Để khiếu nại các hành vi của các cá nhân, hộ gia đình cùng khu dân cư thì các ca nhân phải viết đơn khiếu nại gửi lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy, mẫu đơn khiếu nại hàng xóm được quy định như thế nào và được quy định ra sao?
Mục lục bài viết
1. Đơn khiếu nại hàng xóm là gì?
Khi các cá nhân, hộ gia đình xem xét rằng hành vi của những cá nhân, tổ chức trong khu dân cư của mình có những hành vi trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì các cá nhân, tổ chức có thể viết đơn khiếu nại nộp lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi gửi đơn khiếu nại hàng xóm cần gửi kèm những bằng chứng, chứng cứ có thể chứng minh cho nội dung trình báo là đúng sự thật.
2. Mẫu đơn khiếu nại hàng xóm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–
…, ngày…..tháng….năm…..
ĐƠN KHIẾU NẠI
(V/v: Về hành vi ……. của gia đình ông ……..)
Căn cứ
Kính gửi: CÔNG AN XÃ/PHƯỜNG ……… (Đối với hành vi vi phạm trật tự, xã hội)
HOẶC ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ/PHƯỜNG …….. (Đối với khiếu nại về đất đai, dân sinh)
Tôi là: ……… sinh năm: ……
CMND số: …….cấp ngày ……….. tại ……
HKTT: ………
Chỗ ở hiện nay: ………
Tôi xin trình bày với quý cơ quan sự việc như sau: ………
Căn cứ ……… (cơ sở pháp lý khiếu nại), kính đề nghị quý cơ quan xem xét, giải quyết theo những yêu cầu sau:
-………
Tôi cam đoan toàn bộ nội dung trình bày nêu trên là sự thật, kính mong quý cơ quan nhanh chóng xem xét giải quyết, đảm bảo quyền và lợi ích của tôi và gia đình được bảo vệ.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn khiếu nại hàng xóm:
– Phần kính gửi: ghi rõ người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, theo quy định của
Tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
– Người khiếu nại: Phải ghi đầy đủ họ và tên địa chỉ của người khiếu nại.
– Đối tượng bị khiếu nại: là các cá nhân hàng xóm có hành vi vi phạm bị khiếu nại.
– Nội dung khiếu nại:
+ Căn cứ pháp lý.
+ Tóm tắt việc khiếu nại: ghi ngắn gọn, rõ ràng, trung thực diễn biến nội dung vụ việc khiếu nại.
+ Những quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm trực tiếp: phải ghi rõ quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính (như đã nêu ở trên) đã xâm phạm đến những quyền và lợi ích hợp pháp nào của mình.
– Những yêu cầu của người khiếu nại:
Những yêu cầu này phải xuất phát từ nội dung, những yêu cầu đó có thể là: khôi phục quyền và lợi ích, đòi bồi thường và mức độ bồi thường,…
– Cam kết của người khiếu nại:
Ghi những cam kết của người khiếu nại về nội dung đã trình bày trong đơn và tính chính xác của tài liệu kèm theo.
– Tài liệu gửi kèm theo đơn (nếu có): Bao gồm các quyết định, văn bản trả lời của cơ quan, ảnh, sơ đồ… có giá trị chứng minh cho nội dung khiếu nại; phải ghi theo thứ tự thời gian, trung thực, rõ ràng chính xác.
4. Một số quy định về giải quyết khiếu nại:
4.1. Thụ lý giải quyết khiếu nại:
Theo Điều 16 Nghị định 124/2020/NĐ-CP quy định nội dung như sau:
“1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền giải quyết mà không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 11 của Luật Khiếu nại thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc lần hai phải thụ lý giải quyết. Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung và cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại thì thụ lý khi trong đơn khiếu nại có đầy đủ chữ ký của những người khiếu nại và có văn bản cử người đại diện theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này. Trường hợp không thụ lý giải quyết thi phải nêu rõ lý do trong văn bản thông báo cho người khiếu nại.
2. Đối với khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thông báo việc thụ lý hoặc không thụ lý bằng văn bản đến người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến (nếu có) và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết. Đối với khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức thì văn bản thông báo việc thụ lý hoặc không thụ lý được gửi cho người khiếu nại. Trường hợp nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung và cử người đại diện để thực hiện việc khiếu nại thì văn bản thông báo việc thụ lý hoặc không thụ lý được gửi đến một trong số những người đại diện.
Thông báo việc thụ lý giải quyết khiếu nại thực hiện theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này. Thông báo việc không thụ lý giải quyết khiếu nại thực hiện theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này.”
4.2. Quy trình thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu tại cấp quận:
– Căn cứ pháp lý:
+ Luật Khiếu nại ngày 11/11/2011;
+ Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại;
+ Quyết định số 3164/QĐ-TTCP ngày 26/12/2017 của Tổng Thanh tra Chính phủ về việc công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ.
– Thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu tại cấp quận:
Bước 1: Tiếp nhận đơn khiếu nại
Nếu khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND cấp quận theo Điều 18 Luật Khiếu nại, người khiếu nại phải gửi đơn và các tài liệu liên quan (nếu có) cho cơ quan có thẩm quyền.
Bước 2: Thụ lý giải quyết khiếu nại
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, Chủ tịch UBND cấp quận thụ lý giải quyết và thông báo về việc thụ lý giải quyết cho người khiếu nại; trường hợp không thụ lý để giải quyết thì nêu rõ lý do.
Bước 3: Xác minh nội dung khiếu nại
Trong thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại Điều 28 Luật Khiếu nại, Chủ tịch UBND cấp quận có trách nhiệm:
+ Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay.
+ Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại.
Việc xác minh nội dung khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật Khiếu nại, Mục 2, chương II của
Bước 4: Tổ chức đối thoại
Đại diện UBND cấp huyện gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại, thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc gặp gỡ, đối thoại.
Khi đối thoại, đại diện UBND cấp huyện nêu rõ nội dung cần đối thoại; kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền phát biểu ý kiến, đưa ra những bằng chứng liên quan đến vụ việc khiếu nại và yêu cầu của mình.
Việc đối thoại được lập thành biên bản; biên bản ghi rõ ý kiến của những người tham gia; kết quả đối thoại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tham gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký, điểm chỉ xác nhận thì phải ghi rõ lý do, biên bản này được lưu vào hồ sơ vụ việc khiếu nại. Kết quả đối thoại Ià một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.
Bước 5: Ra quyết định giải quyết khiếu nại.
Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản trong thời hạn 3 ngày làm việc và gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan quản lý cấp trên.
– Cách thức thực hiện:
Gửi đơn trực tiếp tại Ban Tiếp công dân huyện hoặc qua dịch vụ bưu chính
– Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại.
+ Các tài liệu khác có liên quan.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
– Thời hạn giải quyết:
Theo Điều 28 Luật Khiếu nại: Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
– Đối tượng:
Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
– Yêu cầu, điều kiện:
Theo Điều 2, Điều 8 và Điều 11 Luật Khiếu nại có nội dung như sau:
1. Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại.
2. Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; trong trường hợp thông qua người đại diện để thực hiện việc khiếu nại thì người đại diện phải theo quy định tại Điều 12, Điều 16 Luật Khiếu nại.
3. Người khiếu nại phải làm đơn khiếu nại và gửi đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn, thời hiệu theo quy định của Luật Khiếu nại.
4. Việc khiếu nại chưa có quyết định giải quyết lần hai.
5. Việc khiếu nại chưa được tòa án thụ lý để giải quyết.