó lại chịu sự tác động đan xen phức tạp của rất nhiều yếu tố khác như: yếu tố kinh tế, chính tri, văn hóa – xã hội khiến cho hoạt động quản lí hành chính trở nên hết sức sống động và đa dạng. Thủ tục hành chính vối tính chất là cách thức tổ chức thực hiện các hoạt động quản lí đương nhiên phải linh hoạt, mềm dẻo thì mới có thể tạo nên quy trình hợp lí cho từng hoạt động quản lí cụ thể. Do vậy, không thể có một thủ tục hành chính duy nhất cho toàn bộ hoạt động quản lí hành chính nhà nước mà có rất nhiều thủ tục hành chính khác nhau. Thậm chí để giải quyết một loại công việc nhất định cũng có thể cần các thủ tục hành chính khác nhau. Việc định ra hai hay nhiều thủ tục để xử phạt vi phạm hành chính vừa đơn giản, thuận tiện cho người xử phạt và người bị xử phạt trong trường hợp có thể, vừa đảm bảo tính chặt chẽ, có cơ sở cho hoạt động xử phạt vi phạm hành chính.
Như vậy, qua các đặc điểm nêu trên của thủ tục hành chính, ta nhận thấy, thủ tục hành chính là yếu tố cần nhận thức đúng đắn giúp cho các nhà ban hành các quy định thủ tục hành chính ban hành các quy định phù hợp với thực tế khách quan và tiến trình phát triển kinh tế xã hội.
4.3. Ý nghĩa của thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước:
Thủ tục hành chính là bộ phận của thể chế hành chính ngày càng có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Nó có nhiều ý nghĩa đối với công tác quản lý nhà nước:
+ Thủ tục hành chính hết sức cần thiết để có nhận thức đúng đắn trong hoạt động quản lý nhà nước đặc biệt là trong tiến trình cải cách nền hành chính.
+ Là những tiêu chuẩn hành vi cho công dân và cán bộ, công chức, viên chức hành chính thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, bảo đảm sự hoạt động chặt chẽ, thuận lợi, đúng chức năng của bộ máy hành chính.
+ Các quyết định hành chính đảm bảo được đưa vào thực tế của đời sống xã hội.
+ Là công cụ điều hành cần thiết của tổ chức hành chính; góp phần vào quá trình xây dựng và triển khai luật pháp.
+ Là sự biểu hiện của trình độ văn hóa, mức độ văn minh của nền hành chính Việt Nam.