Khi một trong hai bên muốn thay đổi quyền nuôi con thì cần viết đơn đơn đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn nộp lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy, mẫu đơn đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn có nội dung như thế nào và được quy định ra sao?
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
- 4 4. Một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái:
1. Đơn đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn là gì?
Mẫu đơn đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn là văn bản được cá nhân sử dụng để đề nghị chủ thể có thẩm quyền (thông thường là Tòa án) xem xét sự việc và giải quyết tranh chấp về quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn giữa hai bên bố và mẹ của trẻ, đề nghị chủ thể có thẩm quyền thay đổi quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Mẫu đơn đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn có vai trò, ý nghĩa quan trọng và được sử dụng rất phổ biến trong thực tế.
Đơn đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn là mẫu đơn được lập ra để các cá nhân đề nghị với cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Mẫu nêu rõ thông tin tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc, thông tin người làm đơn, thông tin con chung, nội dung bản án đã có hiệu lực trước đó,… Sau khi lập biên bản, người làm đơn phải ký và ghi rõ họ tên sau đó nộp đơn lên cơ quan có thẩm quyền để được xem xét giải quyết.
2. Mẫu đơn đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————-
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU LY HÔN
Kính gửi:
Tên tôi là:………Sinh năm: ………
Nghề nghiệp:……..
Hộ khẩu thường trú:……..
Tạm trú:…….
Điện thoại liên hệ:…..
Tại bản án, quyết định:…….
tại:…… ngày…tháng…năm……….
của
Về phần con chung:……
Hiện con chung đang ở với anh (chị)…….
là…..trực tiếp nuôi dưỡng
Hộ khẩu thường trú:………
Tạm trú:……..
Điện thoại liên hệ:…….
Nhưng nay do hoàn cảnh của tôi:……..
Tôi đề nghị Tòa án giải quyết cho tôi được trực tiếp nuôi con chung là: ……….
Hà Nội, ngày……tháng……năm 200…
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
HỒ SƠ NỘP KÈM KHI THAY ĐỔI NGƯỜI NUÔI CON SAU LY HÔN
1/ Đơn xin ly hôn.
Phần hộ khẩu thường trú ghi đúng như trong hộ khẩu trường hợp có thây đổi về mặt thực tế thì có ghi đính chính kèm theo. Phần tạm trú (nơi ở) ghi rõ: số nhà, ngõ, phố, tổ, phường.
2/ Hộ khẩu thường trú (có công chứng)
3/ Trường hợp hộ khẩu thường trú và nơi tạm trú không phải ở cùng một chỗ thì phải có giấy tạm trú của Công an.
4/ Chứng minh thư nhân dân (công chứng)
5/ Bản án (Quyết định) của Tòa án (bản chính)
6/ Giấy khai sinh của con chung (bản sao)
7/
8/ Giấy xác nhận của công an nơi con chung và người trực tiếp nuôi dưỡng con chung đang trực tiếp sinh sống.
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là đơn đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin cơ quan tiếp nhận đơn.
+ Thông tin của người làm đơn.
+ Thông tin con chung.
+ Thông tin về người đang có quyền nuôi con.
+ Thông tin về hoàn cảnh của người đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con.
– Phần cuối biên bản:
+ Đề nghị giải quyết đơn đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con.
+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của người làm đơn.
4. Một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái:
4.1. Quy định về Bảo vệ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con:
Theo Điều 68
“1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ.
2. Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
3. Giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con được quy định tại Luật này, Luật nuôi con nuôi, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
4. Mọi thỏa thuận của cha mẹ, con liên quan đến quan hệ nhân thân, tài sản không được làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”
4.2. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ:
“1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”
4.3. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng có nội dung như sau:
Theo Điều 71
“1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.”
Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn có nội dung như sau:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Như vậy, theo quy định trên, con dưới 36 tháng tuổi thì mẹ sẽ là người trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, trừ khi hai bên thỏa thuận về việc ai sẽ là người nuôi con sau khi ly hôn.
4.4. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn có nội dung như sau:
“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.”
Theo quy định kể trên của bộ luật hôn nhân và gia đình 2014, sau khi con 3 tuổi, chồng bạn có quyền yêu cầu thay đổi quyền nuôi con khi đưa ra chứng cứ vợ không có đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc con. Khi giải quyết vấn đề về quyền nuôi con, Tòa án sẽ xem xét các điều kiện về mọi mặt của đời sống mà không chỉ xem xét vấn đề tài chính. Nếu bên người mẹ hoặc người bố có điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng tốt hơn, tạo cho con đời sống tốt đẹp về mọi mặt thì sẽ được quyền nuôi con.