Khi các cá nhân muốn gia hạn thêm thời gian để thực hiện đề tài luận án tiến sĩ thì cần viết đơn xin gia hạn thực hiện đề tài luận án tiến sĩ nộp lên ban giám hiệu nhà trường và phòng đào tạo sau đại học. Vậy, mẫu đơn xin gia hạn thực hiện đề tài luận án tiến sĩ được quy định ra sao và có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đơn xin gia hạn thực hiện đề tài luận án tiến sĩ là gì?
Để có được văn bằng tiến sĩ, ứng viên phải đạt hai điều kiện: kiến thức uyên bác, làm chủ kiến thức về một đề tài khoa học và phải mở rộng hay phát triển thêm tri thức về đề tài đó. Để làm chủ đề tài nghiên cứu, nghiên cứu sinh phải tìm đọc và cố gắng hiểu tất cả những gì đã viết hay công bố về đề tài đó. Chính vì thế, việc thực hiện đề tài luận án tiến sĩ có vai trò quan trọng trong thực tế. Khi có các lý do, nguyên nhân chính đáng các cá nhân có thể xin gia hạn thực hiện đề tài luận án tiến sĩ để đảm bảo được thời gian và chất lượng của đề tài.
Mẫu đơn xin gia hạn thực hiện đề tài luận án tiến sĩ là mẫu đơn được cá nhân lập ra và gửi tới ban giám hiệu nhà trường để xin gia hạn thêm thời gian thực hiện đề tài luận án tiến sĩ. Mẫu đơn nêu rõ thông tin người xin gia hạn, thông tin về đề tài luận án, thời gian xin gia hạn thêm, lý do xin gia hạn đề tài, các thông tin liên quan khác,… Sau khi hoàn thành việc lập biên bản người làm đơn cần ký, ghi rõ họ tên và cần phải có ý kiến của bộ môn, của ban chủ nhiệm khoa và xác nhận của phòng tài vụ kế toán.
2. Mẫu đơn xin gia hạn thực hiện đề tài luận án tiến sĩ:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
____________
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–
ĐƠN XIN GIA HẠN
Kính gửi: BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC……
Tên tôi là:………
Ngày sinh:……..
Nơi sinh:………
Cơ quan công tác:………
Điện thoại:…………. Email:…………
Tôi được Đại học ……..công nhận là nghiên cứu sinh được đào tạo tại Trường tại Quyết định số /SĐH ngày….tháng…..năm 20… của ………..
Hình thức đào tạo:………
Thời gian đào tạo:……….
Ngành:…….
Chuyên ngành:……….. Mã số:…….
Tên đề tài luận án:…….
1. Hướng dẫn chính:……..
Cơ quan công tác:……..
Điện thoại:……. Email:…….
2. Hướng dẫn phụ:……….
Cơ quan công tác:…….
Điện thoại: ……… Email:………
Theo quyết định số ngày tháng năm của…….
Theo Quy chế đào tạo Sau Đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội và Quyết định công nhận là nghiên cứu sinh, thời gian làm nghiên cứu sinh của tôi sẽ hết hạn vào tháng năm 20…….
(Lý do xin gia hạn, các văn bản liên quan kèm theo) ………
Trong quá trình thực hiện đề tài luận án tiến sĩ, tôi đã thực hiện được các công việc sau:
– Về việc thực hiện chương trình đào tạo tiến sĩ: ………
Về tiến độ thực hiện luận án: ………
Học phí và kinh phí hỗ trợ đào tạo đã đóng.
Học phí: …………..
Kinh phí hỗ trợ đào tạo: ……….
Vậy tôi làm đơn này xin Ban giám hiệu Trường cho phép tôi được gia hạn thời gian làm nghiên cứu sinh đến tháng……năm…… (……tháng).
Tôi xin cam đoan sẽ bảo vệ luận án tiến sĩ trong thời gian gia hạn nói trên và hoàn thiện các thủ tục bảo vệ cấp cơ sở luận án tiến sĩ trước ngày……tháng…..năm…..
Tôi xin cam đoan những điều trên đây là đúng sự thực, nếu được phép gia hạn học tập, tôi xin chấp hành đầy đủ mọi quy định hiện hành theo quy chế đào tạo sau đại học ở và các quy định của Trường.
Xin trân trọng cảm ơn.
………, ngày…tháng….năm….
Ý KIẾN CỦA TẬP THỂ HƯỚNG DẪN
Ý KIẾN CỦA BỘ MÔN
(Ký và ghi rõ họ, tên)
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG TÀI VỤ KẾ TOÁN
(Ký và ghi rõ họ, tên)
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ, tên)
Ý KIẾN CỦA BAN CHỦ NHIỆM KHOA
(Ký và ghi rõ họ, tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin gia hạn thực hiện đề tài luận án tiến sĩ:
– Phần mở đầu:
+ Tên trường đại học.
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là đơn xin gia hạn.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin nơi tiếp nhận đơn.
+ Thông tin người làm đơn.
+ Thông tin đề tài luận án.
+ Lý do xin gia hạn đề tài.
+ Kinh phí đào tạo.
+ Nội dung xin gia hạn đề tài.
– Phần cuối biên bản:
+ Cam kết của người làm đơn.
+ Ý kiến của tập thể người hướng dẫn.
+ Ký và ghi rõ họ, tên của bộ môn.
+ Ký và ghi rõ họ, tên của người làm đơn
+ Xác nhận của phòng tài vụ kế toán.
+ Ý kiến của ban chủ nhiệm khoa.
4. Một số quy định về đề tài luận án tiến sĩ.
4.1. Quyền và trách nhiệm của nghiên cứu sinh trong quá trình đào tạo:
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT quy định Quyền và trách nhiệm của nghiên cứu sinh trong quá trình đào tạo như sau:
– Thực hiện quyền và trách nhiệm theo quy định tại Điều 60, Điều 61
– Xây dựng và đề xuất kế hoạch học tập, nghiên cứu chi tiết từng năm trên cơ sở kế hoạch toàn khóa đã được phê duyệt tại quyết định công nhận nghiên cứu sinh, trong đó có kế hoạch làm việc và báo cáo với người hướng dẫn; thực hiện kế hoạch đã được người hướng dẫn và đơn vị chuyên môn thông qua; định kỳ 06 tháng báo cáo tiến độ và kết quả học tập, nghiên cứu cho đơn vị chuyên môn; đề xuất với người hướng dẫn và đơn vị chuyên môn về những thay đổi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
– Tham gia sinh hoạt khoa học tại đơn vị chuyên môn như một giảng viên trợ giảng, nghiên cứu viên cơ hữu; tham gia thực hiện các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu theo phân công của người hướng dẫn.
– Tuân thủ quy định của cơ sở đào tạo về liêm chính học thuật, bảo đảm kết quả công bố xuất phát từ nghiên cứu của cá nhân với sự hỗ trợ của người hướng dẫn; ghi nhận và trích dẫn đầy đủ sự tham gia của cá nhân, tập thể hoặc tổ chức khác (nếu có).
– Thực hiện quyền và trách nhiệm khác theo quy chế của cơ sở đào tạo.
4.2. Đánh giá luận án tại đơn vị chuyên môn:
Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT quy định đánh giá luận án tại đơn vị chuyên môn như sau:
1. Việc đánh giá luận án tại đơn vị chuyên môn được tổ chức khi nghiên cứu sinh đáp ứng đủ những yêu cầu sau và yêu cầu bổ sung của cơ sở đào tạo đối với từng chương trình đào tạo (nếu có):
– Đã hoàn thành các học phần trong chương trình đào tạo tiến sĩ;
– Có bản thảo luận án tiến sĩ được người hướng dẫn hoặc đồng hướng dẫn đồng ý đề xuất được đánh giá ở đơn vị chuyên môn;
– Là tác giả chính của báo cáo hội nghị khoa học, bài báo khoa học được công bố trong các ấn phẩm thuộc danh mục WoS/Scopus, hoặc chương sách tham khảo do các nhà xuất bản quốc tế có uy tín phát hành, hoặc bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước được Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định khung điểm đánh giá tới 0,75 điểm trở lên theo ngành đào tạo, hoặc sách chuyên khảo do các nhà xuất bản có uy tín trong nước và quốc tế phát hành; các công bố phải đạt tổng điểm từ 2,0 điểm trở lên tính theo điểm tối đa do Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định cho mỗi loại công trình (không chia điểm khi có đồng tác giả), có liên quan và đóng góp quan trọng cho kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án;
– Yêu cầu tại điểm c khoản này có thể được thay thế bằng minh chứng là tác giả hoặc đồng tác giả của: 01 kết quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ đã đăng ký và được cấp bằng độc quyền sáng chế quốc gia, quốc tế; hoặc 01 giải thưởng chính thức của cuộc thi quốc gia, quốc tế được công nhận bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với lĩnh vực nghệ thuật và nhóm ngành thể dục, thể thao; có liên quan và đóng góp quan trọng cho kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án.
2. Cơ sở đào tạo quy định chi tiết việc đánh giá luận án ở đơn vị chuyên môn bảo đảm đúng tính chất là sinh hoạt khoa học, hỗ trợ nghiên cứu sinh hoàn thiện luận án trước khi thực hiện quy trình phản biện độc lập và bảo vệ luận án tại Hội đồng đánh giá luận án của cơ sở đào tạo.
4.3. Phản biện độc lập luận án:
Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT quy định Phản biện độc lập luận án như sau:
1. Phản biện độc lập là quy trình bắt buộc trước khi luận án của nghiên cứu sinh được đưa ra bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án của cơ sở đào tạo. Chậm nhất không quá 06 tháng tính từ thời điểm nghiên cứu sinh hoàn thành thủ tục trình luận án sau khi đã được đơn vị chuyên môn thông qua, cơ sở đào tạo phải hoàn thành quy trình phản biện độc lập cho nghiên cứu sinh; riêng trường hợp phải thực hiện lấy ý kiến phản biện độc lập lần thứ hai theo quy định tại khoản 3 Điều này thì thời gian được kéo dài thêm tối đa 03 tháng.
2. Luận án của nghiên cứu sinh được gửi lấy ý kiến phản biện của 02 nhà khoa học hoặc chuyên gia không phải là cán bộ của cơ sở đào tạo, có chuyên môn phù hợp với đề tài luận án, đáp ứng tiêu chuẩn như đối với người hướng dẫn độc lập quy định tại Điều 5 của Quy chế này. Người phản biện độc lập không có lợi ích liên quan trực tiếp tới nghiên cứu sinh và người hướng dẫn; không có quan hệ cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con, anh, chị, em ruột với nghiên cứu sinh; không có liên hệ hợp tác, hỗ trợ trực tiếp nghiên cứu sinh về chuyên môn liên quan đến nội dung luận án và người hướng dẫn trong quá trình thực hiện luận án.
3. Việc phản biện độc lập phải đảm bảo khách quan và minh bạch. Ý kiến kết luận của người phản biện độc lập đối với luận án phải ghi rõ đồng ý hay không đồng ý về chuyên môn. Luận án được xác định là đạt quy trình phản biện độc lập khi được 02 người phản biện độc lập đồng ý. Nếu có 01 người phản biện không đồng ý, cơ sở đào tạo gửi luận án để lấy ý kiến của thêm 01 người phản biện độc lập khác làm căn cứ quyết định. Trong trường hợp 02 người phản biện độc lập không đồng ý về chất lượng chuyên môn của luận án, cơ sở đào tạo yêu cầu nghiên cứu sinh và người hướng dẫn chỉnh sửa, bổ sung luận án và triển khai quy trình gửi lấy ý kiến phản biện độc lập lần thứ hai. Không thực hiện lấy ý kiến phản biện độc lập lần thứ ba.
4. Thông tin về người phản biện độc lập được giữ kín đối với nghiên cứu sinh và người hướng dẫn. Người phản biện độc lập không tiếp xúc hoặc yêu cầu nghiên cứu sinh cung cấp thông tin, giải trình ý kiến phản biện. Mọi liên hệ với người phản biện trong quá trình phản biện độc lập thuộc trách nhiệm của cơ sở đào tạo. Những ý kiến giải trình của nghiên cứu sinh được gửi cho cơ sở đào tạo và trình bày tại buổi bảo vệ luận án.
5. Cơ sở đào tạo quy định cụ thể quy trình lựa chọn, gửi lấy ý kiến và xử lý ý kiến phản biện độc lập; việc bảo mật danh tính và thông tin cá nhân của người phản biện độc lập.